Tài liệu gồm 24 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trần Đình Cư, tuyển tập 25 bài toán thực tế ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông (Toán 9 phần Hình học), có đáp án và lời giải chi tiết.
Bạn đang đọc: Tuyển tập 25 bài toán thực tế ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông
Trích dẫn tuyển tập 25 bài toán thực tế ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông:
+ Một người thợ sử dụng thước ngắm có góc vuông để đo chiều cao một cây dừa, với các kích thước đo được như hình bên. Khoảng cách từ góc cây đến chân người thợ là 4,8m và từ vị trí chân đứng thẳng trên mặt đất đến mắt của người nhắm là 1,6m. Hỏi với các kích thước trên, người thợ đo được chiều cao của cây đó là bao nhiêu? (làm tròn đến mét).
+ Muốn tính khoảng cách từ điểm A đến điểm B bên kia bờ sông, ông Việt vạch một đường vuông góc với AB. Trên đường vuông góc này lấy một đoạn thẳng AC = 30m, rồi vạch CD vuông góc với phương BC cắt AB tại D (xem hình vẽ). Đo AD = 20m, từ đó ông Việt tính được khoảng cách từ A đến B. Em hãy tính độ dài AB và số đo góc ACB.
+ Một cây cao có chiều cao 6m. Để hái một buồng cau xuống, phải đặt thang tre sao cho đầu thang tre đạt độ cao đó, khi đó góc của thang tre với mặt đất là bao nhiêu, biết chiếc thang dài 8m (làm tròn đến phút).
+ Một máy bay đang bay ở độ cao 12 km. Khi bay hạ cánh xuống mặt đất, đường đi của máy bay tạo một góc nghiêng so với mặt đất. a) Nếu cách sân bay 320 km máy bay bắt đầu hạ cánh thì góc nghiêng là bao nhiêu (làm tròn đến phút)? b) Nếu phi công muốn tạo góc nghiêng 5 thì cách sân bay bao nhiêu kilômét phải bắt đầu cho máy bay hạ cánh (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)?
+ Trường bạn An có một chiếc thang dài 6 m. Cần đặt chân thang cách chân tường một khoảng cách bằng bao nhiêu để nó tạo với mặt đất một góc “an toàn” là 65 (tức là đảm bảo thang không bị đổ khi sử dụng).
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG