Sử dụng phân tích nhân tử giải hệ phương trình chứa căn – Lương Tuấn Đức

Tài liệu gồm 268 trang được biên soạn bởi thầy Lương Tuấn Đức trình bày một số phương pháp giải hệ phương trình chứa căn thức bằng phương pháp phân tích nhân tử, đây là dạng toán được bắt gặp nhiều trong chương trình Đại số 10 chương 3 và chương 4.

Bạn đang đọc: Sử dụng phân tích nhân tử giải hệ phương trình chứa căn – Lương Tuấn Đức

Tổng quan về nội dung tài liệu:
Phần 1. Sử dụng phương pháp biến đổi tương đương giải hệ phương trình chứa căn thức: Mở màn cho lớp hệ phương trình chứa căn thức sử dụng phép thế, cộng đại số, phân tích hằng đẳng thức, phân tích nhân tử không chứa căn (không sử dụng liên hợp) và phối hợp các kỹ năng này. Tuy nhiên đây là hệ phương trình chứa căn thức nên đòi hỏi độc giả đã nắm vững các phương pháp giải hệ phương trình cơ bản, hệ phương trình hữu tỷ và các phương pháp giải phương trình chứa căn nói chung.
+ Sử dụng phép thế và phép cộng đại số.
+ Khai thác bài toán nghiệm cố định.
+ Sử dụng phân tích nhân tử cơ bản (dạng đa thức).
+ Sử dụng hằng đẳng thức.
+ Tổng hợp các phép giải phương trình chứa căn.
+ Bài toán nhiều cách giải.

Phần 8. Kết hợp sử dụng phép thế, cộng đại số và ẩn phụ (tiếp theo) giải hệ phương trình chứa căn thức: Tài liệu chủ yếu giới thiệu đến quý bạn đọc lý thuyết giải hệ phương trình chứa căn ở cấp độ cao, trình bày chi tiết các thí dụ điển hình về hệ giải được nhờ sử dụng tổng hợp các phép thế, phép cộng đại số, đại lựợng liên hợp, sử dụng đồng bộ tính chất đơn điệu hàm số có chặn miền giá trị, các phép ước lượng – đánh giá – bất đẳng thức phần tiếp theo. Đây là nội dung có mức độ khó tương đối, đòi hỏi các bạn độc giả cần có kiến thức vững chắc về các phép giải phương trình chứa căn, kỹ năng biến đổi đại số và tư duy chiều sâu bất đẳng thức.
+ Phối hợp phép thế, cộng đại số và ẩn phụ.
+ Sử dụng tính chất đơn điệu hàm số.
+ Sử dụng kết hợp đánh giá – bất đẳng thức.
+ Tổng hợp các phép giải phương trình chứa căn.
+ Bài toán nhiều cách giải.

Kiến thức chuẩn bị khi đọc tài liệu:
1. Kỹ thuật nhân, chia đơn thức, đa thức, hằng đẳng thức, phân thức, căn thức, giá trị tuyệt đối.
2. Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
3. Nắm vững các phương pháp giải, biện luận phương trình bậc nhất, bậc hai, bậc cao.
4. Sử dụng thành thạo các ký hiệu toán học, logic (ký hiệu hội, tuyển, kéo theo, tương đương).
5. Kỹ năng giải hệ phương trình cơ bản và hệ phương trình đối xứng, hệ phương trình đồng bậc, hệ phương trình chứa căn thông thường.
6. Kỹ thuật đặt ẩn phụ, sử dụng đại lượng liên hợp, biến đổi tương đương.
7. Kiến thức nền tảng về uớc lượng – đánh giá, hàm số – đồ thị, bất đẳng thức – cực trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *