Phân tích trao duyên để hiểu hơn về tài nghệ của tác giả. Phân tích đoạn trích để thấu hơn câu chuyện về “tình chị duyên em” đã làm lay động lòng người.
Bạn đang đọc: Phân tích trao duyên – Một trích đoạn trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
Những ai yêu Truyện Kiều của Nguyễn Du sẽ không thể không biết tới đoạn trích nổi tiếng Trao duyên. Nguyễn Du đã khéo léo xây dựng một tấn bi kịch về chuyện tình Kim- Kiều. Hãy cùng phân tích trao duyên để hiểu hơn về tài nghệ của tác giả. Phân tích đoạn trích để thấu hơn câu chuyện về “tình chị duyên em” đã làm lay động lòng người.
Vì đâu nên nỗi “tình chị duyên em”?
Đoạn trích này thuộc phần “Gia biến và lưu lạc”, từ câu 723 đến câu 756 trong tác phẩm. Nó tái hiện lại cuộc trò chuyện giữa hai chị em Vân- Kiều. Khi ấy, gia đình gặp biến cố. Bọn sai nha vô cớ cướp bóc tài sản của nhà Thúy Kiều. Chúng bắt cha và em trai. Chúng hăm dọa phải đút lót “có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Xoay xở đủ đường nhưng không được, chẳng còn cách nào khác, Kiều đành bán mình. Nàng hy sinh thân mình để lấy tiền chuộc cha, chuộc em và cứu gia cả gia đình. Thế nhưng, lòng nàng vẫn nặng tình với chàng Kim. Nàng không hề muốn chàng đau khổ khi lời thề vẫn còn đó. Do vậy, nàng nghĩ đến việc trao lại tấm chân tình cho Thúy Vân. Nàng nhờ em giữ trọn bọn phận, lời hứa với người yêu.
“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa,
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc, em’’.
Người ta bảo, Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ quả không sai. Dường như, mỗi từ mỗi câu ông viết ra đều có dụng ý của nó. Như chữ “cậy” ngay trong câu thơ đầu tiên. Nó mang thanh trắc. Đọc lên nghe rất nặng nề, u uất. Nó thể hiện nội tâm đau đớn, xót xa của người nói. Đồng thời, biểu cảm sự tin cậy đối với người nghe. Không như chữ “mong”, hay “nhờ” mang thanh bằng và không hoàn toàn tin tưởng.
Phân tích trao duyên mới thấy Thúy Kiều vô cùng tôn trọng Thúy Vân và rất xem trọng mối tình với Kim Trọng. Do vậy, nàng mới bảo em “ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Khen sao cho cách dùng từ của tác giả. Việc “lạy”, “thưa”, thể hiện thái độ kính cẩn hàm ơn của Kiều, khiến Vân không thể chối từ. Càng phân tích trao duyên chúng ta càng nghe rõ tiếng khóc than ai oán của nàng Kiều. Sau khi Vân đã đồng ý lắng nghe. Kiều bắt đầu kể trong nước mắt. Thế là, gánh tương tư đứt gãy từ đây. Mối tơ thừa chẳng thể kéo dài. Vậy nên, giờ chỉ còn “mặc, em”, cậy cả vào em.
Bằng thành ngữ, điển tích, tác giả đã vẽ nên mối tình sâu đậm nhưng mong manh của Kim- Kiều:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
Tình yêu đang đẹp là thế. Bao nhiêu lời thề non hẹn biển vẫn còn dang dở. Ấy vậy mà ngờ đâu sóng gió ập đến. Phận làm con, làm chị, Kiều đâu nỡ để cả gia đình tang tóc, li tán. Trái tim người con gái hiếu thuận nhức nhối vì thương cha. Tấm chân tình cô gái đoan trang rỉ máu vì mối tình không thể vẹn tròn. Câu nói “Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” như là câu hỏi lớn không lời đáp. Nó không dành cho Vân, cũng chẳng dành cho chàng Kim. Nó dành cho chính Kiều. Ai chẳng mong vẹn cả đôi đường nhưng giờ biết làm sao. lời nàng Kiều cũng chính là lời đay nghiến xã hội của Nguyễn Du. Ông chua xót trước xã hội mà phải đưa lên bàn cân đong đếm hai giá trị “hiếu – tình”. Ông cay đắng trước một xã hội buộc con người phải đưa ra những lựa chọn không thể. Xã hội ấy thật quá tàn nhẫn, bạo tàn!.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
Trước lựa chọn có 1-0-2 đó, Kiều đành hy sinh mối tình đẹp để giữ trọn chữ hiếu. Nàng xót thương cho mình nhưng nàng cũng thấu hiểu em. Nàng biết chuyện này không hề dễ dàng với Vân. Bởi Vân đâu có yêu Kim Trọng. Bởi thế, nàng khéo léo bảo “ngày xuân em hãy còn dài”. Nàng bảo em hãy vì tình máu mủ mà chấp nhận thay lời nước non. Bởi nàng đi đến quyết định này là coi như mình đã chết. Nàng có sống cũng như kẻ không hồn. Nàng sẽ luôn mang ơn em. Nàng sẽ luôn tự hào về nghĩa cử cao đẹp của em. Với cách dùng từ chính xác, tác giả đã cho thấy Kiều là người vô cùng sắc sảo, tinh tế. Thúy Kiều luôn sống có trước có sau. Nàng không bao giờ để ai chịu thiệt vì mình. Có thể nói, 12 câu thơ đầu đã làm nổi bật diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều lúc trao duyên.
Thương chị, ngay lúc đó Thúy Vân chỉ còn cách im lặng nhận lời. Biết em đã thuận lòng, Thúy Kiều mới trao em kỷ vật giữa nàng và chàng Kim.
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung”
Chỉ là những món quà đơn sơ nhưng gợi lại cho Kiều cả một trời thương nhớ. Trong nước mắt tuôn rơi, nàng đưa cho em để làm của chung. Còn gì đau đớn hơn khi phải chia sẻ tình yêu với người khác. Còn gì bất hạnh hơn khi người con gái phải chia sẻ người đàn ông của mình. Thế nhưng vì gia đình, cả Kiều lẫn Vân đều đành phải chấp nhận. Hai người vừa khóc than cho nhau vừa uất giận cuộc đời. Cả hai đều căm phẫn cái xã hội thối nát. Cái chế độ đã bắt con người chung chạ cái không thể chung. Phân tích trao duyên càng thấy rõ lời tố cáo của Nguyễn Du đối với xã hội phong kiến. Xã hội ấy đã chà đạp lên hạnh phúc, lên quyền sống của con người.
Trao duyên cho em xong, Kiều cũng coi như mình đã chết. Kiều dặn dò em gìn giữ kỷ vật. Nàng cũng khẳng định rằng, dù thể xác không còn nhưng linh hồn vẫn còn vương vấn. Vì thế:
“Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai”.
Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết như lò hương, hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu… xuất hiện. Tác giả càng cho thấy một tương lai mịt mùng đang chờ đợi Kiều phía trước. Dù chấp nhận hy sinh nhưng lòng Kiều vẫn không khỏi oán hận sự đời. Linh hồn nàng không thể siêu thoát vì vẫn còn tình cảm với Kim Trọng. Tuy nhiên nàng cũng mong Thúy Vân hãy cảm thông. Lúc này, Kiều nói với Vân mà như nói với chính mình. Nguyễn Du nhẹ nhàng biến đổi nghệ thuật đối thoại sang lối độc thoại từ bao giờ.
“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi! Thiếp đã phụ chàng từ đây!”
Khi đã giải bày hết tâm sự với em. Khi đã nói hết ra được lòng mình, Thúy Kiều chuyển sang tỉ tê cùng chàng Kim trong vô thức. Lúc này, Thúy Kiều như càng nhớ, càng thương người yêu hơn bao giờ hết. Và nàng cũng thức được”phận bạc như vôi” của mình. Ta có thể dễ dàng nhận thấy nghệ thuật dùng câu cảm thán ở hai câu thơ cuối. Nó không phải là dấu chấm hết mà chỉ là hàng loạt dấu châm than. Như thể sự trôi nổi của đời người, như thể sự hy sinh cao cả quả nàng Kiều không gì có thể sánh được.
Lời kết
“Trao duyên” là phân đoạn ai oán nhất của cuộc tình Kim- Kiều. Phân tích trao duyên càng cho thấy được nỗi đau ấy không chỉ riêng Thúy Kiều mà dành cho cả ba tâm hồn non trẻ. Người cho, người nhận và người bị cho đều đau đớn xót xa chấp nhận số phận. Đó cũng là lời tố cáo sâu cay xã hội phong kiến mà tác giả Nguyễn Du gửi gắm.