Hướng dẫn Soạn những phát minh “tình cờ và bất ngờ sgk Ngữ Văn 6 tập 2 sách Cánh Diều ngắn gọn, dễ hiểu giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách.
Bạn đang đọc: Soạn những phát minh “tình cờ và bất ngờ Ngữ Văn 6 tập 2-ngữ văn 6 tập 2 CD
Qua bài soạn những phát minh “tình cờ và bất ngờ giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài học.
Bố cục: 2 phần
Phần 1: từ đầu đến “tốt đẹp hơn bao giờ hết”: giới thiệu vấn đề bàn luận
Phần 2: còn lại: chứng minh vấn đề bàn luận.
Mục Chuẩn bị
CÂU HỎI
a) Đọc trước văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” kết hợp với việc xem lại mục chuẩn bị ở bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng để trả lời các câu hỏi sau:
– Văn bản được in ở đâu? Ra đời vào năm nào?
– Văn bản thuật lại nội dung gì? Các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục,… có tác dụng gì?
– Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa gì?
b) Nêu lên một số phát minh của nhân loại mà em biết
ĐÁP ÁN CÁC CÂU HỎI TRÊN
a) Đáp án
- Văn bản được in trên trang khoahoc.tv, viết vào năm 1954.
- Văn bản thuật lại quá trình ra đời của một số vật dụng: đất nặn, giấy nhớ, que kem…
- Các yếu tố như nhan đề, sapo, đề mục có tác dụng giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính trong văn bản, đồng thời đó cũng là cách thu hút người đọc.
- Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa giúp người đọc hiểu về sự ra đời của các vật dụng dùng hằng ngày (giấy nhớ, đất nặn…).
b) Đáp án
Một số phát minh của nhân loại mà em biết:
- Bóng đèn: năm 1983, Thomas Edison lần đầu tiên phát hiện ra rằng, dòng điện có thể di chuyển trong chân không hoặc khí gas mà không cần dây. 10 năm sau, Lee De Forest đã phát minh ra bóng đèn hai cực. Nhiều năm sau, ông đã chế ra đèn khuếch đại. Tuy nhiên, bóng đèn của Forest rất đắt đỏ và không bền. Sau đó, nhờ những cố gắng không bao giờ bỏ cuộc của mình, Edison đã trở thành người cải tiến thành công và mang ánh sáng đèn điện ra với tầng lớp lao động.
Đọc hiểu
Trả lời Câu hỏi giữa bài trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 2
Câu 1
Theo em, từ “huyền thoại” được hiểu như thế nào?
Gợi ý:
- “Huyền Thoại”: Câu chuyện huyền hoặc hay dũng cảm của thời xa xưa. Huyền thoại còn được hiểu là nói về những người đã đạt thành tích vang dội, những người sáng tạo và khám phá ra những điều chưa ai làm được. Những việc làm của họ mang tính chất lịch sử, có ý nghĩa lớn lao đối với nhân loại.
Câu 2
Em hiểu như thế nào về các từ “vô tình” và “tình cờ”.
Gợi ý:
- Vô tình: có 2 nghĩa
- Khi nói về con người: vô tình là không có tình nghĩa, không có tình cảm, cảm xúc.
- Khi nói về hành động: không chủ định, không cố ý.
- Tình cờ: không có dự định, do ngẫu nhiên, vô tình gặp hoặc biết được.
Câu 3
Bố cục ở mỗi mục có gì giống nhau?
Gợi ý:
- Ở mỗi mục, bố cục đều giống nhau, bao gồm: nhà phát minh, mục đích ban đầu, quá trình phát minh và kết quả.
Câu 4
Thông tin mà các từ in đậm trong mỗi mục 1,2,3,4 muốn gửi tới người đọc là gì?
Gợi ý:
- Các từ in đậm trong mỗi mục 1,2,3,4 đều nêu các thông tin về nhà phát minh, mục đích của các nhà phát minh, quá trình phát minh và kết quả.
Câu 5
Đọc văn bản, nêu nguyên nhẫn, diễn biến và kết quả của mỗi phát minh?
Gợi ý:
- Các phát minh đều xuất phát từ những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Mỗi phát minh đều trải qua những quá trình khó khăn khi mà có những phát minh đã thất bại hàng nghìn lần. Nhưng chính nhờ tinh thần không bỏ cuộc của các nhà phát minh, đã có nhiều những phát minh đem lại kết quả tốt cho nhân loại.
Câu 6
Tác giả đã có dụng ý gì khi đưa các hình ảnh vào văn bản:
Gợi ý:
- Tác giả đưa các hình ảnh vào văn bản nhằm thu hút, tạo điểm nhấn lôi cuốn người đọc đồng thời minh chứng cho nội dung văn bản.
Trả lời câu hỏi cuối bài sgk Ngữ văn 6 tập 2
Câu 1 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Văn bản Những phát minh “tình cờ và tiến bộ”cho người đọc biết những thông tin gì? Nêu tác dụng của việc lặp lại các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản?
Gợi ý:
Văn bản Những phát minh “tình cờ và tiến bộ” cho người đọc biết những thông tin về:
- Nhà phát minh
- Mục đích
- Quá trình phát minh và kết quả đạt được
Việc lặp lại các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản có tác dụng: Giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính của văn bản một cách dễ dàng hơn và có thể so sánh các phát minh với nhau.
Câu 2 (trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Dựa vào văn bản, nêu nguyên nhân và kết quả của từng phát minh.
Gợi ý:
Đất nặn:
- Nguyên nhân: Do người dân không còn sử dụng đất sét để nấu và sưởi ấm mà thay vào đó họ dùng gas khiến công ty của ông có thể bị thua lỗ nặng. Vich-cơ đã nhớ về bài học chị dạy và ông đã sử dụng bột nhão mô phỏng độ dẻo của đất sét.
- Kết quả: Đất nặn đã trở thành một món đồ chơi của trẻ em và trở thành một đồ dùng không thể thiếu trong môn mỹ thuật.
Kem que:
- Nguyên nhân: Trong một lần đùa nghịch, Ép-pơ-xơn đã dùng chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau, sau đó đã bỏ quên chúng ở ngoài trời. Hôm sau, ông phát hiện một “que kẹo băng”.
- Kết quả: đánh dấu sự ra đời của kem que. Trở thành sản phẩm bán chạy nhất mùa hè
Lát khoai tây chiên:
- Trong một lần phục vụ khách hàng, Cram đã mất bình tĩnh khi khách liên tục trả lại món ăn và yêu cầu phải thái lát mỏng hơn, giòn hơn.
- Kết quả: trở thành món ăn vặt được yêu thích, nhất là đối với các bạn trẻ.
Giấy nhớ:
- Nguyên nhân: Trong phòng thí nghiệm, Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm nhưng không biết dùng vào việc gì. Chất dính đó có trọng lượng rất nhỏ và có thể dùng dán lại nhiều lần.
- Kết quả: Giấy nhớ ra đời, được phổ biến rộng rãi.
Câu 3 soạn những phát minh “tình cờ và bất ngờ (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”, “ Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng” và” Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng”. Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với văn bản đó như thế nào?
Gợi ý:
Sự khác nhau giữa văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” và hai văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng” và “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?”:
- Văn bản Những phát minh tình cờ và bất ngờ trình bày theo cách liệt kê các cặp thông tin theo từng đoạn: nhà phát minh, mục đích, diễn biến và kết quả.
- Văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”. “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?” Trình bày theo cách chỉ nguyên nhân – kết quả.
Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích của người viết. Đồng thời đáp ứng chuẩn thông tin nội dung của mỗi văn bản muốn cung cấp đến cho người đọc. Bởi mỗi văn bản cung cấp những thông tin khác nhau và mục đích khác nhau.
Câu 4 soạn những phát minh “tình cờ và bất ngờ (trang 102 sgk ngữ văn 6 tập 2)
Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản, em thích nhất phát minh nào? Vì sao?
Gợi ý:
- Trong số các phát minh trên, em thích nhất là phát minh giấy nhớ.
- Vì phát minh này giúp con người ghi nhớ công việc một cách dễ dàng. Giúp họ tránh quên đi những việc quan trọng trong công việc, học tập, …
Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn bài Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” sgk Ngữ Văn 6 tập 2 sách Cánh Diều. Hi vọng với cách hướng dẫn trên, các em sẽ chuẩn bị bài tốt nhất trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt!