Văn mẫu học sinh giỏi phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du

Phân tích bài Đọc Tiểu Thanh Kí để cảm nhận được nét đẹp sắc sảo và số phận tài hoa bạc mệnh của người con gái xưa, cùng cuộc sống đầy trắc trở và cái chết đau buồn.

Bạn đang đọc: Văn mẫu học sinh giỏi phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được sáng tác bởi Nguyễn Du, một đại thi hào lớn. Tác phẩm mang giọng thơ đượm buồn, cô đọng mọi cảm xúc người đọc. Đây là một bài thơ được viết bằng chữ Hán. Cùng phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí để thấu hiểu nỗi lòng cô gái xinh đẹp nhưng phận đời bất hạnh, éo le và cái chết bi thương của nàng.

Phân tích chi tiết bài Độc Tiểu Thanh Kí

Tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí kể về một câu chuyện thật của người con gái sống dưới chế độ phong kiến xưa. Dưới thời nhà Minh, trong khi gia cảnh cô thực sự nghèo khó, đất nước phân chia giai cấp rõ rệt. Cô là người giỏi cầm, kỳ, thi, họa, nhan sắc vẹn toàn, ấy vậy mà số phận lại éo le vô cùng. Nhà nghèo, cô được gả làm vợ lẽ trong một người nhà giàu. Cũng chỉ vì bị ghen ghét, cô bị hãm hại từ lần này đến lần khác, kể cả khi mất đi.

Tiểu Thanh tài hoa, xinh đẹp nhưng bạc mệnh

Phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí, chúng ta càng thương hơn cho cuộc đời ngắn ngủi của nàng. Tiểu Thanh bị vợ cả ghen tuông, đày nàng đến một nơi xa, không có bóng người qua lại. Cô sống tách biệt tại núi Cô Sơn, trong khi đang ở độ tuổi thanh xuân, đẹp nhất của đời người. Thời gian ở đây, nàng cô đơn đến tận cùng, thiên nhiên trước mắt thật đẹp nhưng trong mắt nàng thì không:

“Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”

Khung cảnh Tây Hồ núi trùng trùng điệp điệp, thật đẹp mỹ miều, không gian rộng lớn. Tuy nhiên, giữa một không gian càng bao la thì con người lại càng nhỏ bé lại. Cảnh nơi đây vô cùng đẹp, nhưng trong mắt Tiểu Thanh thì chỉ là “hóa gò hoang”. Chỉ vì quá cô đơn, mọi thứ trước mắt cô hầu như không có một nghĩa lý gì. Từng suy nghĩ gặm nhấm tâm trí đang còn xuân xanh của cô. Những tâm sự, nỗi buồn Tiểu Thanh không thể bày tỏ cùng ai, chỉ duy nhất viết ra những “mảnh giấy tàn”.

Thời gian sống ở Cô Sơn, Tiểu Thanh viết nên rất nhiều tài thơ bày tỏ tâm sự, than thân trách phận bạc bẽo. Nguyễn Du đã vô tình đọc được những tâm sự của nàng, và viết nên bài Đọc Tiểu Thanh Ký. Vì quá cô đơn, Tiểu Thanh đã mất khi còn quá trẻ, Nguyễn Du thương xót cho thân phận cô. Tác giả cũng phản ánh cuộc đời thật nhiều bất công, con người không có quyền làm chủ số mệnh mình. Thân phận người phụ nữ tài hoa nhưng bị chà đạp không thương tiếc, giam cầm ở chốn không người. Những mảnh giấy tàn còn sót lại của Tiểu Thanh, Nguyễn Du tưởng chừng như đây là tâm hồn nàng:

Tiểu Thanh cô đơn trước cuộc đời của mình

“Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương”

Phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí chúng ta hiểu được Nguyễn Du rất thương cảm cho Tiểu Thanh. Hai câu thơ tiếp, tác giả xót xa trước cái chết khi đang còn xanh của Tiểu Thanh cũng như tài năng nàng có. Hơn 300 năm trôi qua kể từ ngày đó, những dòng tâm sự, hình ảnh nàng vẫn còn tồn tại trong lòng người đời. Nguyễn Du dùng từ “son phấn” nhằm nói đến nhan sắc xinh đẹp của cô. Tuy nhiên, cái đẹp ấy bị phủi trôi đi, chà đạp lên và cái kết là cô phải chết trong đơn độc. “Văn chương” mà nàng viết cũng bị vợ cả ghen ghét đốt thành tro, chỉ còn vương vài mảnh không trọn vẹn. Cho đến ngày nay, một số ít dòng tâm sự của nàng vẫn còn được lưu truyền, tồn đọng trong nhân gian.

“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang”

Tiểu Thanh cô đơn, kêu trời không thấu, than thân cũng vô ích, chỉ trách người ác độc, vô tình. Nguyễn Du thốt lên một câu thơ đầy cảm xúc, trong oán hận và chỉ biết hỏi nhưng chắc chắn sẽ không có câu trả lời. “Cái án phong lưu” ở đây là cái tài, cái sắc đều phải chịu mức án cho số phận, trả giá khá đắt, thậm chí là cả tính mạng. Chính xã hội phong kiến xưa đã làm cho những số phận tài hoa luôn luôn bạc mệnh, vào đường cùng ngõ cụt. Hai câu kết, tác giả tự suy ngẫm về chính bản thân ông:

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng ?”

Nguyễn Du đặt một câu hỏi tu từ, giọng thơ trầm hẳn, đượm buồn. Liệu rằng trở về 300 năm, khi ông sống trong thời điểm đó thì số phận sẽ như thế nào? Nguyễn Du không biết rằng mình có được mọi người nhớ đến như Tiểu Thanh, hay chỉ là dĩ vãng. Đây là một câu hỏi thông minh, đậm tính nhân văn. Từ số phận của Tiểu Thanh, ông suy ra thân phận chính bản thân mình.

Kết bài

Phân tích bài Độc Tiểu Thanh Kí để thông cảm trước cuộc đời, số phận của người con gái đẹp. Đây là một kiệt tác nghệ thuật mà Nguyễn Du để lại cho đời, nội dung ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ là niềm xót thương, đau buồn của tác giả về người con gái Tiểu Thanh. Những giá trị tinh thần, phẩm chất đều bị chà đạp, cô không hề có quyền tự do của một con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *