Dưới đây là tài liệu phân tích nhân vật Thúy Kiều chi tiết trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” thuộc chương trình Ngữ văn 9. Bài văn sẽ giúp các bạn có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về nhân vật Kiều. Từ đó biết vận dụng vào bài làm của mình một cách hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
Có lẽ, trong nên văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm nào có sức ảnh hưởng lớn như tác phẩm Truyện Kiều. Đây là một tác phẩm truyện bằng thơ tiêu biểu, được xây dựng thành truyện, thành bói, thành lẫy Kiều rất động đáo và được nhiều người đón nhận. Các nhân vật trong tác phẩm, trở thành hình tượng điển hình cho vẻ đẹp và kiếp người thời phong kiến. Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chúng ta sẽ càng cảm nhận rõ hơn về điều đó.
Mở bài phân tích nhân vật Thúy Kiều
Trước khi đi vào phân tích nhân vật Thúy Kiều, chúng ta cần khái quát về tác giả Nguyễn Du. Nhà thơ Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiêụ Thanh Hiên. Ông sinh ra và được nuôi dưỡng trong một gia đình quan lại, có truyền thống khoa bảng ở Tiên Điền, Hà Tĩnh. Đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, trong khi quê ngoại ông ở Bắc Ninh, cái nôi của văn hóa quan họ, nên ông sớm được tiếp xúc với nhiều vùng văn hóa, vốn sống và hiểu biết phong phú.
Tuy nhiên, ông lại lớn lên trong thời đạo loạn lạc, xã hội khủng hoảng, đất nước bị chia cắt hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cùng với nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra tiêu biểu như khởi nghĩa Tây sơn, lập nên triều đình nhà Nguyễn. Cuộc đời trải qua nhiều phong ba bão táp, giú ông trau dồi được vốn sống và các nền văn hóa. Nhờ đó thơ ca ông cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc sống của chính ông.
Ông để lại cho đời nhiều kho tàng tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, tác phẩm Đoạn trường tân thanh viết về câu chuyện cuộc đời nàng Kiều là nổi tiếng hơn cả. Tác phẩm này không chỉ có sức ảnh hưởng lớn trong nước mà còn được dịch ra nhiều thứ tiếng và được biến tấu thành nhiều thể loại khác nhau như bói Kiều, lẩy Kiều…
Nhân vật Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Với 3254 câu thơ theo thể song thất lục bát, Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét vẻ đẹp, cuộc đời hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều cũng như phản ánh bức tranh xã hội phong kiến đầy rầy bất công và thối nát.
Thân bài phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
Luận điểm 1: khái quát đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
Mỗi đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều đều mang một giá trị nội dung độc đáo riêng. Ví dụ như đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Đây là đoạn trích giới thiệu về vẻ đẹp và nhân phẩm của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
………………………….
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Trong đoạn trích này, đại thi hào Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều với vẻ đẹp nghiêm nước nghiên thành. Nàng không chỉ đẹp về vẻ ngoài mà còn đẹp bởi phậm hạnh, đạo đức. Một con người tài, hoa xinh đẹp như thế nhưng tiếc thương thay lại mang số phận bi đát.
Với tấm lòng yêu người sâu sắc, tác giả Nguyễn Du đã dành tặng Thúy Kiều những ca từ đẹp đẽ nhất. Đồng thời lên an sâu sắc xã hội phong kiến tàn bạo, bất công, chà đạp lên người phụ nữ, dồn họ vào con đường cùng không lối thoát.
Nhân vật Thúy Kiều lúc này còn là hiện thân vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Thúy Kiều mang vẻ đẹp toàn vẹn từ dung nhan đến đức hạnh cao quý.
Luận điểm 2: vẻ đẹp hoàn hảo xưa nay hiếm của Thúy Kiều
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích này, chúng ta nổi bật vẻ đẹp hình thể của nàng Kiều. Nguyễn Du miêu tả:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
……………….
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Trước khi đi vào khắc họa riêng vẻ đẹp của “hai ả tố nga”, thi hào Nguyễn Du đã gợi mở bằng hai câu thơ ước lệ thật tài tình. Ông ví cốt cách của hai chị em Thúy Kiều dịu dàng và căng tràn sức sống như những cây mai mùa xuân. Trong khi đó tinh thần yêu đời, tuổi trẻ của hai chị em tinh khiết, trong trắng như màu tuyết trắng. Thật là một vẻ đẹp khiến người nghe cũng phải hồn xiêu phách lạc. Đã thế, tác giả còn nói thêm, “mười phân vẹn mười”. Có nghĩa là không có gì để chê trách, vẻ đẹp ấy không thể bới lông tìm ra một dấu vết nào đen tối cả. Tất cả đẹp đến hoàn mỹ.
Nếu như bên trên, độc giả mường tượng ra một vẻ đẹp đoan trang tròn trịa của Thúy Vân, đến nỗi “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” thì đến Thúy Kiều, lại là một vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”. Một vẻ đẹp mà chứa đựng ở trong đó sự thông minh, lẫn tai năng ứng biến. Kiểu như chỉ cần Thúy Kiều nhìn thôi, ánh mắt cũng đủ hút hồn bao quan khách. Không dừng lại đó, nhà thơ Nguyễn Du tiếp tục phóng bút, nâng cấp vẻ đẹp của Thúy Kiều lên một tầm phi thường, có 1 – 0 – 2. Cả gương mặt của Thúy Kiều là kết tinh của vẻ đẹp của mùa thu lẫn mùa xuân. Đến nỗi “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Nếu như các hình ảnh thiên nhiên, như mây và tuyết chịu nhường và chịu thua trước vẻ đẹp của Thúy Vân thì đến Thúy Kiều, thiên nhiên không chỉ chịu thua mà còn phải cảm thấy ghen tị. Toàn con người Thúy Kiều toát lên sức sống tươi mới, căng tràn niềm hạnh phúc của thiếu nữ đến nỗi hoa và liễu, những thứ là đẹp nhất của đất trời cũng thấy thật hờn tủi vì thua kém.
Ngoài ra, thi hào Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” càng tôn thêm vẻ đẹp lồng lộn, đến mức quá hoàn hảo của Thúy Kiều và Thúy vân.
Có thể nói, qua với tài năng của mình, nhà thơ Nguyễn Du đã tạo nên một bức chân dung Thúy Kiều đẹp đến hoàn mỹ về vẽ bề ngoài. Mà có lẽ trên thế giới này, không còn ai có thể đẹp như Kiều.
Luận điểm 3: vẻ đẹp phẩm giá và tài năng
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, độc giả không chỉ được ngắm nhìn một mỹ nhân có vẻ đẹp chim sa cá lặn mà còn là một người con gái tài đức vẹn toàn.
“Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Nàng Thúy Kiều có tài năng không chỉ giỏi đơn thuần, mà giỏi đạt đến mức hiếm có “Thông minh vốn sẵn tính trời”. Có nghĩa là Kiều có trí thông minh bẩm sinh. Từ khi trong bụng mẹ đã có được trời cho khả năng thiên bẩm. Không những thế, sau khi sinh ra, nàng cũng tự trau dồi thêm để cái vốn thông minh ấy ngày càng thăng hoa đạt đến đỉnh cao nhất. Theo quan niệm xưa, người phụ nữ phải “công, dung, ngôn, hạnh”. “Công” là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá một người phụ nữ giỏi giang gồm đủ các món nghề như “cầm, kỳ, thi, họa”. Và ở đây, thi hào Nguyễn Du đã phác họa chân dung nàng Kiều với đầy đủ các món ấy “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”.
Đặc biệt, nàng Thúy Kiều còn có tài đàn hát rất giỏi, đến nỗi, Nguyễn Du phải thốt lên: “Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”
Thúy Kiều không chỉ có tài năng bẩm sinh mà nàng còn là một người con gái chăm chỉ, có khát vọng sống và luôn muốn hoàn thiện mình. Nàng không tự biết bản thân đẹp nên thường xuyên trau đồi đức độ, tài năng để xứng đáng với vẻ đẹp trời phú cho đó. Bởi vậy, nàng không chỉ chăm chỉ học vẽ, chơi cờ, làm thơ, hát, đánh đàn, thêu thùa… mà còn chinh phục chúng để trở thành một người tải giỏi nhất, không có thể sánh bằng.
Có thể nói, ở Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du đã vẽ lên một bức tranh về người con gái thời phong kiến tuyệt sắc gia nhân và tài đức vẹn toàn. Thế nhưng, chính điều đó lại là điều chẳng lành cho một kiếp hồng nhan.
Luận điểm 4: bút pháp nghệ thuật đặc sắc
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” không thể không nói tới bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả Nguyễn Du.
Trong đoạn này, ông sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng rất giàu hình ảnh. Đây cũng là kiểu cách sử dụng nghệ thuật phổ biến trong thơ xưa, khi lấy hình ảnh vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Nếu chú ý, chúng ta cũng sẽ bắt gặp những kiểu ước lệ này trong thơ Hồ Chí Minh, thờ bà Hồ Xuân Hương, hay bà Huyện Thanh Quan.
Bên cạnh đó, đại thi hào Nguyễn Du còn sử dụng các thành ngữ, tục ngữ, giàu sức gợi để khắc họa đậm nét nhân vật Thúy Kiều. Chính nhờ những câu ca đó càng khiến cho vẻ đẹp hình thể và nhân phẩm của Kiều càng trở nên phi thường và mang màu sắc chân lý hơn.
Qua đây, ông muốn khẳng định lại vẻ đẹp vẹn toàn của người phụ nữ thời xưa. Họ có đầy đủ những gì mà xã hội cần có rồi thế nhưng họ lại phải chịu một cuộc sống bi thương, một số phận bất hạnh. Với việc ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, tác giả cũng góp phần lên án xã hội phong kiến bất công, thối nát, chà đạp lên cuộc sống hạnh phúc con người nói chung và người phụ nữ nói riêng.
Kết bài phân tích nhân vật Thúy Kiều
Qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, độc giả lần đầu tiên được chiêm ngưỡng một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Mà có lẽ là trong thực tế cuộc sống hiện đại. Có lẽ, nếu có phẫu thuật thẫm mỹ, chắc cũng chẳng ai có thể có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành như Thúy Kiều. Nét đẹp ấy không chỉ toát ra từ vẻ bề ngoài mà còn từ phẩm hạnh và tài năng. Để rồi sau này, khi đi sâu vào những phần sau của tác phẩm, độc giả sẽ thấy một Thúy Kiều hiếu thảo, trọng tình trọng nghĩa đến nỗi phải bán thân chuộc cha, cứu em, hy sinh tình riêng để dành trọn chữ hiếu. Để rồi qua nhiều phong ba bão tố cuộc đời, nàng trở thành một Thúy Kiều từng trải và những chiêm nghiệm cuộc đời thấu tình đạt lý.
Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích, càng thấy rõ tài năng ngôn ngữ của thi hào Nguyễn Du. Qua hơn 3 nghìn câu thơ, độc giả có thể thấy vốn từ, vốn hiểu biết chữ Nôm của ông vô cùng phong phú và giàu có. Không những thế, ông còn có một trái tim nhân hậu, yêu thương con người tha thiết và biết nhìn nhận cái đẹp đúng cách. Chỉ có một tâm hồn tha thiết với cuộc sống, với lẽ phải của đời người mới có thể viết nên những áng thơ hay để lại cho muôn đời như thi hào Nguyễn Du.