Soạn văn bài Thực hành tiếng việt Ngữ văn 6 tập 2 trang 75 – 76- Bộ CD

Hướng dẫn soạn văn bài Thực hành tiếng việt Ngữ văn 6 trang 75 – 76 ngắn nhất, giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung bài học trước khi lên lớp.

Bạn đang đọc: Soạn văn bài Thực hành tiếng việt Ngữ văn 6 tập 2 trang 75 – 76- Bộ CD

Nội dung soạn văn thực hành tiếng Việt gợi ý trả lời câu hỏi trang 75 – 76 sgk Ngữ Văn 6 tập 2

Câu 1 Thực hành tiếng việt Ngữ văn 6 trang 75 – 76:

Trong những câu dưới câu, câu nào chứa cụm từ “ngày hôm nay” là trạng ngữ? Vì sao?

  • Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)
  • Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp (Hồ Chí Minh).

Gợi ý:

  • Cụm từ “ngày hôm nay” ở câu b là trạng ngữ. Vì nếu bỏ đi thì câu vẫn có nghĩa

Tôi / chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.

Trong đó: “Tôi” là chủ ngữ; “chỉ biết chúc các em….” là vị ngữ.

Câu 2:

Đọc truyện bức tranh của em gái tôi và tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian. Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó?

Gợi ý:

3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện: 

  • Hôm đó, chú tiến lê – họa sĩ, bạn thân của bố tôi –  đưa theo bé quỳnh đến chơi
  • Một hôm, tôi bắt gặp nó nhào một thứ bột gì đó đen sì
  • Một tuần sau, em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi

Tác dụng liên kết câu: 

  • Trạng ngữ “hôm đó”.
  • Tác dụng: Xác định khoảng thời gian chú Tiến Lê đến chơi.

Câu 3:

Lược bỏ các trạng ngữ trong các câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng gì sau khi bị thay đổi. Từ đó, nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu.

  1. Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng… (Tô Hoài)
  2. Đó, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của kiều phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (Tạ Duy Anh)
  3. Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi, má đạp xe đi về trên con đường ấy. (Phong Thu)

Gợi ý:

Sau khi lược bỏ các trạng ngữ trong câu, nghĩa của câu bị thay đổi. Người đọc sẽ không hiểu đúng nội dung câu văn muốn nói gì:

VD:

  1. Không xác định được thời gian khi nào “làng quê toàn màu vàng”
  2. Không thấy được sự liên kết trong câu và không xác định được vị trí chú bé

Tác dụng của trạng ngữ trong câu:

  • Bổ sung, nhấn mạnh, bổ nghĩa và giải thích cho chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
  • Thường dùng để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, địa điểm…nhằm giải thích nghĩa cho các tình huống thời gian, kết quả, nguyên nhân,…

Câu 4 Thực hành tiếng việt Ngữ văn 6:

So sánh vị trí của trạng ngữ và nêu lý do tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1, b1?

a1. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại (em bé thông minh).

a2. Nghe chuyện, vua lấy làm mừng. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.

b1. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Linh. Trước đền, những khóm đường bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quai xòe hoa.

b2. Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Linh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quai xòe hoa trước đền.

Gợi ý:

  • Tác giả sử dụng trạng ngữ ở câu a1, b1 vì trạng ngữ ở các câu này đặt trước các thành phần chính trong câu, bổ sung ý nghĩa cho câu., giúp người đọc hiểu rõ hơn nội dung ở phía sau.
  • Trạng ngữ ở câu a2, b2 đặt sau các thành phần chính trong câu, khiến người đọc không hiểu rõ được nội dung của câu.

Câu 5:

Chọn một trong hai đề sau và viết thành một đoạn văn:

  • Kể về một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian .
  • Trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ vị trí.

Gợi ý:

Truyện ngắn “Điều không tính trước” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về câu chuyện giữa ba cậu bé: nhân vật “tôi”, Nghi và Phước. Trong một trận bóng đá, do hai bên không công nhận bàn thắng của ai đã dẫn tới những ý định đánh nhau, trả đũa. Ở một ngã tư, sau khi bàn bạc kỹ lưỡng, nhân vật “tôi” và Phước đợi Nghi đi qua để báo thù. Nhưng chính sự ngây ngô, không để bụng của Nghi, thậm chí là làm “hòa” trước đã khiến nhân vật “tôi” và Phước bỏ ý định và cùng nhau đi xem phim, trở thành bạn bè. Thông qua truyện ngắn này, Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi đến cho người đọc thông điệp về một tình bạn chân thành và tuyệt đẹp.

Trạng ngữ chỉ vị trí: Ở một ngã tư

Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn bài Thực hành tiếng Việt sgk Ngữ Văn 6 tập 2 sách Cánh Diều ngắn gọn. Hy vọng với cách hướng dẫn trên, các em sễ dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách để từ đó hiểu rõ hơn nội dung bài học trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *