Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Dưới đây là tài liệu phân tích hình tượng Tnú mới nhất trong tác phẩm Rừng xà nu ở chương trình Ngữ văn 12. Các bạn học sinh có thể tham khảo để vận dụng vào bài văn của mình sao cho hiệu quả và sâu sắc nhất. Tuy nhiên, các bạn hãy sử dụng phù hợp và sáng tạo để tác phẩm của mình đạt điểm cao.

Bạn đang đọc: Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Chủ đề về lòng yêu quê hương đất nước luôn là một trong những nguồn cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tác nên các tác phẩm nổi tiếng. Mỗi tác phẩm luôn chứa đựng những câu chuyện nhân văn sâu sắc với những nhân vật vô cùng ấn tượng. Phân tích hình tượng Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu, các bạn sẽ hiểu hơn về điều này!

Mở bài

Nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn vô cùng gắn bó với Tây Nguyên. Ông có bút danh là Nguyên Ngọc, sinh năm 1932 ở tỉnh Quảng Nam. Tuy vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông chủ yếu sống ở khu vực miền nắng gió Tây Nguyên. Bởi vậy, ông có những hiểu biết vô cùng sâu sắc về văn hóa, con người và vùng đất Tây Nguyên này. Và những tác phẩm lớn trong sự nghiệp văn chương của nhà văn cũng xuất phát từ nơi đây.

Năm 1950, ông tham gia bộ đội chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhà văn tập kết ra Bắc. Lúc này, ông chắp bút sáng tác viết nên tiểu thuyết nổi tiếng mang tên Đất nước đứng lên, dựa trên câu chuyện có thật của anh hùng Đinh Núp.

Đến năm 1962, nhà văn quay trở lại miền Nam với cái tên là Nguyễn Trung Thành và hoạt độn ở chiến khu V. Sau giải phóng, ông được cử làm Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, và là Tổng biên tập báo Văn nghệ.

Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Văn của tác giả Nguyễn Trung Thành đậm chất sử thi của núi rừng Tây Nguyên kỳ vĩ. Tác phẩm nào cũng mang tới cho người đọc cảm nhận về một miền đất với những con người kiên cường, bất khuất và giàu lòng yêu nước, yêu quê hương. Một trong những tác phẩm được nhiều người yêu thích đó là Rừng xà nu với câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Tnú và sự đấu tranh dũng cảm của dân làng Xô Man.

Phân tích hình tượng Tnú độc giả sẽ nhận ra nhân vật này có rất nhiều phẩm chất cao quý và là người anh hùng kết tinh mọi vẻ đẹp của đồng bào Tây Nguyên.

Phần thân bài chi tiết

Luận điểm 1: hình tượng Tnú với hoàn cảnh ra đời

Theo lời kể của già làng Xu Man, thì nhân vật Tnú là một đứa trẻ mồ côi. Cha mẹ Tnú mất sớm khi anh còn rất nhỏ. Tuy nhiên, anh may mắn lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của dân làng Xô Man. Có thể nói, Tnú là người con chung của cộng đồng buôn làng Xu Man. Bởi thế, Tnú cũng chính là hình tượng kết tinh những vẻ đẹp tinh túy nhất của người dân nơi đây. “Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe…”.

Qua giọng kể của cụ Mết, có thể thấy tuy sinh ra có hoàn cảnh đáng thương, với nhiều nỗi khổ đau. Nhưng Tnú lại là người có tâm hồn trong sạch như suối làng. Tnú không chỉ là con chung của buôn làng mà còn là niềm tự hào, niềm hãnh diện đời đời của mọi thế hệ người dân nơi đây.

Luận điểm 2: Tnú  là người cách mạng trung thành, thông minh, gan dạ

Càng đi sâu vào phân tích hình tượng Tnú, người đọc cảm thấy cuộc đời anh là một sử thi vô cùng hấp dẫn. Ngay từ lúc còn nhỏ, Tnú đã sớm giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Mặc dù cậu đã biết rằng trước đó có nhiều người làm nhiệm vụ này đã bị sát hại dã man như bà Nhan, anh Sút. Nhưng Tnú vẫn quyết tâm xung phong đi nuôi giấu cán bộ. “Lúc đầu thanh niên đi nuôi và gác cho cán bộ, thằng Mỹ – Diệm biết được, nó bắt thanh niên. Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”.; “Rồi nó cấm thanh niên đi rừng. Bà già ông già thay thanh niên đi nuôi cán bộ. Nó lại biết được. Nó giết bà già Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng. Sau cùng đến lũ trẻ thay ông già, bà già. Trong đám đó, hăng nhất có Tnú và Mai”. Qua đây, có thể thấy Tnú là một người vô cùng căm thù giặc và vô cùng yêu buôn làng. Dù biết rằng hiểm nguy có thể cận kề nhưng cậu vẫn không nề hà mà vẫn làm tốt nhiệm vụ được giao. Khi được anh cán bộ hỏi không sợ giặc giết à, thì Tnú khẳng khái trả lời ngay “Cụ Mết nói: Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”. Thật là một tấm gương sáng tuổi nhỏ làm việc nhỏ. Hiểu nghĩa lý, giác ngộ Cách mạng nên Tnú là một người hoạt động rất trung thành. Du bị giặc bắt và tra tấn nhưng Tnú vẫn không hề run sợ. Tnú chỉ tay vào bụng mình và bảo là “cộng sản đây này”. Dù bị chém đầy lưng và bị bắt giam nhưng Tnú đã trốn thoát và về làng trở thành cán bộ thay anh Quyết cán bộ trước đó. Sự trung thành, kiên cường, dũng cảm của Tnú còn được thể hiện ở lần bị giặc tra tấn dã man, đốt 10 đầu ngón tay như đốt đuốc. Thế nhưng, lúc đó Tnú vẫn không cúi đầu trước giặc, không hề kêu than mà trái lại là một tiếng thét kinh hoàng, làm dậy sóng cả dân làng Xô Man, để rồi cả dân làng cùng đứng lên chiến đấu lại lũ giặc ác ôn. Mặc dù vợ con bị giặc giết nhưng Tnú không hề bi quan mà tiếp tục gia nhập lực lượng giải phóng quân. Trở thành cán bộ trả thù cho gia đình và dân làng.

Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Không chỉ là một chiến sĩ Cách mạng gan dạ, kiên cường, Tnú còn là một người nhanh nhẹn, tháo vát và ham học. Khi anh Quyết dạy chữ, Tnú học thua Mai nên vô cùng uất hận mình. Còn lấy đá đập đầu vì cho rằng mình ngu. Nhưng sau đó Tnú được Mai khuyên nhủ nên đã suy nghĩ lại và quyết tâm học được cái chữ. Qua điều này có thể thấy nhân vật Tnú có ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình nên anh đã cố gắng hết sức để học.Việc học hơi chậm nhưng việc đi rừng dẫn cán bộ thì rất nhanh nhẹn và thông minh. Rất nhiều lần nhờ tài trí của Tnú mà các cán bộ đã thoát khỏi sự truy đuổi của lũ giặc. “Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình”.

Luận điểm 3: Tnú là một con người rất yêu gia đình

Đọc Rừng xà nu, độc giả còn ấn tượng với tình yêu thương gia đình tha thiết và nỗi căm giận rực lửa của Tnú với quân thù. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc bắt và tra tấn, Tnú đã không thể chịu được nỗi đau và lao ra cứu. Anh dang rộng cánh tay lớn và ôm lấy vợ con vào lòng. Thế rồi, vợ con chết trên tay anh và anh bị giặc bắt. “Một tiếng thét dữ dội. Chỉ thấy thằng lính giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.

Sau khi tham gia lực lượng giải phóng, anh luôn mang nỗi nhớ nhà, nhà buôn làng. Vì thế, sau khi lập chiến công, dù chỉ được về thăm nhà một ngày nhưng anh vẫn không ngại đường rừng hiểm trở xa xôi để trở về với làng Xô Man.

Luận điểm 4: Tnú hiện lên qua hình ảnh bàn tay

Phân tích hình tượng Tnú trong Rừng xà nu

Đó là bàn tay đầy yêu thương của anh cán bộ Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai đã nắm lấy tay Tnú khi anh vượt ngục trở về. Hình tượng Tnú còn thể hiện qua đôi bàn tay đầy đau thương và căm phẫn khi chứng kiến cảnh vợ con bị giặc giết hại. Bàn tay của Tnú trở thành bàn tay căm thù với những chứng tích bị tra tấn của lũ giặc. Bàn tya của Tnú còn là hình ảnh minh chứng cho con đường đấu tranh của dân làng Xô Man. Đó là nếu giặc cầm súng thì cả dân làng cầm giáo. “Còn mày thì chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu. Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!…”

Kết bài

Qua việc phân tích hình tượng Tnú, có thể nói, đây là nhân vật có một số phận và cuộc đời vô cùng bi thương. Gia đình tan nát vì giặc nhưng anh đã vượt qua nỗi đau cá nhân để chiến đấu, bảo vệ hạnh phúc cho cả cộng đồng. Cũng chính là gia đình lớn lao của nhân vật. Tnú là nhân vật điển hình kết tinh cho mọi vẻ đẹp của dân làng Xô Man đó là vô cùng yêu nước, gan ga và trung thành với Cách mạng.

Tác phẩm Rừng xà nu thành công bởi sự tài tình trong việc xây dựng nhân vật bằng bút pháp hình tượng lý tưởng hóa của nhà văn. Đồng thời, chất sử thi kết hợp với kết cấu truyện lồng trong truyện đặc sắc đã mang tới sự ấn tượng với người đọc. Ngôn ngữ trong tác phẩm cũng rất mộc mạc, dân giã đậm chất Tây Nguyên nên càng khiến tác phẩm vô cùng thu hút.  Rừng xa nu và nhân vật Tnú thực sự là mọt khúc ca sử thi bi tráng, ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy đau thương và mất mát. Hình tượng Tnú là hình ảnh về những con người anh hùng dũng cảm và gan dạ của người con Tây Nguyên. Không chỉ ngày xưa mà ngày nay, người dân nơi đây vẫn luôn mang trong mình một niềm tin sắt đá với Cách mạng, vẫn luôn trung thành với đất nước. Với họ, còn Đảng là còn núi rừng, còn bản làng, còn cuộc sống cộng đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *