Tài liệu văn mẫu lớp 9 phân tích dưới đây – phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ sẽ giúp các em nắm được nội dung tác phẩm, phân tích chính xác từng luận điểm, luận cứ, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9 – Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Văn mẫu Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Mở bài Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ lớn và có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. Thơ ông thường gắn liền với tình yêu quê hương, con người, đất nước và có giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những tác phẩm nổi tiếng phải nói đến “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”, đây là tác phẩm lấy từ nguồn cảm hứng về đồng bào Tây Nguyên, dân tộc thiểu số ít người . Bài thơ thể hiện tình thiêng liêng mẫu tử, hòa chung vào quê hương đất nước tạo thành tình yêu lớn, dạt dào cảm xúc.
Thân bài Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Người đồng bào dân tộc Tây Nguyên thường có thói quen địu con lên rẫy hoặc đi giã gạo, xay lúa, dệt vải. Đây là những hình ảnh vô cùng đẹp và thiêng liêng. Cuộc sống của em gắn với cuộc sống của mẹ, cùng vất vả và bên nhau từ tấm bé. Lưng người mẹ không chỉ là chiếc giường êm ái, mà còn là tấm lưng nuôi dưỡng những giấc mơ đẹp, ru con trưa hè oi ả. Trên lưng của mẹ, bé cảm thấy vô cùng hạnh phúc, bình yên, no giấc mà ngủ say cho mẹ làm việc.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Em nằm trên lưng mẹ thật ngoan để mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội. Đây là một công việc vô cùng vất vả, ngày đêm nhưng dường như em hiểu được tâm tư của mẹ, nên cũng nằm ngoan trên lưng. Những năm tháng bộ đội ta nằm vùng ở Tây Nguyên, nếm mật nằm gai vất vả chờ cơ hội đánh giặc giành giải phóng. Để có thể có được một chiến thăng Tây Nguyên hào hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phải kể đến sự cưu mang, giúp đỡ của đồng bào Tây Nguyên. Hình ản người mẹ giã gạo nuôi bộ đội là hình ảnh vô cùng xúc động, nó cũng như lời cảm ơn chân thành của tác giả đến với những người mẹ, người chị, người em Tây Nguyên đã dốc lòng vì cuộc chiến.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Người mẹ làm việc vô cùng vất vả, mồ hôi mẹ rơi xuống, thấm qua lớp áo chảy vào khuôn mặt hồng hào, bụ bẫm của mẹ, chảy cả vào những giấc mơ. Công việc vất vả mà mẹ lại phải đèo thêm em nên thêm phần vất vả hơn. Nhưng mẹ vẫn thương con, vẫn miệt mài làm việc. Mẹ chỉ mong khi con lớn lên hãy trở thành người có ích cho xã hội, hãy mạnh mẽ bước đi bằng đôi chân của mình. Mong ước của mẹ giản dị thôi nhưng tình yêu mẹ dành cho em vô cùng sâu đậm. Em hãy ngủ ngon trên lưng mẹ, mơ về những giấc mơ bình yên, tươi sáng.
Phân tích khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Mẹ làm chăm chỉ không chỉ vì con mà còn vì tình yêu quê hương đất nước, “mẹ yêu bộ đội” nghĩa là mẹ hiểu công việc của mình, mẹ luôn tin và Đảng và tin vào ngày mai.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
– Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka–lưi…
Ngoài công việc giã gạo, mẹ còn phải đi tìa bắp. Cũng giống như khổ thơ trên, người mẹ luôn mong con hãy ngủ ngoan để mẹ làm việc hiệu quả hơn. Đứa trẻ dường như hiểu được lòng mẹ cũng bú no rồi ngủ một giấc say nồng.
Người đồng bào làm những công việc rất nặng nhọc và luôn đèo theo con, nhờ vậy mà cũng đỡ thấy cô đơn hơn vì khi làm thường làm một mình trên nương, trên rẫy rất rộng lớn. Mẹ làm vì mong con sẽ khôn lớn trưởng thành, con sẽ có một cuốc sống ấm no hơn. Đối với mẹ, con chính là mặt trời, là duy nhất. Nếu mặt trời của bắp là mặt trời thật ngày ngày hiện lên để nuôi dưỡng sự sống, thì với mẹ mặt trời chính là con. Con là niềm vui, là động lực để mẹ làm việc mỗi ngày không biết mệt mỏi. Tất cả tình yêu mẹ dành cho em, sức mạnh của cuộc đời cung để chăm sóc và lo lắng cho em.
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối
Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,
Mẹ địu em đi để dành trận cuối.
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,
Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.
Trong khổ thơ này ta thấy được âm hưởng của sự hào hùng. Tình yêu mẹ dành cho con lớn hơn, chuyển mình sang tình yêu dành cho quê hương đất nước. Để có thể kháng chiến chống Mỹ thành công là sự đoàn kết của toàn dân tộc từ đồng bằng lên miền núi từ miền xuôi lên miền ngược. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Tây Nguyên, đảng và dân ta đã dành chiến thắng vang dội, cuộc kháng chiến Tây Nguyên hào hùng đi vào lịch sử có dấu chân của những người mẹ, người phụ nữ hàng ngày vất vả giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng.
Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối – cho thấy được hoàn cảnh chiến tranh vô c ùng ác liệt và khốc liệt. Mỹ truy cùng tận diệt nhưng chúng ta không sợ. Tiếp tục đó là hình ảnh “ Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông/ Mẹ địu em đi để dành trận cuối”. Đây là hình ảnh của những người chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, em cũng theo mẹ đi vào cuộc chiến, cuộc chiến sống còn này nhất định mẹ và em sẽ không thể lùi bước. Đồng thời nó cũng thể hiện niềm tin bất diệt của toàn thể người dân trên đất nước. Chúng ta luôn tin vào đạo nghĩ sẽ thắng hung tàn, đoàn kết sẽ chiến thắng.
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,
Mai sau con lớn làm người Tự Do…
Khổ thơ cuối chính là khát vọng của mẹ hay đúng hơn là của đồng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. Con hãy cứ ngủ ngoan trên lưng mẹ, mọi khó khăn đã có mẹ gánh vác. Chỉ cần còn khỏe mạnh bình an, mẹ không ngại gì cả. Khổ thơ cuối chính là khát vọng của mẹ, là lí tưởng theo Đảng là mong ước con sau này sẽ được làm người Tự Do.
Kết bài
Khép lại bài thơ ta vẫn nghe đâu đây tiếng ru của người mẹ và hình ảnh người con địu trên lưng. Một hình ảnh thiêng liêng đi vào lịch sử. Bài thơ cũng thể hiện tình cảm sâu sắc của đồng bào dân tộc, những người người với cái bụng thẳng, chăm chỉ, chịu khó, khát vọng lớn lao và luôn hướng về cách mạng,v ề bác Hồ. Ước vọng lớn nhất của họ là tự do, họ hi sinh đời mình để mong cho những mầm non sẽ chạm tay vào Tự Do, sống mạnh mẽ, vùng vẫy với non sông.
>> Xem thêm: Phân tích chân dung người lính tây tiến – Văn mẫu 12 cực chuẩn