Phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác – Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người được biết đến không chỉ là nhà lãnh tụ tài ba mà còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc, đặc biệt, Người còn là người cha già của toàn dân tộc Việt Nam. Đó là lí do hình ảnh Bác xuất hiện rất nhiều trong thơ ca thể hiện niềm yêu thương, kính trọng vô bờ bến. Tác phẩm Viếng Lăng Bác là một trong những tác phẩm viết về Bác xúc động và tràn ngập sự yêu thương, được đưa vào giảng dạy văn học lớp 9. Đề tài phân tích 2 khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác thường được đưa vào các bài kiểm tra, kì thi, do đó các em cần đọc kĩ đề và đọc thêm nhiều văn tham khảo để bổ sung nhiều vốn từ, kiến thức và làm bài tốt nhất.
Bạn đang đọc: Văn mẫu phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng Bác chuẩn
Văn mẫu phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng Bác
Mở bài phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác
Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, không biết có bao nhiêu bài thơ, bài văn đã viết về Bác, nhưng một trong những tác phẩm để lại nhiều xúc động, ấn tượng nhất cho người đọc đó là bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Trong một lần ra thăm Lăng Bác, Viễn Phương vô cùng xúc động và đã viết lên bài thơ để tỏ lòng thành kính đối với Bác. Đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và xúc động của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Thân bài phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Khi Bác mất, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết bài thơ Bác ơi đầy xúc động:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác – Khi Bác mất, không chỉ dân tộc khóc, những người con đất Việt khóc mà cả “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Bài thơ xúc động và giàu cảm xúc, diễn tả đúng với tâm trạng của dân tộc. Và giờ đây, khi Bác nằm trong Lăng, Viễn Phương vào thăm Bác vẫn một cảm giác đấy, đau thương vô cùng, dù Bác nằm đó, yên tĩnh, nghiêm trang nhưng trái tim nhà Thơ vẫn đau nhói.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Trái tim của một con người chỉ luôn đau đáu vì dân tộc, hết một đời vì dân vì nước, không nghĩ gì đến lợi ích cá nhân. Và giờ đây, Bác đang nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn thu, bình yên nhẹ nhàng, như trút bỏ mọi gánh nặng cuộc đời. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công vang dội, Miền Nam Miền Bác lại sum họp anh em một nhà như mong mỏi và ước nguyện của Bác. Có lẽ, vì vậy mà giấc ngủ của Bác thật bình yên, nhẹ nhàng. Tác giả sử dụng “vầng trăng sáng dịu hiền” cho thấy hình ảnh Bác ngủ nhẹ nhàng, đẹp tự như vầng trăng sáng dịu dàng, một ánh sáng nhè nhẹ, ấm áp như trái tim Bác sưởi ấm cho toàn dân tộc Việt Nam.
Tố Hữu từng viết:
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.
Có lẽ vì vậy mà giờ đây khi đất nước đã giải phóng, Viễn Phương đã thấy được sự bình yên trong giấc ngủ của Bác. Khi còn sống, Bác dành mọi thời gian, tình yêu, tâm trí cho đất nước. Và giờ đây khi hòa bình lập lại, giấc ngủ của Bác đã bình yên, mỉm cười thanh thản.
Tuy vậy, cảm xúc của Viễn Phương vẫn rất xúc động, thấy Bác trong lăng mà trái tim vẫn nhói đau:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Dù Bác đã ra đi nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi. Trong lời thơ của Viễn Phương, Bác đã hóa thành non sông, thành đất nước, thiên nhiên và dân tộc, Bác vẫn sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi. Nhưng dẫu biết là thế mà trái tim của Viễn Phương vẫn thấy đau nhói, vẫn thương yêu Bác vô cùng.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác – Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Nhà thơ chỉ muốn được mãi ở bên Bác mà thôi nhưng tác giả biết rằng, đã đến lúc phải trở về Miền Nam. Vì vậy, chỉ có cách gửi lòng mình vào thiên nhiên được ở bên Bác mãi mãi.
Trong niềm xúc động nhớ thương, tác giả viết : “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt” cho thấy sự lưu luyến khó dứt. Cho thấy tấm lòng tác giả thương Bác thế nào, một người cả cuộc đời vì nước vì dân, nếu không có Bác dẫn đường liệu hai miền Nam Bắc có được sum họp một nhà!? Để rồi, chỉ mong rằng mình như còn chim hàng ngày hót quanh lăng Bác để mang cho Bác niềm vui, như đóa hoa kia nở hương thơm ngát và như cây tre bên Bác mỗi ngày. Mỗi câu thơ tác giả viết ra là cả tâm tình yêu thương dành cho Bác. Đặc biệt động từ “muốn làm” lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện ước muốn và sự tự nguyện của tác giả.
Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ thật khéo léo cho thấy sự trung hiếu của tác giả dành cho Bác, hay đúng hơn là cho dân tộc, một lòng vì dân tộc.
Kết bài
Suốt một đời Bác hi sinh cho dân tộc, không tư lợi cá nhân. Bác ơi, nếu không có Bác dân tộc Việt Nam có lẽ đã không được như ngày hôm nay. Miền Nam và Miền Bắc có lẽ không thể sum vầy. Tấm lòng của Viễn Phương dành cho Bác trong bài thơ cũng chính là tấm lòng của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác, mãi mãi nhớ thương Bác, hình bóng Bác không bao giờ phai trong trái tim người Việt.
>> Xem thêm: Phân tích khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất