Dưới đây là tài liệu mẫu phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong chương trình Ngữ văn 9. Các bạn học sinh nào đang cần tìm kiếm bài mẫu để tham khảo thì có thể sử dụng tài liệu này. Tuy nhiên các bạn luôn nhớ hãy vận dụng một cách sáng tạo và khoa học nhé!
Bạn đang đọc: Tài liệu mẫu phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, độc giả như đang được xem bộ phim cổ trang kinh điển đầy hấp dẫn. Đó chính là cảnh tượng anh hùng cứu mỹ nhân vô cùng đặc sắc và nhân văn.
Chi tiết mở bài phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Trước khi phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, chúng ta cần khái quát qua về tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822 và mất năm 1888. Ông sinh ra và lớn lên trong gia đình nho học. Là một người ham học, nhân nghĩa, chính trực nhưng ông lại có cuộc đời bất hạnh. Ông phải bỏ thi về chịu tang mẹ, rồi bị đau mắt đến bị mù. Nhưng không chịu khuất phục trước số phận, ông đã về quê mở trường học và và bốc thuốc thuốc chữa bệnh cứu người. Ông vừa sáng tác những bài thơ hay nhân văn nên người đời gọi ông là Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh. Không những thế, ông còn tích cực tham gia bàn mưu tính kế kháng chiến chống Pháp. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cụ thể như truyện Lục Vân Tiên, Dương Tử và Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đá…. Những sáng tác này chủ yếu bằng chữ Nôm.
Những tác phẩm của ông đều chứa đựng nội dung đạo đức, nhân nghĩa, mang tinh thần của đạo Nho nhưng lại rất đậm đà tính truyền thống dân tộc. Các nhân vật lý tưởng trong tác phẩm của ông đều là những con người ngay thẳng, trượng nghĩa, nhân hậy và thủy chung. Họ đều là những anh hùng, kiên trung dám đấu tranh với các thế lực hung bạo để cứu nhân độ thế. Qua thơ văn ông, độc giả cũng cảm nhận được lòng yêu nước thương dân và sự khích lệ dân chúng đứng lên chống giặc.
Nhắc đến Nguyễn Đình Chiểu là nhắc tới tác phẩm truyện Lục Vân Tiên, giống như Nguyễn Du gắn liền với truyện Kiều vậy. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Phần thân bài chi tiết
Luận điểm 1: Đầu tiên là Lục Vân Tiên cùng hành động đánh cướp
Mở đầu bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là cảnh chàng Lục gặp bọn cướp đang hoành hành, chặn cướp một đoàn người. Thấy việc chướng ta gai mắt, Vân Tiên không chỉ nói mà liền ra tay hành động:
“Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”
Chàng một mình bị bủa vây tứ phía là bọn cướp hung bạo. Nhưng chàng không hề run sợ. Vân Tiên nhanh trí ghé lại bên đường để bẻ gậy làm vũ khí. Chàng Lục vừa đánh vừa quát vào mặt lũ sâu bọ. Chàng thẳng thừng phê phán hành động sai trái của lũ cướp. Điều này cũng là minh chứng cho quan điểm sống đầy trượng nghĩa và cao đẹp của chàng Lục. Giữa đường gặp chuyện bất bình, dù không quen biết, chàng vẫn sẵn sàng xả thân hy sinh để ra tay cứu giúp. Vân Tiên có hành động mạnh mẽ, dứt khoát được tác giả Nguyễn Đình Chiểu so sánh với người anh hùng Triệu Tử khi đã một mình phá vòng Đương Dương. Đó cũng là một vị anh hùng hảo hán, trượng nghĩa và khí phách của thời Tam Quốc. Vì thế, trước võ nghệ điêu luyện và sức mạnh phi thường của Vân Tiên, bọn giặc đã bị đánh cho tan tác. Điều này có thể minh chứng cho một chân lý đó là những việc nhân nghĩa, lẽ phải luôn chiến thắng trước những điều ác, điều xấu. Có thể nói, Lục Vân Tiên là đại diện cho cái thiện, là hình tượng người anh hùng hảo hán, luôn bênh vực bảo vệ kẻ yếu và diệt trừ gian ác cho những người thấp cổ bé họng, cho nhân dân lao động.
Luận điểm 2: Cảnh Lục Vân Tiên trò chuyện cùng Kiều Nguyệt Nga
Sau khi diệt xong lũ lâu la, Vân Tiên động lòng xót thương khi nghe thấy tiếng người khóc than trong kiệu. Vân Tiên đã ân cần an ủi, hỏi han. Chàng không vội vàng vồ vập tới bắt chuyện với người thiếu nữ.
“Vân Tiên nghe nói động lòng,
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.
Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
Tiểu thư con gái nhà ai,
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ”
Phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, đến đây, độc giả có thể thấy Vân Tiên không chỉ là một anh hùng có tài võ nghệ mà còn là một người biết cư xử, tế nhị và vô cùng tôn trọng phái nữ. Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng muốn được gặp mặt để lạy tạ ơn, thì chàng vội vàng nói. Khoan khoan, nàng là phận gái ta là phận trai. Điều này thực sự là một hành động nho nhã của một đấng anh hùng hết mực trang nhã, anh minh. Khi Nguyệt Nga kể rõ sự tình, và mong muốn được mời chàng Lục về nhà để tạ ơn thì Vân Tiên liền vội từ chối. Chàng không nhận lạy tạ, cũng không nhận trâm vàng của Nguyệt Nga, mà chàng nói rằng việc mình giúp đỡ là việc nên làm. Đó là bổn phẩn, là lẽ tự nhiên mà mỗi người cần làm. Bởi nếu làm việc nghĩa mà chỉ mong ngóng việc trả ơn thì đó không còn là làm người, là người anh hùng nữa.
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Này đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Luận điểm 3:Phân tích qua hình ảnh Kiều Nguyệt Nga.
Qua miêu tả của tác giả Nguyễn Đình Chiểu thì Kiều Nguyệt Nga là con gái của một quan tri phủ. Nàng là một người hết sức nết na, xinh đẹp và có học thức. Bởi thế, nàng rất thận trọng và khiêm nhường khi xưng hô, trò chuyện với chàng Lục. Nàng thưa gửi rõ ràng, nàng cũng nói năng hết sức mực thức và dịu dàng. Biết có người cứu mình, ơn cứu mạng đấy rất lớn nên Nguyệt Nga rất trăn trở tìm cách để trả ơn Vân Tiên sao cho hợp tình hợp nghĩa.
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa:
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền không có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Cảm mến trước tấm lòng trượng nghĩa và nhân phẩm cao quý của chàng Lục, Nguyệt Nga đã nguyệt gắn bó đời mình với Vân Tiên. Thông qua những chi tiết của giữa cuộc trò chuyện của Vân Tiên và Nguyệt Nga, có thể nàng là một người sống có tình có nghĩa, hiếu đạo lý làm người.
Kiều Nguyệt Nga không chỉ là một nữ nhi nết na, xinh đẹp, học thức mà còn là một người con rất hiểu thảo. Sở dĩ, nàng gặp phải cảnh cướp đường là vì đang trên đường về quê theo lời cha để yên bề gia thất. Dù đường xa vạn dặm, nhưng vì phận làm con, không dám cãi cha nên nàng đã lên đường tới chỗ cha. Mặc dù nàng biết cũng sẽ có hiểm nguy nhưng vì không nỡ để cha mẹ lo lắng nên Nguyệt Nga đã cùng giai nhân.
“Quê nhà ở quận Tây Xuyên,
Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.
Sai quân đem bức thư về,
Rước tôi qua đó định bề nghi gia.
Làm con đâu dám cãi cha,
Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành!”.
Thông qua nhân vật Nguyệt Nga, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi vẻ đẹp trong phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Đó là những người dù là phận yếu đào tơ nhưng luôn biết lễ nghĩa, công dung ngôn hạnh. Đồng thời, chủ tớ Nguyệt Nga trong hoàn cảnh này cũng đại diện cho tầng lớp nhân dân lao động yếu thế.
Luận điểm 4: Những nét nghệ thuật đặc sắc
Càng phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, độc giả càng thấy rõ tài năng khắc hoạt nhân vật của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Qua cử chỉ, hành động và lời nói, tác giả đã làm nổi bật lên nhân phẩm của hai nhân vật chính. Bằng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị và đậm đà bản sắc Nam Bộ, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên bức tranh anh hùng cứu mỹ nhân vô cùng sống động, và chân thực. Mỗi hình ảnh, câu thơ giống như những thước phim cổ trang quay chậm. Kết hợp với ngôn ngữ kể chuyện uyển chuyển, tự nhiên đã làm nên thành công của tác phẩm truyện thơ. Với thể loại thơ này, tác giả đã sử dụng nhiều hành động, đối thoại, dù không khắc họa ngoại hình nội tâm nhưng vẫn lột tả được vẻ đẹp nhân phẩm của nhân vật.
Phần kết bài chi tiết phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Phân tích bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, độc giả thực sự như đang xem một bộ phim kiếm hiệp. Với câu chuyện gay cấn và hấp dẫn, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã gửi gắm một thông điệp vô cùng nhân văn và nhân nghĩa. Đoạn trích là đã rất thành công khi khắc hoạt một cách sống động, chân thực và rõ nét về người anh hùng Lục Vân Tiên trượng nghĩa, háo hán. Đó cũng là khát vọng về một xã hội có những người anh hùng sẽ đứng ra bảo vệ kẻ yếu, xã hội ấy sẽ không còn bất công, khi cái thiện điều tốt chiến thắng cái ác, điều xấu, diệ trừ bọn tham bạo, giúp người dân lao động có cuộc sống yên bình. Đồng thời qua đoạn trích cũng nói lên hình mẫu lý tưởng của người anh hùng. Qua đoạn trích, chúng ta cũng thấy được hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chính chuyên. Dù phận yếu đào tơ nhưng vẫn luôn biết cư xử, biết sống đạo nghĩa. Đó cũng chính là ước mong về một cuộc sống nhiều điều tốt đẹp và một xã hội nhân văn của tác giả.