Ca dao Việt Nam được lưu truyền từ nhiều đời với nội dung phong phú. Ý nghĩa truyền tải sâu sắc. Qua bài thực hành đọc hiểu về Ca dao Việt Nam, mỗi học sinh sẽ có những nhận thức và hiểu biết về câu ca dao và ý nghĩa của mỗi câu.
Bạn đang đọc: Thực hành đọc hiểu Ca dao Việt Nam trang 41-42 lớp 6 tập 1 (CD)
I. Câu hỏi và trả lời cho phần Chuẩn bị
Câu 1: Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Các em xem lại phần Kiến thức ngữ văn trang 36-37 để tìm hiểu lại kiến thức về Hình thức của thơ, thể thơ lục bát, các biện pháp tu từ, ẩn dụ để có thể đọc và hiểu phần này.
Câu 2: Khi đọc ca dao, các em cần chú ý:
Ca dao là gì?
– Theo khái niệm Trong SGK ngữ văn 6 – tập 1 bộ Cánh diều: ” Ca dao là một hình thức thơ ca dân gian truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.”
Ngoài ra chúng ta cũng có thể hiểu, ca dao chính là những bài thơ dân gian do người lao động sáng tạo lên. Thông qua các bài ca dao nhằm phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tình cảm của người lao động trong dòng chảy thời gian và lịch sử
Chúng ta thường sử dụng thể loại thơ nào trong ca dao?
– Chúng ta có thể sử dụng thể loại thơ trong ca dao như: lục bát; thơ 4 chữ; thơ 5 chữ… Nhưng hầu hết các bài ca dao hiện nay chủ yếu là thơ lục bát.
Ca dao thể hiện điều gì?
– Ca dao thể hiện các phương diện tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình.
II. Câu hỏi và trả lời phần Đọc hiểu
(1)
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
(2)
Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn.
3)
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Câu hỏi
1. Câu hỏi trong khi đọc
a, Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong bài ca dao?
b, Cả ba bài ca dao đều sử dụng biện pháp tu từ nào?
2. Câu hỏi sau khi đọc
1, Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình?
2, Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong 1 bài ca dao?
3, Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
4, Nếu vẽ minh họa cho bài ca dao thứ nhất, em sẽ vẽ như thế nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh bằng lời
Phần trả lời câu hỏi
1. Câu hỏi trong khi đọc
a, Hãy chú ý đến thể thơ, vần, nhịp được sử dụng trong bài ca dao?
Trong bài 1:
– Thể thơ trong bài thứ 1 được sử dụng là thể thơ lục bát với dòng 6 tiếng và dòng 8 tiếng xen kẽ nhau.
– Nhịp vần được gieo như sau:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng 6 tiếng) gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (dòng 8 tiếng). Cụ thể: trời – ngoài
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát (dòng 8 tiếng) gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng 6 tiếng) tiếp theo. Cụ thể: đông – mông – lòng
– Cách ngắt nhịp đều 2/2/2/2 hoặc 2/2/2
Trong bài 2: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong 1 bài ca dao?
– Giống như bài 1, thể thơ được sử dụng trong bài thứ 2 là thể thơ lục bát nhưng chỉ có 1 cặp câu lục – bát
– Vần nhịp tương tự được gieo như sau:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng 6 tiếng) gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (dòng 8 tiếng). Cụ thể: ông – sông
– Cách ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4
Trong bài 3:
– Tương tự như bài 1 và bài 2, thể thơ lục bát tiếp tục xuất hiện trong bài thơ thứ 3.
– Vần nhịp được gieo tương tự như 2 bài thơ đầu:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng 6 tiếng) gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng bát (dòng 8 tiếng). Cụ thể: xa – nhà
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát (dòng 8 tiếng) gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục (dòng 6 tiếng) tiếp theo. Cụ thể: thân – chân – thân
– Cách ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4 hoặc 2/2/2
b, Cả 3 bài ca dao đều sử dụng thủ pháp tu từ so sánh qua từ “như”
2. Câu hỏi sau khi đọc
Trả lời câu 1: Mỗi bài ca dao nói về tình cảm nào trong gia đình?
Mỗi bài ca dao nói về tình cảm giữa ông bà với con cái, cha mẹ với con cái và anh em trong gia đình với nhau.
Cụ thể:
- Bài 1: Nói về tình cảm cha mẹ – con cái
- Bài 2: Nói về tình cảm giữa ông bà – con cháu, nguồn cội, tổ tông
- Cài 3: Nói về tình cảm giữa anh – em trong gia đình
Trả lời câu 2: Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong 1 bài ca dao?
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong mỗi bài ca dao có những tác dụng khác nhau. Cùng phân tích cụ thể trong mỗi bài như sau:
- Bài 1:
Chọn cặp câu sau:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Câu 1 cặp so sánh công cha với núi cao ngất trời.
Câu 2 cặp so sánh nghĩa mẹ với nước (Biển Đông)
Hình ảnh được tác giả dân gian lựa chọn so sánh là núi và nước trong cụm từ “núi ngất trời” và “nước ở ngoài Biển Đông”. Đây là 2 hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Và hình ảnh đó được so sánh với công cha, nghĩa mẹ để nói lên sự hy sinh lớn lao, thầm lặng của người cha, người mẹ dành cho con cái của mình.
- Bài 2:
Trong bài này chỉ có 1 cặp câu lục bát được so sánh với nhau. “Con người” tương đương với “cây cối”, “có cố, có ông” tương đương như “có cội, có nguồn”
Thủ pháp so sánh ngang bằng qua biện pháp tu từ “Như”. Ý muốn nói nhờ có gốc rễ, có nguồn nước mà cây cành đâm hoa kết trái. Lòng biết ơn từ nguồn gốc, nguồn cội để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Con người ai cũng có nguồn gốc, có tổ tiên mới có chúng ta của hôm nay. Vì thế, mỗi người cần nhớ đến nguồn gốc, tổ tiên của mình.
- Bài 3 câu “Yêu nhau như thể tay chân”
Thủ pháp so sánh được thể hiện qua từ “như” ý câu ca dao nói lên sự tương trợ của anh em trong gia đình cũng giống như bộ phận trên cơ thể con người. Tay – chân tương trợ nhau trong mọi hoạt động giúp cơ thể hòa hợp với nhau thành 1 thể thống nhất. Tác giả dân gian khéo léo lựa chọn so sánh anh em như tay chân ấy là sự gắn bó keo sơn, ruột thịt, không tách rời.
Trả lời câu 3: Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao?
Em thích nhất bài ca dao thứ 3. Vì hình ảnh so sánh được sử dụng rất gần gũi, dễ hiểu. Em nhận ra được ý nghĩa sâu sắc từ câu ca dao. Em nhớ những lần anh trai thường quan tâm chỉ bảo, dạy em học bài. Anh còn bảo vệ em khi em gặp nguy hiểm hay bị bắt nạt.
Trả lời câu 4: Nếu vẽ minh họa cho bài ca dao thứ nhất, em sẽ vẽ như thế nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả nội dung bức tranh bằng lời
Học sinh tự vẽ tranh theo trí tưởng tượng của mình và miêu tả bằng giọng văn.
Ví dụ nội dung miêu tả bức tranh được vẽ bằng lời như sau:
Nếu vẽ hình minh họa cho bài ca dao thứ 1, em sẽ vẽ hình ảnh của những ngọn núi. Vẽ thêm hình ảnh của dòng nước xanh tượng trưng cho đại dương bao la, hùng vĩ. Khung cảnh có bầu trời xanh và vẽ thêm hình ảnh của cha mẹ và con đang ngắm nhìn xa xăm trên bờ biển.