Tài liệu chi tiết phân tích khổ 2 bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Mùa thu luôn luôn là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác vô tận của các thi nhân. Phân tích khổi 2 bài Sang thu của tác gia Hữu Thỉnh sẽ lần nữa giúp các bạn thêm yêu, thêm thấm vẻ đẹp của mùa thu.

Bạn đang đọc: Tài liệu chi tiết phân tích khổ 2 bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Dưới đây là tài liệu phân tích khổ 2 bài Sang thu của thi nhân Hữu Thỉnh trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Các bạn hãy vận dụng vào bài làm văn của mình sao cho hiệu quả và sáng tạo nhất nhé!

Mở bài chi tiết phân tích khổ 2

Mùa thu đã đi vào thơ ca như một tự nhiên vốn có. Nhà thơ Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu yên bình, êm ả ở một làng quê. Tác giả Xuân Diệu gắn liền tên tuổi với những bài thơ thu lãng mạn như tình cảm, hình ảnh của các thiếu nữ thanh xuân. Nguyễn Khoa Điềm thì có những bài thơ thu đổi thay của đất nước. Còn với Hữu Thỉnh là một bài Sang thu rất mới lạ và độc đáo. Thu trong thơ Hữu Thỉnh chưa hẳn thu mà chỉ mới “sang thu”.  Bài thơ chỉ vẻn vẹn 3 khổ nhưng mỗi khổ lại mang đến một sắc thái khắc biệt. Đặc biệt là khổ 2 của bài thơ.

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Đi vào phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu chi tiết, các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp thú vị và đặc sắc của thời khắc khi đât trời chuyển mùa từ hạ sang thu.

Phân thân bài chi tiết phân tích khổ 2 bài Sang thu

Luận điểm 1: khái quát tác giả và tác phẩm

Nhà thơ Hữu Thỉnh có quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông là thi sĩ có nhiều bài viết hay và đặc sắc về mùa thu và cuộc sống của con người ở vùng thôn quê yên bình. Ông bắt đầu viết thơ sau khi đi bộ đội và trở thành cán bộ tuyên huấn văn hóa trong quân ngũ. Tác giả Hữu Thỉnh được độc giả biết đến với nhiều bài thơ thu nổi tiếng. Trong đó, tác phẩm “Sang thu” được ông viết năm 1977, sau khi đất nước mới hoàn toàn giải phóng. Tác phẩm được in trong tập thơ “Từ chiến hào đến thành phố”.

Toàn bộ bài thơ là mạch cảm xúc hết sức tự nhiên của tác giả. Ông đi từ bâng khuâng, ngỡ ngàng trước những bước chuyển giao mùa của thiên nhiên cho đến nhữn sự mê sau trước vẻ đẹp của đất trời khi sang thu. Qua đó, tác giả gửi gắm những tâm sư, suy nghĩ về con người qua cảnh sắc thiên nhiên. Bài thơ gồm 3 phần gắn liền với 3 khổ. Nếu khổ 1 là sự ngạc nhiên, bất ngờ của thi sĩ trước vẻ đẹp của đất trời trước thời khắc giao mùa, thì khổ 2 là những cảm nhận tinh tế của tác giả trước bước chuyển của mùa thu. Còn khổ 3 là suy ngẫm về cuộc đời con người trước sự biến chuyển âm thầm của tạo vật khi chớm thu.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Luận điểm 2: phân tích hai câu thơ đầu

Cũng như bao bài thơ thu khác, hình ảnh sông nước và chim ca không thể thiếu trong bức họa mùa thu. Nếu như Nguyễn Khuyến miêu tả “ao thu lạnh lẽo nước trong veo”, hay dòng nước trong mùa thu của Xuân Quỳnh thì mênh mang, dòng sông trong thu của Xuân Diệu thì vắng vẻ bởi không còn chuyến đò sang sông, thì thu ở Hữu Thỉnh lại là “được lúc dềnh dàng”. Cụm từ láy “dềnh dàng” mang đến cho độc giả cảm giác dòng nước trên sông đang chảy trôi một cách chậm rãi, từ tốn. Dường như dòng sông ấy đang nghỉ ngơi sau những ngày hè nóng bức hãy cơn bão hè vừa mới đi qua.

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Nhưng đối lập với hình ảnh dòng sông thảnh thơi đó là đàn chim đang bắt đầu bay vội vã di cư về nơi ấm áp. Có vẻ như dòng sông đang nằm im nhìn ngắm từng đàn chim đang đua nhau bay nhanh về phương Nam tránh rét. Đến đây, ta cũng chợt nhớ tớ câu thơ hình ảnh chim bay trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu. “Mây vẩn từng không, chim bay đi/ Khí trời u uất hận chia ly”. Mùa thu có thể nói là mùa bắt đầu di cư của các loài chim. Nhìn thấy sông chậm trôi, đàn chim vội vàng bay đi là biết ngay mùa thu đang tới. Hai từ láy “dềnh dàng” và “vội vàng” đã giúp khoảnh khắc sang thu trở nên thật sống động và rõ nét. Câu thơ ngắn, nhưng đủ để độc giả cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của thiên nhiên.

Luận điểm 3: phân tích hai câu thơ tiếp theo

“Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Trong những bức tranh thu, không thể thiếu những áng may và bầu trời. Nếu như trong thơ Nguyễn Khuyến, bầu trời thu là một màu xanh ngắt với tầng mây lơ lửng “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”- Thu điếu; “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”- Thu ẩm; “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”- Thu vinh; Trong Nguyễn Đình Thi là bầu trời thu thay áo mới “Trời thu thay áo mới/Trong biếc nói cười thiết tha!”, với niềm vui phơi phới khi đất nước giải phóng. Thì trong thơ Xuân Diệu, “Mây vẩn từng không, chim bay đi/ Khí trời u uất hận chia ly”, xuất hiện một mùa thu đầy ua uất với nỗi buồn chia ly, phân tán. Ngay cả đám mây, lẫn khí trời đều thấm đượm sự buồn thương, sầu thảm. Đó là những hình ảnh thường thấy cũng như tâm trạng thường có của thi sĩ mỗi khi chứng kiến mùa thu sang. Nhưng với nhà thơ Hữu Thỉnh lại khác. Thu của ông lúc này chưa hẳn đã thu mà nang ở giữa lưng chừng. Hình ảnh đám mây trong thu của nhà thơ là đám mây mùa hạ, đang nằm vắt mình một nửa sang thu. Đó là một hình giúp độc giả nhận ra đất trời thiên nhiên đang níu kéo luyến lưu mùa hạ. Khoảnh khắc đẹp đẽ, diệu kỳ này của thiên nhiên không phải ai cũng có thể nhận ra. Phải thật sự tinh tế lắm, quan sát kỹ lắm, để ý nhiều lắm, nhà thơ Hữu Thỉnh mới phát hiện ra “đám mây” vắt vẻo như thế giữa bầu trời mùa hạ với mùa thu. Đó là một hình ảnh đám mây không còn bỏng rát, đầy nắng và gay gắt của hè nữa, nhưng nó cũng chưa đủ sự dịu dành, thanh thoát nhẹ nhàng của mùa thu. Thật là một xúc cảm khó tả thành lời!. Dường như đó cũng là tâm trạng của nhà thơ. Đức trước cảnh thu chuẩn bị sang, lòng ông có chút ngổn ngang vương bấn. Thi nhân như vẫn đang nuối tiếc mùa hạ nhưng ông cũng mong ngóng đến mùa thu. Dường như ông nhớ tới những tháng năm kháng chiến trường kỳ bên đồng đội, để rồi mong ước khát vọng tới ngày toàn đất nước thống nhất. Đó là mùa thu của niềm hạnh phúc, thu của độc lập tự do và hòa bình.

Phân tích khổ 2 bài thơ Sang thu, độc giả không khỏi xúc động trước sự tinh tế và xúc cảm nhạy cảm của nhà thơ. Đặc biệt với cụm từ “vắt nửa mình”, đã được tác giả sử dụng vô cùng độc đáo. Người ta thường dùng từ này để miêu tả ai đó đang nằm vắt nẻo trên một cái gì đó, hoặc là hành động con người “vắt” cái gì lên dây phơi. Ấy thế nhưng, ở đây, thi sĩ Hữu Thỉnh lại dùng cho đám mây. Ông đã hô biến “đám mây” vô thức thành con người có suy nghĩ. Hình ảnh này giúp người độc nhận ra thiên nhiên cũng như con người, cũng có tâm trạng, cũng có những xúc cảm riêng. Mùa hạ có vẻ đẹp riêng của mùa hạ. Thế nên, trước khi nhường bước cho mùa thu, những đám mây mùa hạ không hẳn đã vội vàng nhường luôn mà vấn vương, lưu luyến một chút để rồi “vắt một nửa sang thu”. Có lẽ đọc xem những câu thơ của nhà thơ Hữu Thỉnh, không ít độc giả phải chạy ra ngoài và ngước lên nhìn bầu trời xem đám mây hạ khi vắt sang thu như thế nào. Quả là một hình ảnh quá độc đáo và ấn tượng.

Kết bài chi tiết phân tích khổ 2 bài Sang thu

Có thể thấy, cả bài thơ là một xúc cảm dâng trào của nhà thơ trước sự cựa mình của thiên nhiên. Nếu khổ 1, tác giả cho độc giả thấy bức tranh thu sang với mùi hương ổi, với sương với gió nhẹ thì sang đến khổ hai, là những hình ảnh, thực thể thấy rõ hơn cảm nhận rõ hơn. Nếu khổ 1 ông mới đoán chừng, ước lượng dường như thu đang về qua những tạo vật mơ hồ, thì đến khổ hai, bước chuyển ấy đã rõ nét hơn, cạn kề hơn. Để rồi đến khổ cuối, nhà thơ tiếp tục cho độc giả thấy những dấu hiệu dần tắt của mùa hè, và khi đó cũng là mùa thu bắt đầu sang.

Phân tích khổ 2 bài Sang thu, độc giả cảm nhận rõ rệt tài năng sử dụng ngôn từ và thơ ca phong phú của tác giả. Chỉ với những câu thơ ngắn gọn và súc tích nhưng ông đã mang đến một bức tranh thu sang thật mới lạ và không lẫn vào bất kỳ mùa thu nào khác của các nhà thơ khác. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm và óc quan quan tinh tế đến nhường nào, nhà thơ mới có thể thấu cảm được bước chuyển mình âm thầm, lặng lẽ ấy của đất trời. Nhờ có những phát hiện lý thú của ông mà độc giả mới biết thêm một khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp và kỳ diệu. Khổ thơ hai, tác giả không chỉ sử dụng nghệ thuật từ láy ấn tượng mà còn là hình ảnh nhân hóa, liên tưởng. Cách dùng của ông không quá phô trương, không quá đao to búa lớn nhưng vẫn đủ để độc giả cảm nhận được suy nghĩ, tâm tư của thiên nhiên.

Qua đây, độc giả cũng cảm nhận được những thông điệp, suy tư của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời. Nhà thơ thật sự là một người rất yêu thiên nhiên. Ông đã dành cho thiên nhiên những mỹ từ dung dị nhưng lại chất như nước cất như vậy. Cũng qua bài thơ, ông gửi gắm chiêm nghiệm về cuộc đời con người. Đó là mỗi mùa thu sang là con người thêm một tuổi. Vì thế, con người cũng như đất trời, sẽ nuối tiếc, lưu luyến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân tươi đẹp trong những nắng hạ để bắt đầu một mùa thu mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *