Với mọi thế hệ người Việt, câu chuyện Tấm Cám luôn gắn liền với tuổi thơ. Do đó, phân tích nhân vật Tấm lớp 10 trong chương trình Ngữ văn là cơ hội đưa các bạn trở về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp.
Bạn đang đọc: Bài phân tích nhân vật Tấm lớp 10 hấp dẫn và nhiều lượt tham khảo nhất
Các bạn học sinh đang tìm kiếm tài liệu phân tích nhân vật Tấm lớp 10? Các bạn muốn bài văn của mình thật độc đáo và hấp dẫn nhất? Tài liệu mẫu dưới đây đáp ứng mọi yêu cầu của bạn. Miễn sao bạn vận dụng kết hợp cả trí thông minh và khả năng sáng tạo của bản thân để làm bài hiệu quả nhất.
Mở bài phân tích nhân vật Tấm
Để phân tích nhân vật Tấm lớp 10 được sâu sắc, chúng ta cần tìm hiểu qua về truyện cổ tích nổi tiếng này. Đây là một trong những truyện cổ tích Việt Nam tiêu biểu và hấp dẫn nhất. Nó không chỉ được truyền miệng trong dân gian mà còn được đưa vào giảng dạy từ những khối cấp mầm non. Bởi tác phẩm là tiêu biểu cho khát vọng và ước mơ của con người về cuộc sống “ở hiền sẽ gặp lành”. Là câu chuyện của những người có sộ phận khổ đau nhưng vì tốt bụng nên luôn được che chở.
Trong cổ tích Tấm Cám, nhân vật Tấm là trung tâm, mang trong mình số phận bất hạnh, khổ cực. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời, Tấm dần có sự trưởng thành trong nhận thức và hành động. Tấm từ một cô gái cam chịu, yếu đuổi trở nên mạnh mẽ, dám đứng lên để bảo vệ hạnh phúc của mình và trừng trị cái ác.
Thân bài chi tiết phân tích nhân vật Tấm lớp 10
Luận điểm 1: xuất thân của nhân vật Tấm
Truyện cổ tích Tấm Cám bắt đầu bằng việc kể rằng, mẹ Tấm mất sớm. Cha Tấm lấy vợ khác. Sau đó vì ốm cũng mất. Tấm phải ở với mụ dì ghẻ và con gái mụ tên là Cám.
Tấm xinh đẹp, hiền lành, nết na, chịu thương chịu khó. Tấm làm việc ngày đêm, từ giã gạo cho đến chăn trâu, mò cua bắt ốc. Tấm là đại diện cho cái thiện lương. Còn mẹ con Cám vừa xấu xí, vừa lười biếng, đại diện cho cái ác.
Tấm là con riêng nên phải chịu bao đắng cay tủi nhục. Cuộc sống của Tấm là hiện thân cho những số phận tội nghiệp, thương tâm. Quá trình Tấm sống trong môi trường đầy rẫy cái ác của mẹ con Cám, chính là cuộc tranh đấu của những con người lương thiện để bảo vệ và giành lấy hạnh phúc của mình trước cái ác.
Luận điểm 2: Tấm là cô gái yếu đuối, thật thà, tốt bụng nhưng cam chịu
Phân tích nhân vật Tấm, độc giả sẽ thấy rõ bức tranh về một con người thiện lương sống trong hoàn cảnh bất hạnh.
Tấm hiện lên là một cô gái chăm chỉ, thật thả nhưng yếu đuối và cam chịu. Thông qua câu chuyện đi bắt tép ở ngoài đồng với Cám. Tấm chăm chỉ bắt đầy giỏ. Nhưng sau khi tin lời Cám xuống gội đầu cho sạch, thì bị Cám lấy hết cá tép. Khi biết được sự thật, Tấm không chạy đi đòi lại đồ của mình mà chỉ biết ngồi khóc. Lúc đó, ông Bụt đã hiện lên hỏi han và tặng con cá bống để Tấm bầu bạn.
Sự yếu đuối, thật thà của Tấm còn thể hiện ở việc đi chăn trâu. Mẹ con Cám nói sao Tấm nghe vậy, mà không hề đáp trả lại. Tấm đi chăn trâu đồng xa, để rồi mẹ con Cám ở nhà lừa bắt cá bống ăn thịt. Đi làm về, không thấy cá bống đâu, thay vì đi tìm hỏi nguyên do thì Tấm lại chỉ ngồi khóc và Bụt lại hiện lên. Bụt mách cho Tấm về viêc lấy xương cá để cho vào lọ và chôn dưới bốn chân giường.
Đọc câu chuyện Tấm Cám đến đây, độc giả nhận ra nhân vật Tấm có điểm gần giống với nhân vật Lọ Lem trong truyện cổ Grim. Hai nhân vật đều cam chịu và bị mụ gì ghẻ cùng con riêng nhiều lần lọc lừa, hãm hại.
Sự yếu đuối, cam chịu của Tấm còn thể hiện rõ rệt ở lần đi xem hội. Trong khi mẹ con Cám xúng xính váy áo thì Tấm phải ở nhà nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo và còn không có quần áo mới. Tấm không phản kháng mà chỉ biết ngồi khóc và cuối cùng Bụt lại hiện lên. Bút sai đàn chim xuống nhặt giúp Tấm. Bụt bảo Tấm lấy 4 lọ dưới chân giường để có quần áo mới, xe ngựa để đi trẩy hội. Nhờ thế, Tấm đã gặp đức vua và trở thành hoàng hậu.
Có thể thấy, xuyên suốt phần truyện đầu, Tấm được xây dựng với hình tượng một cô gái hiền lành, tốt bụng nhưng có phần nhu nhược và cam chịu. Mặc dù nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại, chà đạp, ức hiếp, nhưng Tấm không hề phản kháng mà luôn khóc lóc vì ấm ức. Nhưng khi Tấm thể hiện sự bất lực đó thì độc giả bắt gặp yếu độ kỳ ảo là ông Bụt. Ông Bụt, hay bà tiên đơn giản chỉ là sự hóa thân của công lý luôn đứng về cái thiện và bảo vệ cái yếu.
Luận điểm 3: Tấm trở thành cô gái kiên cường, mạnh mẽ chống lại cái ác
Phân tích nhân vật Tấm lớp 10 độc giả tức giận thay cho sự cam chịu bao nhiêu thì đến những phần tiếp theo, độc giả lại hả hê bấy nhiêu. Tấm giờ đây đã đổi khác. Vốn là người con hiếu thảo, Tấm về ăn giỗ cha. Nhưng đúng lúc đó, Tấm lại bị mẹ con Cám hãm hại. Khi Tấm trèo cau hái quả cúng bố thì mẹ con Cám chặt cây khiến Tấm ngã chết. Nhưng Tấm không cam chịu nữa. Cô hóa thân thành con chim vàng anh ngày ngày ở bên vua, hát cho vua nghe. Tiếng hót của chim hay tiếng nói của Tấm “Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch…chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” là minh chứng rõ nét cho sự trở lại đầy lợi hại của Tấm với mẹ con Cám. Mẹ con Cám tiếp tục đại diện cho cái ác, tiếp tục làm việc xấu xa khi ra tay giết chim vàng anh. Tấm không đành long, cô hóa thành cây xoan đào tỏa bóng mát cho nhà vua. Biết thế, mẹ con Cám lại tiếp tục chặt cây làm khung cửi. Tấm lại tiếp tục hóa thành con chim ác đậu trên khung cửi để thẳng thừng tuyên chiến với kẻ thù “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chi, chị khoét mắt cho”. Những câu từ nghe thật rung rợn khiến mẹ con Cám sợ quá phải đem đốt khung cửi. Thế rồi, Tấm hóa thành quả thị ngày ngày giúp bà têm trầu, quét dọn, để một ngày gặp lại vua và lại được trở về làm hoàng hậu. Cuối cùng, sau bao lần gian khổ, kiếp nạn, cuối cùng Tấm vẫn trở về bên vua hạnh phúc.
Có thể nói, quá trình đấu tranh quyết liệt đó đã khiến Tấm trưởng thành hơn trong ý thức. Tấm đã thay đổi từ một cô gái yếu đuối, thành một hoàng hậu mạnh mẽ, quyết tâm giữ lấy hạnh phúc. Mỗi lần hóa thân của Tấm là một lần minh chức cho sức sống mãnh liệt, của sự thiện lương trước cái độc ác, tàn nhẫn.
Luận điểm 4: Tấm trở về và lợi hại hơn xưa
Tấm được vua đón về cung trong sự sợ hãi, ngỡ ngàng của mẹ con Cám. Không dừng lại đó, Tấm còn thẳng tay trừng trị mẹ con Cám. Tấm cho bảo Cám muốn đẹp như chị thì tắm nước sôi. Tấm để cho Cám tự mình giết mình. Sau đó, Tấm còn gửi mắm ngâm từ thịt Cám cho mụ dì ghẻ ăn. Mụ ta sợ quá mà chết. Hành động của Tấm tuy rằng khá mất nhân tinh nhưng với ngày xưa đó là hành động phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm. Đồng thời nó cũng thể hiện khát vọng về một xã hội công bằng của nhân dân. Cũng như thể hiện rõ quan niệm “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”.
Kết bài chi tiết phân tích nhân vật Tấm lớp 10
Truyện cổ tích Tấm Cám không chỉ hấp dẫn ở cốt truyện độc đáo mà còn ở cách xây dựng những mẫu thuẫn có sự tiếp nối để thể hiện sự phát triển trong hành động của nhân vật. Tác phẩm xây dựng hai tuyến nhân vật rõ rệt, để khắc họa mỗi nhân vật được chân thực và sống động. Kết hợp với các yếu tố thần thánh, giúp câu truyện trở nên như một bộ phim li kỳ, cuốn hút.
Phân tích nhân vật Tấm lớp 10, độc giả có thể khẳng định đó là nhân vật điển hình cho cái tốt đẹp, cái lương thiện. Chính bởi vậy mà khi khen ai đó nết na, thùy mị, hiền lành, người ta thường ví là “hiền như Tấm”.