Với mong muốn hỗ trợ các bạn học sinh làm bài văn phân tích tốt nhất, Phantich.com.vn luôn cố gắng mang tới cho các bạn những dàn ý xuất sắc nhất. Và dưới đây là dàn ý phân tích Thương vợ đầy đủ nhất, các bạn hãy tham khảo nhé!
Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích Thương vợ của tác giả Tú Xương đầy đủ, chi tiết
Khi lập dàn ý phân tích Thương Vợ, các bạn nhất thiết phải giới thiệu qua về tác phẩm và tác giả. Nhà thơ Tú Xương không chỉ nổi tiếng với những áng thơ trào phúng, châm biếm đả kích sâu cay và chế độ xã hội phong kiến đương thời, ông còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc. Trong đó tác phẩm “Thương vợ” là bài cảm động nhất. Bài thơ như là lời tâm sự riêng tư vừa là bàn chính sự thời cuộc. Tác phẩm chứa chan tình yêu của nhà thơ dành cho vợ và cả nỗi niềm cho chí làm trai:
Toàn bộ nội dung bài thơ:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Mở bài chi tiết dàn ý phân tích Thương vợ
– Trong phần mở bài chi tiết dàn ý phân tích Thương vợ, các bạn giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương. Theo đó, ông sinh ra trong một gia đình thẹo Nho giáo. Ông nổi tiếng với các bài thơ trào phúng, châm biếm. Cả đời ông dành cho việc thi tú tài mà không đậu. Thế nên, trong thơ trữ tình của ông luôn thấm đượm nỗi buồn phiền cá nhân và thế sự.
– Nhắc tới Tú Xương là nói Thương vợ. Đây là bài thơ chân thật nhất, cảm động nhất mà Tú Xương viết về. Xưa nay, hình ảnh người vợ được đưa vào thơ rất hiếm. Nếu có thì cũng chỉ khi người ta đã qua đời. Nhưng Tú Xương khác, ông đã bù đắp lại nổi khổ mà ông gây ra cho bà bằng cánh biến bà trở thành nhân vật trong tác phẩm. Trong tuyển tập thơ Tú Xương, có khá nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ người vợ. Và tác phẩm “Thương vợ” là xuất sắc hơn cả.
Thân bài chi tiết dàn ý phân tích Thương vợ
- Luận điểm 1: Chân dung bà Tú
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng
– Ngay hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã vẽ nên bức chân dung bà Tú với công việc mưu sinh vô cùng vất vả: “Quanh năm buôn bán ở mom sông/ Nuôi đủ năm con với một chồng”
– Hai câu thơ này còn thể hiện rõ hoành cảnh sống của bà đó là: gánh nặng gia đình khi phải nuôi 5 con và 1 chồng. Ở đây tác giả dùng từ “nuôi”, có nghĩa cả nhà 7 ăn thì đều một tay bài lo liệu. Việc người đàn bà nuôi con là bình thường, nhưng éo le thay, bà Tú còn phải nuôi cả ông Tú.
– Bà không phải buôn bán theo phiên mà là thời gian quanh năm, từ ngày này sang ngày khác.
– Địa điểm hành nghề không phải nơi thiên đời địa lợi mà ở mom sông. Một phần đất nhô ra ở phía lòng sông mang tính không ổn đỉnh, dễ bị sạt lở, cuốn trôi, nguy hiểm.
– Qua câu thơ, độc giả thấy được nghệ thuật dùng từ độc đáo của Tú Xương. Ông đặt hai ý “một chồng” ngang bằng với “năm con” và cách ngắt nhịp 4/3. Điều này thể hiện sự cực khổ đến tận cùng của bà Tú. Đồng thời, tác giả đang ví mình như con của bà Tú. Từ đó thấy được dù vất vả nhưng hình ảnh bà Tú hiện ra là một người hiền thảo, chu đáo chăm lo cho chồng con không một lời kêu thán.
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
– Tiếp tục phần dàn ý phân tích Thương vợ là hai câu thơ thực: “Lặn lội thân cò nơi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
– Trong hai câu thơ này ta bắt gặp ý từ trong câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông”. Nhưng Tú Xương đã biến tấu, sáng tạo hơn, nhấn mạnh hơn khi đảo tính từ “lặn lội” lên đầu cầu. Sự xuất hiện của từ láy này càng tăng thêm sự cực nhọc, lam lũ và lo âu của bà Tú.
-Việc sự dụng hình ảnh nhân hóa “thân cò” ở đây rất hiệu quả. Chỉ cần nói đến cò thôi, người ta đã nhìn ra ngay một dáng vẻ gầy guộc, xác xơ, đơn côi khi tìm kiếm thức ăn. Điều đó, phần nào lột tả nỗi đau thân phận của bà Tú.
– Nếu như hai câu đầu giới thiệu về việc làm và nguyên do bà Tú phải lam lũ thì đến hai câu thơ này, tác giả đã mêu tả chi tiết hơn công việc của bà Tú. Đó là bà Tú có lúc phải lặn lội nơi quãng vắng, nơi heo hút, đầy hiểm nguy. Có lúc bà lại phải dân thân mình vào những cuộc giành giật buôn bán, chen lấn xô đẩy đầy thị phi, bất trắc.
– Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để nhất mạnh nỗi gian truân, vất vả của vợ. Ông kết hợp phép đối. lối đảo ngữ, ẩn dụ, hoán dụ để tăng thêm sự khổ cực của bà Tú.Nhưng đồng thời qua đó, thể hiện lòng xót thương vô hạn của tác giả với vợ.
- Luận điểm 2: Nhân phẩm cao đẹp của bà Tú
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa dám quản công.
-Dù vất vả là thế nhưng bà Tú vẫn hết mực chăm lo cho gia đình
– Bà Tú nhận thức được việc lấy chồng là cái duyên nợ nên bà “âu đành phận”. Bà hết lòng yêu thương, lo toan cho chồng con mà không một lời ca thán. Câu thơ cũng cho thấy Tú Xương tự nhận mình là món nợ của bà Tú. Tứ thơ “dám quản công” ở đây thể hiện đức hy sinh thầm lặng đáng trân trọng vì gia đình, vì chồng, vì con của bà Tú. Hình ảnh bà hiện lên thật tảo tần, đảm đang và kiên nhẫn. Thể hiện sự vẻ đẹp của người phụ nữ khi lao động.
– Hai câu thơ bình luận về phẩm hạnh của bà Tú vô cùng sâu sắc. Với việc vận dụng thành ngữ, từ phiếm chỉ, nhà thơ vừa có thể nhấn mạnh sự gian lao của vợ, vừa ngợi ca đức tính chịu khó, chịu thương của bà Tú.
- Luận điểm 3: Nỗi lòng của người chồng
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không”.
– Khi lập dàn ý phân tích Thương vợ, tới đây ta chợt nhận ra, người chồng ấy không chỉ tôn vinh vợ mà còn kết hợp tố cáo xã hội bất công “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc/ Có chồng hờ hững cũng như không”
–Có thể thấy, nhà thơ đang bất mãn trước hiện thực thối nát của xã hội. Bản thân ông cũng nhận ra, người phụ nữ trong chế độ cũ thật thiệt thòi. Xã hội đã bó buộc họ trong một thân phận để rồi phải chịu nhiều cay đắng.
– Tác giả không chỉ lên án xã hội mà còn tự trách chính mình. Ông nhận ra mình chưa làm tròn trọng trách người chồng. Ông ăn bám vợ. Ông lấy vợ không nuôi vợ mà còn bắt vợ nuôi. Ông thực sự cảm thấy vừa đau đớn vừa vô cùng nhục nhã. Ông nhận ra khuyết điểm của bản thân và tự nhủ mình như đã chết khi phải hoàn toàn phụ thuộc vào vợ.
Kết bài
– Đến phần kết của dàn ý phân tích Thương vợ, các bạn cần chú ý khẳng định lại giá trị về nội dung và cả nghệ thuật của tác phẩm. Nội dung ở đây là đức tính phẩm hạnh của người phụ nữ Việt Nam, luôn chịu thương chịu khó chăm lo cho gia đình. Đồng thời là phê phán xã hội bất công.
– Xã hội ngày xưa luôn “trọng nam khinh nữ”.Xã hội ấy coi người phụ nữ là phận đèo bòng. Do đó, khi nhà thơ Tú Xương là một nam nhi, đã dám nhận lỗi về mình nhận khiếm khuyết của bản thân trước vợ, thì đó là lối suy nghĩ cực kỳ tân tiến. Dù rằng ông không thể làm gì thay đổi được xã hội nhưng ít ra tác giả đã tôn vinh nhân cách cao đẹp của vợ.
– Nghệ thuật ở đây là cách vận dụng những ca dao, thanh ngữ giàu hình ảnh và ý nghĩa sâu xa.
– Qua đó, có thể liên hệ bày tỏ thái độ, quan điểm của bản thân về người phụ nữ trong xã hội ngày nay.