Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc khi viết về những người nông dân nghèo, bần cùng của xã hội cũ. Đó cũng là lí do tác phẩm “Lão hạc” ra đời – một truyện ngắn xuất sắc nhất của nhà văn. Trong bài phân tích lão hạc dưới đây, chúng ta sẽ càng hiểu rõ hơn về cuộc đời của những người nông dân bế tắc trong xã hội cũ. Đồng thời cũng hiểu được những phẩm chất cao quý của họ giống như “Bông sen trắng gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Bạn đang đọc: Phân tích lão hạc – Văn mẫu đầy đủ, chi tiết nhất
Bài mẫu phân tích lão hạc chi tiết
Mở bài
Phân tích lão hạc – Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc và có rất nhiều tác phẩm ghi dấu trong lòng độc giả. Một trong những tác phẩm ấy phải kể đến “Lão Hạc”. Lão Hạc là hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân bị áp bức, nghèo nàn và bần cùng tuy nhiên vẫn âm thầm tỏa sáng bởi tính cách tốt đẹp. Qua nhân vật này, Nam Cao sẽ giúp cho người đọc càng hiểu rõ hơn số phận đau thương của nông dân Việt Nam trong chế độ thực dân phong kiến tàn ác đương thời.
Thân bài
- Luận điểm 1: Lão Hạc – Một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh
Phân tích lão hạc Lão Hạc để hiểu hoàn cảnh vô cùng éo le và thương tâm. Bằng bút pháp hiện thực Nam Cao đã tái hiện lại cuộc sống đầy cơ cực của người nông dân lam lũ, nghèo khổ và bất hạnh. Lão Hạc là người đàn ông đã hơn 60 tuổi, hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le. Vợ ông chết sớm, ông phải nuôi con một mình. Tài sản trong nhà cũng không có gì, chỉ có ba sào vườn và một túp lều, một con chó.
Đáng thương thay, vì không có tiền cưới vợ cho con mà con trai ông đã bỏ đi làm đồn điền cao su. Con trai không có nhà, một mình lão Hạc tự xoay sở cuộc sống khó khăn. Vậy mà tai họa dồn dập, ông bị ốm thập tử nhất sinh 2 tháng, trận bão tàn phá cây cối, hoa mà trong vườn. Làng mất mùa sợi vì thế mà giá gạo ngày một cao. Tiền trong nhà cũng không còn. Lão Hạc gần như rơi vào cuộc sống bần cùng, không việc làm, không gạo, không tiền. Cuộc sống ngày càng thiếu thốn, túng quẫn.
Cuộc sống đã đẩy ông vào bước đường cùng, đó là bán con chó yêu quý nhất vì ông không còn đủ tiền nuôi nó. Con chó Vàng mà ông yêu quý còn hơn cả mạng sống, con chó là kỷ vật duy nhất mà con trai để lại. Đọc đến đây, người đọc sẽ khó mà cầm lòng được. Ông đặt tên nó là Vàng vì nó được nuôi ăn trong một chiếc bát lành lặn nhất , được ông yêu thương chăm sóc như báu vật. Vật mà cuối cùng… ông cũng phải bán nó đi vì cuộc sống thực tại quá phũ phàng, quá cay nghiệt. Nếu nó ở với ông nó cũng sẽ chết đói như ông mà thôi.
Bán chó nhưng cuộc sống vẫn quá đói khổ, lão ăn hết khoai đến củ chuối, cái già có thể ăn được mà không chết lão cũng ăn. Nhưng cuối cùng lão lại ăn bả chó để tự vẫn. Đây chính là bi kịch cuộc đời của Lão Hạc hay của chính biết bao nhiêu con người bần cùng trong xã hội ấy.
- Luận điểm 2: Lão Hạc – một lão nông dân hiền lành, chất phát, nhân hậu
Phân tích lão hạc- Túng quẫn, bế tắc dẫn đến bán chó là thế. Nhưng đọc hết câu truyện chúng ta mới hiểu được lý do vì sao. Lão Hạc là một lão nông hiền lành, chất phát, nhân hậu. Lão thương con vô điều kiện. Lão thương và đau khổ vì không thể lấy vợ cho con. Chẳng vậy mà lão không nỡ tiêu vào tiền dành dụm của con, dù đói cũng không bán mảnh vườn , lão kiên quyết giữ lại cho con. Tình yêu của người cha dành cho con khó có thể diễn tả hết bằng lời. Thà mình chịu khổ chứ không muốn con chịu khổ. Dù phải chết đói cũng phải giữ lại tài sản cho con.
Hình ảnh ông lão càng đáng thương hơn khi ông bán con chó Vàng. Đây là hình ảnh ám ảnh nhất toàn bộ câu truyện. Con chó được ông yêu quý nhưu báu vật, như người đàn bà hiếm hoi có đứa con cầu tự. Ông gọi nó bằng tình cảm thương mến như cha đối với con. Cho nó ăn bát sứ như nhà giàu. Ông hàng ngày tắm cho nó, bắt rận cho nó, vừa uống rượu vừa tâm sự với nó. Vậy mà… cuối cùng ông lại phải bán nó giống như bán đi khúc ruột của mình. Đau đớn, dằn vặt.
Lão đã tự thú nhận rằng: “già bằng này tuổi đầu còn đi lừa một con chó”. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra ngoài. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc”. Một đoạn văn tràn đầy tình cảm, xúc động và bi thương. Chỉ ai có tình yêu thương vô hạn, giàu lòng bác ái mới có thể dành tình cảm sâu nặng đến vậy, dù đó chỉ là một con chó.
Một người nông dân hiền lành chất phác như vậy nhưng cuộc đời lại không may mắn. Ông đã bị đẩy vào đường cùng phải “cắt đi khúc ruột” cuả mình mà bán đi. Ông chính là hình ảnh người nông dân chuẩn mực về đạo đức trong xã hội bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, lối sống thờ ơ với xung quanh “sống chết mặc bay”.
- Luận điểm 3: Lão Hạc nghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng
Phân tích lão hạc – Chi tiết ông giáo mời ăn khoai nhưng lão khước từ, ông chỉ ăn củ chuối, sung luộc nhưng lại từ chối gần như “hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão. Tại sao vậy? Tại vì ông có lòng tự trọng, ông cũng biết rằng “của cho là của lo”. Ông cũng hiểu rằng ông giáo cũng đâu giàu có bao nhiêu. Ông còn sức, ông còn làm được.
Con người ấy, dù trong bước đường cùng vẫn giữ cho mình được lối sống trong sạch, giàu lòng tự trọng. Đây chính là tính cách tốt đẹp của những người dân bị áp bức trong xã hội xưa, một xã hội mà con người dửng dưng, thối nát, đồng tiền ngự trị. Xã hội mà chỉ qua lời nói của vợ ông giáo: ““Cho lão chết! Ai bảo có tiền mà chịu khổ! Lão làm khổ lão chứ ai làm lão khổ. Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão. Chính con mình cũng đói”. Sự thờ ơ đến đau xót của những con người cùng xã hội.
Sự trong sạch và lòng tự trọng còn hiện rõ trong chi tiết ông thà chết không bán đi một sào, ông dành dụm tiền bán chó để gửi ông giáo cho con. Khi đã lo xong chu toàn mọi chuyện, ông đã xin bả chó để tự vẫn, giải thoát cho mình. Ông muốn cái chết của mình thật nhẹ nhàng, không dữ dội, không làm ảnh hưởng đến ai. Đây chính là một chi tiết đắt giá, chỉ có những người sống cùng nông dân, đau cùng nông dân mới thấu hiểu muôn phần tốt đẹp của họ. Và Nam cao đã làm được điều đó. Một chi tiết nhỏ cũng nói lên được tấm lòng cao cả của Lão Hạc, một tấm lòng của người nông dân nhỏ bé trong xã hội xưa.
Bằng ngòi bút hiện thực chân thật, lời văn cô đọng xúc xích, những cuộc đối thoại đầy chất trữ tình với diễn biến tâm lí nhân vật linh hoạt, Nam Cao đã tái hiện cuộc sống hiện thực đầy tàn nhẫn, bức tử người nông dân. Đặc biệt, tác phẩm được viết bằng ngôi thứ nhất, qua lời kể của ông giáo – hay đây chính là lời kể của nhà văn. Đối diện với cuộc sống bần cùng, bế tắc của người nông dân ông giáo cũng không thể làm gì được. Chẳng vậy mà ông giáo đã thốt lên” Thế nó cho bắt à”. Một câu hỏi tu từ, một câu hỏi chỉ để hỏi mà thôi. Một câu hỏi là cả tâm tư dằn vặt vì bản thân mình cũng không thể giúp được cho lão hạc.
Tác phẩm phân tích lão hạc của Nam Cao dù chỉ xoay quanh chuyện Lão Hạc, những câu đối thoại giữa ông giáo và Lão Hạc cũng phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống người nông dân bần cùng, bế tắc trong xã hội xưa. Nhưng trong cái đói, cái khổ đó, chúng ta vẫn hiểu rằng, người nông dẫn bản chất vẫn tốt đẹp, trong sáng và giàu lòng tự trọng.
>> Xem thêm: Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên