Văn mẫu phân tích bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương ta thấy sự tinh tế trong từng câu chữ. Thông qua đó hình ảnh thân phận “chìm nổi” của người phụ nữ cũng được khắc họa rõ nét.

Bạn đang đọc: Văn mẫu phân tích bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

Đã có rất nhiều lời phân tích bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương. Đó là những góc nhìn chân thực nhất về thân phận người phụ nữ. Và cho đến bây giờ những lời thơ ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Hồ Xuân Hương như lột sạch rõ tâm can và số phận của người phụ nữ chỉ trong một bài thơ. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa bài thơ Bánh trôi nước qua những phân tích sau đây.

Bánh trôi nước thể hiện rõ phẩm chất cao quý của người phụ nữ

Phân tích bài thơ Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương chi tiết

Mở bài

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một nữ thi sĩ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Đến với thơ của bà ta thấy được giọng điệu mạnh mẽ, rắn rỏi. Bà luôn khai thác những chủ đề dân dã, với ý thơ sâu sắc thâm thúy. Ở đó, ta nhận ra được nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Một trong những tác phẩm thể hiện rõ hồn thơ Hồ Xuân Hương phải kể đến đó là Bánh trôi nước.

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc được Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để miêu tả thân phận của người phụ nữ đương thời. Đó là số phận của những người phụ nữ nhỏ bé “chìm nổi”, phụ thuộc nhưng vẫn giữ gìn được nét cốt cách trong tâm hồn của mình.

Thân bài

Xuyên suốt bài thơ, Hồ Xuân Hương khéo léo dùng hình ảnh nhân hóa tượng trưng để miêu tả, dùng vật tả người. Với sự nhạy bén và tài quan sát, nữ thi sĩ đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước và thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thế nên Hồ Xuân Hương đã khéo léo kết hợp hai lớp nghĩa để vẽ ra cốt cách, tâm hồn của người phụ nữ.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Dưới con mắt của Hồ Xuân Hương, chiếc bánh trôi nước và người phụ nữ đều có vẻ ngoài đẹp “vừa trắng lại vừa tròn”. Cuộc sống chìm nổi, lênh đênh của chiếc bánh trôi nước cũng chính là bi kịch của người phụ nữ trong thời phong kiến – không được tự làm chủ số phận của mình.

Bánh trôi nước và người phụ nữ như bản thể của nhau

Bằng bút pháp tài hoa, Hồ Xuân Hương đã gắn liền chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo nên liên tưởng vừa sâu vừa rộng cho người đọc. Kể câu chuyện của chiếc bánh trôi nước mà như kể câu chuyện của người phụ nữ trong cuộc đời. Bánh trôi nước là loại bánh hình tròn nhỏ, bên trong là một viên đường phèn nhỏ. Khi luộc bánh chín sẽ nổi lên mặt nước. Tác giả đã mô tả một cách chính xác món ăn dân dã, quen thuộc với người Việt.

Nhưng ẩn đằng sau chiếc bánh trôi trắng, tròn ấy lại hàm chứa ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Hình ảnh bánh trôi chính là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ. Bằng cách sử dụng từ “thân em”, tác giả đã lột tả được nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai chữ “thân em” nghe sao ai oán. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến ấy mang vẻ đẹp hiền dịu, nết na. Ấy thế nhưng những người phụ nữ ấy lại chịu cảnh “bảy nổi ba chìm” chẳng được quyết định số phận mình.

Từ giọng than vãn cho số phận hẩm hiu, tác giả chuyển ngay sang giọng điệu ngậm ngùi, cam chịu. Cuộc đời họ phải long đong, lận đận, phiêu bạt, số phận của họ lại nằm trong tay kẻ khác, bị phũ phàng, vùi dập.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Có lẽ cuộc đời sinh ra họ nhưng lại không cho họ quyền được sống, được hạnh phúc. Dường như xã hội phong kiến chỉ cho phép những người phụ nữ được tồn tại. Những người phụ nữ ấy mặc kệ đời, mặc kệ người “kẻ nặn”. Dù cuộc sống của họ có phong ba bão táp thế nào thì họ vẫn hờ hững để “giữ tấm lòng son” .

Câu cuối bài thơ như một sự khẳng định chắc nịch về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nếu trong ba câu đầu, người phụ nữ thể hiện thái độ cam chịu, thì ở câu cuối này lại là một sự quả quyết bảo vệ vẻ đẹp tâm hồn mình. Ở đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng cặp từ đối lập “Mặc dù … mà” để tăng độ sắc, mạnh cho lời quả quyết của người phụ nữ. Bằng cách nói dứt khoát, dõng dạc, tác giả đã thể hiện được sự cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son sắc của người phụ nữ.

Dù bị xã hội vùi dập nhưng người phụ nữ vẫn giữ cốt cách thanh cao

Họ dám đối mặt với tất thảy những sóng gió, vùi dập của cuộc đời chỉ để giữ cốt cách tâm hồn. Đó thực sự là lời khẳng định có sức nặng của người phụ nữ.

Kết bài

Bằng thủ pháp nghệ thuật tinh tế, Hồ Xuân Hương đã mang đến một cái nhìn khác về người phụ nữ thời phong kiến. Đó là những người dám bảo vệ cốt cách, nhân phẩm của mình dù có muôn vàn sóng gió. Họ ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất mình cần giữ gìn. Thế nên, bài thơ chỉ vỏn vẹn 4 câu nhưng mang nhiều vẻ. Nó chứa đựng một luồng ánh sáng về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính. Đồng thời, đó cũng là những lời oán ghét sự bất công của xã hội đương thời coi khinh giá trị của người phụ nữ. Bánh trôi nước chính là lời nói mà Hồ Xuân Hương đã thay mặt phụ nữ thời bấy giờ tỏ rõ.

>> Xem thêm: Phân Tích Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương Văn Mẫu Tham Khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *