Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn lớp 10 trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được xem là nhân vật kẻ sĩ tiêu biểu mang tính hình tượng trong văn học trung đại.
Bạn đang đọc: Bài Mẫu Phân Tích Nhân Vật Ngô Tử Văn Lớp 10 Để Đạt Điểm Cao
Mở bài
Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được đánh giá là câu chuyện hay, tiêu biểu nhất trong Truyền kỳ mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Nhắc đến Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, nhiều người thường sẽ nghĩ ngay đến nhân vật Ngô Tử Văn. Phân tích Nhân Vật Ngô Tử Văn Lớp 10 để thấy được hình tượng một kẻ sĩ cương trực, thẳng thắn, ghét gian tà.
Thân bài
- Luận điểm 1: Ngô Tử Văn và những thông tin lai lịch, cốt cách
Ngô Tử Văn được giới thiệu ở đầu tác phẩm là một người “Khẳng khái, nóng nảy, thấy gian tà thì không thể chịu được,..” Tính cách ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời nói, hành động của nhân vật trong suốt câu chuyện. Chàng Ngô Tử Văn vốn quê ở huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
Chàng vốn là người có tính cách khẳng khái, nóng nảy, khi thấy sự gian tà thì không thể chấp nhận đứng nhìn. Thời kì xa xưa, người dân rất đề cao những người có cá tính trung trực giống như Ngô Tử Văn. Và cũng chỉ có những người sở hữu cốt cách khẳng khái và cương trực như Ngô Tử Văn mới làm được việc lớn.
- Luận điểm 2: Hành động đốt đèn của Ngô Tử Văn
Vào cuối thời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng đất nơi Ngô Tử Văn sinh sống cũng vì thế mà trở thành chiến trường. Bộ tướng của quân đội kẻ thù có một viên Bách hộ họ thôi. Trong lúc chiến đấu đã tử trận ở gần đền. Cũng từ đấy mà trở thành yêu quái trong dân gian. Ngô Tử Văn với cốt cách khẳng khái hiển nhiên không chấp nhất được chuyện yêu quái làm hại dân. Chàng quyết định tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đèn.
Hành động của chàng thể hiện sự cương trực, tinh thần dân tộc và xứng đáng liệt vào hàng trượng phu thời xưa. Hành động tắm rửa sạch sẽ, khấn trời trước khi đốt đền thể hiện rõ ràng Tử Văn không vì ngông cuồng nhất thời. Sau khi đốt đền, chàng “vung tay không cần gì cả”. Bởi chàng đã hoàn thành được mục đích trừ hại cho dân.
Ngô Tư Văn không chỉ cương trực, mà còn là người dũng cảm, không sợ trời không sợ đất. Sau khi đốt đền xong, chàng bị hồn ma tên Bách hộ họ Thôi trở về đòi dựng trả đền, nhưng chàng vẫn mặc kệ ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
Theo quan niệm từ dân gian thời xưa, đốt đền là một chuyện động trời, động đến thần thánh. Mặc dù biết rõ điều đó, nhưng Tử Văn không hề sợ hãi mà trái lại vẫn ung dung tự tại. Bởi hành động của chàng rõ ràng xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, muốn bảo vệ dân lành. Vì thế nên hành động đốt đèn của Ngô Tử Văn đáng được ca ngợi hơn là đáng trách.
- Luận điểm 3: Sự hiện ngang của Ngô Tử Văn khi đứng trước hồn ma kẻ giặc
Có rất nhiều nỗi sợ hãi của con người, trong đó, nỗi sợ hãi ma quỷ được xem là phổ biến và kinh hoàng nhất. Ấy thế mà Ngô Tử Văn lại không hề sợ hãi. Đứng trước sự ngang ngược, quyền phép của hồn ma tên giặc, chàng vẫn tỏ thái độ điềm nhiên, không hề run sợ. Trái lại, chàng tự tin, không quan tâm những lời đe dọa của hồn ma kẻ địch. Đây là khí phách của một người có niềm tin vào chính nghĩa và vào chính bản thân mình.
Nhờ vào tâm thế dũng cảm, dám đứng lên trừ hại cho dân mà Ngô Tử Văn đã được thần linh phù hộ. Tính cách kiên định và tự tin của chàng càng được đẩy lên cao với cảnh Tử Văn bị hồn ma tướng giác áp xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, với khung cảnh địa phủ hung ác, Ngô Tử Văn vẫn kiên cường, đấu tranh vạch tội tên tướng giặc với những lý lẽ cứng cỏi, đanh thép.
Bất chấp tính mạng của mình, Tử Văn vẫn bảo vệ lẽ phải. Chàng nhất quyết không chịu khuất phục trước cường quyền. Từng bước, Ngô Tử Văn đã đánh gục hoàn toàn tên tướng giặc gian manh, xảo trá.
Sau khi được minh oan, Tử Văn đã được trở về nhà. Sau đó, chàng đã được Thổ công đến bảo nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Sự việc này đã chính thức đánh dấu những chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái Kiên cường, lẽ phải trước sự hung bạo, ngang ngược.
Kết luận
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là áng văn kì ảo kết hợp giữa nhiều chi tiết li kì. Thông qua đó, tác giả đã đề cao tâm thế của nhân vật Ngô Tử Văn. Chàng là đại diện cho tầng lớp trí thức của Việt Nam. Với tính cách khẳng khái, dám đấu tranh chống lại cái ác, cái cường bạo. Sẵn sàng chấp nhận những sóng gió, thử thách nhưng vẫn kiên quyết với lý tưởng của mình. Đó là truyền thống cao đẹp mà người Việt Nam đã xây dựng từ bao đời. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Lớp 10 là một trong những nhân vật đầy nghĩa khí và nổi bật trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam.
Đừng quên cập nhật những bài phân tích hay tại website của chúng tôi mỗi ngày quý vị nhé!