Các bạn đang tìm tài liệu phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý chi tiết nhất? Các bạn muốn hoàn thành tốt chương trình Ngữ văn lớp 10? Dưới đây là tài tiệu dàn bài chi tiết mà các bạn cần. Hãy tham khảo và ứng dụng vào bài viết phù hợp nhé!
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý chi tiết nhất
Tác giả Nguyễn Dữ không chỉ nổi tiếng với câu chuyện về người con gái Nam Xương mà còn để lại dấu ấn trong lòng độc giả với tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. Đây cũng là một dàng truyền kỳ, sử dụng những yếu tố hoang đường để diễn tả thực tế trần trùi. Phân tích nhân vật Ngô Văn Tử dàn ý chi tiết là cách các bạn làm bài văn phân tích chuẩn hơn và sâu sắc hơn.
Phần mở bài dàn ý chi tiết
Luận điểm 1: giới thiệu khái quát tác giả
– Trước khi đi vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, các bạn cần giới thiệu qua lai lịch tác giả. Tác giả Nguyễn Dư là Hải Dương. Ông sống vào khoảng thế kỷ 16. Theo sử sách ghi lại, lúc nhỏ, ông là người học rộng, biết nhiều. Ông làm quan tri huyện. Nhưng vì bất mãn với thời cuộc nên lấy cớ nuôi mẹ già xin từ chức rồi về ở ẩn tại núi vùng Thanh Hóa. Từ đó, ông không đến chốn thị thành nữa mà mất luôn ở đó. Tác phẩm duy nhất của ông còn lại là Truyền kỳ mạn lục, trong có 2 tác phẩm được đưa vào giảng dạy là Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Luận điểm 2: giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn
– Ngô Tử Văn là nhân vật chính của truyện. Ông đại diện cho tầng lớp yêu nước trí thức, dũng cảm, cương trực, thắng thắn, dám đứng lên diệt trừ cái ác, bảo vệ nhân dân.
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý chi tiết phần thân bài
Luận điểm 1: lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn
– Ngô Tử Văn tên thật là Soạn, ở huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Con người này có tính cách cương trực, khảng khái, nóng nảy, thấy chuyện bất bình là liền chẳng tha. Ông thường xuyên giúp đỡ dân đen nên nổi tiếng khắp vùng Bắc, ai nấy đều nức lời khen ông cương trực, ngay thẳng.
– Với việc giới thiệu tên tuổi và địa chỉ đầy đủ đó, tác giả Nguyễn Dữ cho người đọc tin rằng, đây là nhân vật có thật. Mở đầu là những câu từ khen ngợi, xây dựng cho nhân vật một mẫu hình chính nghĩa, lý tưởng. Hướng độc giả đến việc cảm mến, khâm phục nhân vật này.
Luận điểm 2: Ngô Tử văn và hành động đốt đền
– Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý chi tiết, các bạn cần nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hành động đốt đền của nhân vật này. Theo quan niệm truyền thống, thì việc đốt đền sẽ là hành động bang bổ thần linh. Do đó, ai cũng kiêng kị, sợ hãi và không dám làm. Thế nhưng Ngô Tử Văn đã không hề kiêng dè điều đó. Khi biết đây là nơi trú ngụ của hồn ma tướng giặc họ Thôi. Một kè thù không những xâm lược đất nước mà còn làm ma làm quái, phá hoại cuộc sống của dân, thì ông liền đốt cháy.
– Có thể khẳng định, việc làm của Tử Văn là hành động chính nghĩa, lấy gan từ tà, diệt hung ác. Hành động của một anh hùng, không chịu đứng yên trước việc làm bất nghĩa. Việc kể lại hành động này nhằm ca ngợi và ủng hộ việc làm chính nghĩa của Tử Văn.
– Là một người cương trực, biết suy nghĩ trước khi làm nên trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ, rồi khấn vái trời đất. Ông làm việc với thái độ kính cẩn, nghiêm túc. Điều đó chứng tỏ ông cũng coi trọng thần linh chứ không phải là không coi trọng. Hành động của ông là có dự tính chứ không phải là bốc đồng, bộc phát. Tuy nhiên, vì biết việc làm là chân chính, không phạm tội với trời đất nên khi châm lửa đốt, dù nhiều người lắc đầu lè lưỡi, nhưng ông vẫn vung tay không cần gì, dứt khoát thực hiện, vượt qua cả sự tưởng tượng của mọi người. Điều này càng chứng tỏ, ông là con người dũng cảm, dám làm dám chịu.
– Sau khi Tử Văn đốt cháy đền, bỗng có nhiều chuyện lạ xảy đến với ông. Lúc này, tác giả Nguyễn Dữ đưa vào thêm những chi tiết hoang đường để câu chuyện trở nên ly kỳ hấp dẫn. Đầu tiên, Tử Văn thấy đầu lảo đảo, bụng run lên rồi nổi cơn sốt rét, người cực kỳ khó chịu. Sau đó, Tử Văn đối đầu với hồn ma tên tướng giặc. Hắn giả làm cư sĩ đến mắng chửi, đe dọa đòi Tử Văn phải xây lại đền. Nhưng Từ Văn giữ thái độ mặc nhiên, không thèm đếm xỉa, ngồi ngất ngưởng.
– Qua đây có thể thấy, Tử Văn là người cực kỳ dũng cảm và kiên cường, không hè sợ hãi trước sự hống hách dọa nạt của tên tướng giặc.
– Không những thế, sau khi nghe chuyện Thổ Công bị tên tướng giặc hãm hại, Tử Văn còn nghĩ cách đối phó. Dù là người trần mắt thịt hay thần tiên, nếu ai cần giúp Tử Văn đều sẵn sàng ra tay.
– Qua đây tác giả Nguyễn Dữ muốn lên án xã hội còn nhiều bất công và tồn tại nhiều chuyện phi lý, thật giả trắng đen đều lẫn lộn. Đồng thời ca ngợi những hành động đấu tranh vì chính nghĩa của con người.
Luận điểm 3: Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti.
– Câu chuyện Ngô Tử Văn chưa dừng ở đó, hồn ma tên tướng giặc đã kiện ông xuống Minh ti. Tại đây, ông còn phải đương đầu với thế lực áp đảo, mạnh mẽ là Diêm Vương. Nhưng ông không hề sợ hãi. Ông thể hiện chí khí của người ngay thẳng, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương. Ông bình tĩnh, sử dụng tài trí để trấu tranh, đưa ra những bằng chứng thuyết phục để thắng kiện. Cuối cùng ông thắng và được của làm chức phán xử ở đền Tản Viên.
– Qua đây có thể thấy dù có phải đấu tranh bao lâu, dù chịu uất ức như thế nào thì cuối cùng cái thiện cũng chiến thắng nếu cương quyết bảo vệ và dám đứng lên.
Luận điểm 4: Ngô Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên
– Đây là chi tiết kỳ ảo nữa mà tác giả Nguyễn Dữ đem vào để thể hiện niềm tin vào chân lý những điều tốt đẹp sẽ trường tồn. Còn những điều xấu xa sẽ lụi tàn theo cách riêng.
– Tác giả cũng mô tả lại cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người dân, cho thấy niềm vui và sự tin tưởng của dân làng vào một vị quan tốt, anh minh.
Luận điểm 5: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý chi tiết, các bạn cần thiết phải nhắc đến nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua việc xây dựng cố truyện hấp dẫn cùng với những xung đột kịch tính cao trào. Nhân vật được khắc họa rõ nét qua hành động, lời nói. Đồng thời sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo khác như liệt kê, đối lập tương phản. Đặc biệt là sử dụng các chi tiết kỳ ảo, hoang đường khiến tác phẩm trở nên ly kỳ, hấp dẫn. Những chi tiết đó được miêu tả rõ nét, đúng theo trí tưởng tượng nên khiến độc giả không hề có cảm giác giả tưởng, hay xuyên tạc. Nhờ đó mà các nhân vật lẫn tác phẩm vẫn luôn ám ảnh người đọc khi gấp sách lại.
Kết bài chi tiết phân tích nhân vật Tử Văn dàn ý
– Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn dàn ý kết bài, một lần nữa các bạn khái quát lại toàn bộ nội dung cũng như nghệ thuật xây dựng Ngô Tử Văn. Đó là nhân vật có nhân cách ra sao, và có những hành động chính nghĩa như thế nào?
– Đồng thời, nêu cảm nhận của cá nhân về những bài học về nhân sinh quan về cái thiện và cái ác, về phe chính và phe tà. Đó là dù trong xã hội nào, đều không thể tránh khỏi những điều bất công. Nhưng khí cái thiện dám đứng lên đấu tranh và bảo vệ lẽ phải thì tất yếu sẽ chiến thắng.