Với Soạn bài Tự đánh giá: Nắng trưa bồi hồi trang 84-88 Ngữ văn 6 bộ Cánh Diều giúp các em học sinh tham khảo để trả lời các câu hỏi và chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.
Bạn đang đọc: Soạn bài Tự đánh giá: Nắng trưa bồi hồi trang 84-88-ngữ văn 6 tập 2 CD
Tự đánh giá: Nắng trưa bồi hồi trang 84-88
Đọc văn bản Nắng trưa bồi hồi (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 84, 85, 86, 87) và trả lời các câu hỏi.
Câu 1. Văn bản “Nắng trưa bồi hồi” thuộc thể loại truyện gì?
A. Truyện đồng thoại
B. Truyện ngắn
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện cổ tích
Trả lời:
B. Truyện ngắn
Câu 2. Văn bản Nắng trưa bồi hồi viết về đề tài gì?
A. Thiên nhiên
B. Thời tiết
C. Gia đình
D. Bạn bè
Trả lời:
C. Gia đình
Câu 3. Văn bản Nắng trưa bồi hồi giống ba truyện đã học (Bức tranh của em gái tôi, Điều không tính trước và Chích bông ơi!) là đều tập trung ca ngợi điều gì?
A. Tài năng
B. Lòng nhân hậu
C. Tình bạn
D. Bảo vệ môi trường
Trả lời:
B. Lòng nhân hậu
Câu 4. Trong văn bản, câu nào sau đây là lời nhân vật?
A. Em định chạy sang nhà Vi chơi một lúc.
B. Thuỷ quay vào nhà.
C. Thế con phải làm gì ạ?
D. Ánh mắt của ba cười cười.
Trả lời:
C. Thế con phải làm gì ạ?
Câu 5. Trong văn bản, câu nào sau đây là lời người kể chuyện?
A. Con… thì con vẫn là con của má ạ!
B. Má con vất vả quá.
C. Má để con dắt xe ra…
D. Thuỷ tấm tức, chảy nước mắt.
Trả lời:
D. Thuỷ tấm tức, chảy nước mắt.
Câu 6. Ôi, ba! Thuỷ không ngờ. Ba thật là… tình cảm. Ba đã nói “hộ” cho má những điều mà má chưa nói với em… Thì ra… Em không còn bé nữa […] Như thế là má chưa già. Như thế là em đã lớn.
Các câu văn trên chủ yếu khắc hoạ nhân vật Thuỷ ở phương diện nào?
A. Hình dáng
B. Tâm trạng
C. Hành động
D. Ngôn ngữ
Trả lời:
B. Tâm trạng
Câu 7. Trong văn bản Nắng trưa bồi hồi, người kể chuyện là ai?
A. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
C. Người kể mang tên một nhân vật trong truyện
D. Người kế không tham gia vào câu chuyện
Trả lời:
D. Người kế không tham gia vào câu chuyện.
Câu 8. Câu nào sau đây có trạng ngữ?
A. Chiểu hôm qua, nhà có khách.
B. Nắng đổ chang chang.
C. Thuỷ không đi nữa.
D. Nắng trưa bồi hồi.
Trả lời:
A. Chiểu hôm qua, nhà có khách.
Câu 9. Phương án nào nêu đúng nhiệm vụ của trạng ngữ đã xác định được ở câu hỏi 8?
A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện
Trả lời:
A. Chỉ thời gian
Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 4 – 6 dòng) tóm tắt nội dung truyện Nắng trưa bồi hồi.
Trả lời:
Chiều hôm qua, cô Hoa ở Hội Phụ nữ đến hỏi thăm má Thủy nhưng má vắng nhà chỉ có Thủy ở nhà.
Thủy mời cô uống nước, cô bảo sẽ ngồi đợi má nên Thủy lại vào học bài. Má về biết chuyện nên đã trách em cư xử không đúng, nên ngồi tiếp chuyện và hỏi han không nên đẻ khách ngồi một mình. Thủy nghĩ rằng hành động của mình không sai, nên đã giận dỗi và nghĩ má ghét mình. Khi ba Thủy về nghe được câu chuyện từ má. Ba đã ngồi tâm sự với em. Thủy nhận ra mình là chỗ dựa của má khi ba vắng nhà. Nhận ra cả những lo toan, vất vả và tình yêu thương của má.
Thủy cảm thấy mình đã lớn và cần có trách nhiệm hơn, giúp đỡ ba má nhiều hơn công chuyện trong nhà.