Việt Bắc là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu. Toàn tác phẩm là bài ca chia tay đầy yêu thương và lưu luyến. Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4 các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn tình cảm của tác giả với vùng đất Việt Bắc yêu mến.
Bạn đang đọc: Tài liệu chi tiết phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4 của nhà thơ Tố Hữu
Dưới đây là tài liệu phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4 mà các bạn học sinh lớp 12 cần sử dụng tham khảo cho bài làm văn của mình. Bằng khả năng sáng tạo và ngôn ngữ của mình, các bạn hãy vận dụng tài liệu một cách hiệu quả và độc đáo nhất nhé!
Mở bài
Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Quê ông ở làng Phù Lai (nay thuộc xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho nghèo nhưng có truyền thống văn chương. Do đó, từ thủa nhỏ, Tố Hữu đã được tiếp xúc và gẫn gũi với thơ phú, văn học.
Tố Hữu vừa là chiến sĩ, vừa là nghệ sĩ tiêu biểu trong nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Ông đồng thời còn là một chính trị gia lớn, có nhiều đóng góp và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Khi là một nhà thơ, Tố Hữu cũng hết lòng với tha ca. Qua những trang thơ của ông, độc giả thấy được những xúc cảm và tình yêu thương chan chứa với Cách mạng, với đất nước.
Sinh ravà lớn lên trong hoàn cảnh đất nước loạn li, nhà thơ Tố Hữu không chỉ có ý thức với trách nhiệm của một người con đất nước với sự nghiệp Cách mạng mà còn là một nhà thơ sáng tác lên những tác phẩm bất hỏ. Mỗi tác phẩm thơ ca của ông đầu thể hiện ý tưởng cách mạng sau sắc và tình yêu quê thương tha thiết. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông, truyền cảm hứng yêu nước cho người như bài Từ ấy.
Đặc biệt, Tố Hữu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả nhiều thế hệ với bài thơ Việt Bắc. Đây là tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh chia tay giữa cán bộ kháng chiến năm 1954 với nhân dân Việt Bắc. Đây là nơi quân kháng chiến đặt cơ quan đầu não để chống thực dân Pháp. Bài thơ là nỗi buồn chia ly sau 15 năm gắn bó nhưng cũng là những nỗi trăn trở của của tác giả và người dân khi đất nước đang đứng trước cuộc chiến tranh khốc liệt, mang tính quyết định sống còn.
Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4 của nhà thơ Tố Hữu, độc giả sẽ càng cảm nhận rõ mối thân tình quân dân giữa các chiến sĩ và bà con dân bản. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng cao quý, đáng trân trọng:
“- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”
Thân bài
Luận điểm 1: cuộc chia li đầy lưu luyến
Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4, độc giả không thể không nhớ tới hoàn cảnh ra đời của toàn tác phẩm. Theo như nhà thơ Tố Hữu chia sẻ, năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Miền Bắc được lặp lại hoà bình Bác Hồ, cùng đoàn cán bộ trung ương Đảng rời Việt Bắc để trở về Thủ đô Hà Nội. Sau 15 năm gắn bó, vào sinh ra tử, cùng ăn, cùng ngủ, cùng trải qua gian lao hoạn nạn, giờ đây phải nói lời chia tay. Trong không gian đầy sự luyến lưu nhớ nhung đó giữa các chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc, Tố Hữu đã xúc động viết nên những áng thơ bất hủ mang tên “Việt Bắc”.
Đặc biệt là những câu đầu của khổ 4 bài thơ, đã miêu tả sâu sắc tình cảm và tâm trọng của hai bên chiến sĩ và nhân dân.
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…”
Trong toàn bài, tác giả đều sử dụng hai đại từ xưng hô “ta” và “mình”. Ta là tương trưng cho các cán bộ chiến sĩ. Trong khi mình là người dân Việt Bắc. Ta với mình, mình với ta dù hai mà là một. Dù là hai co người khác nhau nhưng giờ đây dường như hòa thành một. Họ cảm nhận được tấm lòng của nhau. Dù sắp phải chia xa nhưng những người chiến sĩ vẫn mãi luôn một dạ một lòng chung thủy, hướng về ngườ dân Việt Bắc: “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh”. Lòng ta tức là lòng của người chiến sĩ vẫn mãi luôn dành chọn cho Việt Bắc và bà con dân bản những thứ tình cảm sâu đậm và biết ơn, trân quý nhất.
Vì mình và ta giờ đây dường như đã hòa thành môt nên cuộc chia tay đầy bịn rịn và lưu luyến đã thốt lên những câu thơ đầy day dứt “Mình đi, mình lại nhớ mình”. Không chỉ người đi nhớ mà người ở lại cũng nhớ nhung da diết và cuồng nhiệt. Ở đây, tác giả sử thêm hình ảnh so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” càng nhấn mạnh hơn tấm chân tình của bà con và người chiến sĩ. Đây là một hình ảnh đặc sắc, thường thấy trong câu da dao về tình mẹ “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ở đây, tác giả Tố Hữu sử dụng “nguồn” để nói về nơi bắt đầu của một dòng sông, con suối. Tác giả muốn nhấn mạnh thêm về mối tình cảm khăng khít của các chiến sĩ và bà con lúc nào cũng dạt dào và đong đầy, không lúc nào cạn khô. Cặp đối “bao nhiêu” và “bấy nhiêu”, “nguồn” và “nghĩa tình” là những hình ảnh ẩn dụ nhưng vẫn giúp độc giả cảm nhận rõ mối thâm tình không gì thay đổi được của bà con và chiến sĩ Cách mạng.
Luận điểm 2: nỗi nhớ da diết, tha thiết của người đi lẫn người ở
Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4 tới đây, độc giả cảm nhận mỗi lúc một rõ hơn sự xao xuyến bồi trong tâm hồn cả người ở lẫn người đi trong buổi phân li. Chỉ là quân và dân thôi mà tình cảm còn thắm thiết, đến nỗi tác giả phải ví nỗi nhớ ấy như nỗi nhớ người yêu. Nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật so sánh khá thú vị và độc đáo. Ông ví tình quân dân như tình yêu đôi lứa, vừa cháy bỏng, vừa nồng nàn vừa rạo rực đầy khát khao, dâng trào:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương”
Kèm theo nỗi nhớ như nhớ người yêu đó là khung cảnh lãng mạn đẹp đẽ của núi rừng Việt Bắc. Ánh trăng vắt vẻo trên đầu núi, ráng chiều trải dài lưng nương. Một khung cảnh thật yên bình, thật thanh thản và đầy mộng mơ. Người thì nghĩa tình như thế, cảnh cũng đong đầy tình như thế, nói sao không nhớ, không yêu mãnh liệt.
Không chỉ nhớ dáng vẻ bóng hình, nhớ quang cảnh thiên nhiên nơi đây, người ra đi tức là người chiến sĩ còn sẽ không bao giờ quên cuộc sống sinh hoat thường ngày cùng bà con dân bản. Những khoảnh khắc cùng nhau nấu bữa tối, cảm nhận rõ khói bế bay ra từ các ông bếp. Rồi giây phút ngồi bên nhau bên ánh lửa bập bùng để giao lưu, ca hát và kể chuyện. Tất cả những khoảng khắc hạnh phúc đó, sẽ mãi lưu trong trái tim và tâm trí của người chiến sĩ khi về xuôi:
“Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”
Các chiến sĩ hay chính là nhà thơ sẽ nhớ mãi và khắc sâu những thứ thân thuộc gắn bó trông suốt 15 năm qua. Ngoài nương lúa khói bếp, rừng nứa, bờ tre, tác giả còn nhớ đến những đia điểm nổi tiếng gắn bó với lịch như “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê” (suối Lê ở đây tức là suối Lê _ Nin).
Có thể nói, toàn bộ những câu thơ trên là nỗi nhớ dâng trào trong tâm khảm của mỗi chiến sĩ trong buổi phân li. Trong giây bịn rịn ấy, bao nhiêu ký ức ngọt ngào kỷ niệm về nơi đây cứ hiện diện nguyên hình như một thước phim quay chậm, càng khiến cho các chiến sĩ càng lưu luyến và chẳng muốn rời đi.
Để rồi cuối cùng, khổ 4 bài thơ khép lại với cách xưng hô mình và ta đầy thân thương và yêu dấu:
“Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi…”
Tác giả sử dụng hình ảnh “Đắng cay ngọt bùi” là hình ảnh quen thuộc trong cao dao tục ngữ nói về những khó khăn vất vả của một đời người. Tác giả khẳng định, người đi người sẽ nhớ những tháng ngày cùng người ở trải qua biết bao nỗi gian truân vất vả. Đó là những tháng ngày vào sinh ra tử. Cùng nhau chia củ sắn bùi, cùng nhau chung manh áo rách. Cùng nhau chiến đấu cùng nhau hy sinh.
Mình và ta là lối dùng vẫn thường thấy trong ca dao dân ca. Với cách dùng này, tác giả Tố Hữu đã giúp tác phẩm trở nên thật gần gũi. Nó như là lối đối đáp giao duyên trong giao duyên, giúp tác phẩm càng đậm đạ nét đẹp truyền thống dân tộc.
Kết bài
Quả thực, bài thơ Việt Bắc là một khúc tình ca về tình cảm quân dân trong những kháng chiến. Đó là bản tình ca Cách mạng trong trẻo mà vô cùng cao quý. Đó là thứ ân tình, nghĩ tình sâu nặng giữa các chiến sĩ và bà con nhân dân mà không phải ở đâu hay thời đại nào cũng có được.
Phân tích bài thơ Việt Bắc khổ 4, các bạn càng cảm nhận rõ hơn thứ tình cảm sâu nặng tha thiết và cảnh chia ly đầy lưu luyến ấy. Thứ tình cảm ấy được vun đắp từ những gian khổ và chắc chắn sẽ bền vững và trường tồn mãi với thời gian. Bởi với các chiến sĩ, tình cảm đó như là mối tình với người thương, là mối tình không chỉ bị ảnh hưởng bởi con người mà còn vương vấn, bao phủ lên cả đất trời, khung cảnh thiên nhiên.
Với thể thơ lục bát kết hợp với những biện pháp nghệ thuật đối đáp giao duyên và vận dụng những hình ảnh ca dao tục ngữ, tác giả đã làm tăng thêm tính dân tộc trong tác phẩm. Nhờ thế mà bài thơ Việt Bắc dễ đi vào lòng người, giúp độc giả dễ hiểu và dễ thuộc.