Phân tích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Tục ngữ Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng phân tích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây để các em học sinh có thể tài liệu tham khảo và hành văn hay hơn.
Bạn đang đọc: Phân tích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính xác
Bài mẫu phân tích
Mở bài
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống tốt đẹp. Bên cạnh những đức tính như đoàn kết, tương than tương ái, hiếu khách thì Việt Nam còn được biết đến là đất nước với những con người có lối sống đẹp, đạo đức, biết trước biết sau, lễ nghĩa. Chính vì vậy, những đức tính tốt đẹp của dân tộc được đúc kết qua rất nhiều câu tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ nổi tiếng phải kể đến “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” – câu tục ngữ vô cùng ngắn gọn, súc tích mà giàu ý nghĩa, mang tính răn dạy cho các thế hệ trẻ, thế hệ mai sau.
Thân bài
Phân tích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Tại sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? Đối với thê hệ trẻ chúng ta, có lẽ đây là một câu tục ngữ rất hay và ý nghĩa đã được ông cha ta đúc kết và truyền miệng nhau đến ngày nay.
Tục ngữ chính là một trong những thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, trí thức của nhân dân dưới hình thức là một câu nói cực kì ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ , dễ truyền đạt. Chính những câu tục ngữ ấy đã có giá trị văn học và giá trị đạo đức lớn lao, nuôi dưỡng tâm hồn những thế hệ Việt nam sau này.
Trở lại với câu hỏi Tại sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? Đây là câu tục ngữ có hai nghĩa đen và nghĩa bóng. Hiểu theo nghĩa đen, quả là một loại trái được hình thành nhờ bầu, nhụy của cây. “Người” chính là người trồng chăm sóc, vun vén cho cây phát triển và hình thành quả để cho chúng ta hưởng thụ trái ngọt. Vì vậy khi ăn quả chúng ta phải nhớ đến công lao của những người vất vả đã trồng ra nó. Quả có thể hiểu rộng là là lương thực, thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày.
Còn hiểu theo nghĩa bóng, quả ở đây chính là thành quả, là công lao và người được hưởng là chúng ta. Còn người ở đây là những người đã tạo ra thành quả và công lao ấy. Như vây khi chúng ta được hạnh phúc, được thưởng thức thành quả chúng ta phải biết ơn đến người đã làm nên thành quả ấy cho mình. Đây chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay.
Truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã được dân tộc ta phát huy rất mạnh mẽ từ xưa. Việc đó được thực hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng đã có công với đất nước. Còn ở hiện tại chúng ta vẫn tổ chức những ngày lễ tri ơn những con người, những ngành nghề đã có công lao lớn cho xã hội như ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 27/7… Hay như trong đại dịch Covid 19 đang diễn ra, chúng ta thể hiện lòng biết ơn qua hành động tri ân những y bác sĩ tuyến đầu đang ngày đêm chống dịch, chúng ta tổ chức các cuộc thi viết về những con người đã có nhiều đóng góp cho chiến dịch chống dịch Covid 19…
Đối với thế hệ bây giờ và mai sau nữa cần phải luôn nhớ đến công lao của những người đã hi sinh, đổ máu để dành độc lập cho đất nước, để chúng ta có một Việt Nam rực sáng như hôm nay. Chúng ta không thể và không bao giờ được quên những hi sinh to lớn đó. Đối với riêng mỗi cá nhân chúng ta cần cảm ơn cha mẹ, cần tri ân thầy cô những người đã luôn bên ta, dẫn dắt, nuôi dưỡng ta trưởng thành như ngày hôm nay. Đó đều là những công lao to lớn trong cuộc đời không gì bao giờ đền đáp hết được. Đặc biệt là cha mẹ, công lao to lớn sinh thành, nuôi dưỡng ta cần phải luôn trân trọng, báo hiếu và làm mọi điều tốt đẹp để cha mẹ vui vẻ, hạnh phúc về ta. Bởi vì:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Và trong cuộc đời chúng ta cũng đừng bao giờ quên những người bạn, những người ta gặp trên đường đời. Mỗi người đều mang đến cho ta một bài học sâu sắc về cuộc sống, giúp ta sống tốt hơn mỗi ngày. Tuy họ không đem lại cho ta vốn trí thức quý giá nhưng họ lại cho ta những bài học về cuộc sống. Nhờ có họ, chúng ta mới thấy cuộc sống này thật đa dạng, thiên biến vạn hóa, và cần phải sống sao cho thật có ích.
Phân tích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay uống nước nhớ nguồn chính là những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và được phát huy từ nhiều đời nay. Hãy luôn nhớ, trong cuộc sống của chúng ta, khi ta hưởng bất kì một thành quả nào, dù là nhỏ nhất cũng hãy luôn nhớ đến người đã làm ra thành quả đó, những người đã dạy dỗ ta từng bước trên đường đời. Đó có thể là thầy cô, là cha mẹ, là bạn bè…
Kết bài
Chỉ một câu tục ngữ thật ngắn gọn xúc tích Ăn quả nhớ kẻ trồng cây mà nó lại vô cùng nhiều ý nghĩa, giúp chúng ta hiểu ra chân lí của cuộc sống, giá trị đạo đức cần hướng tới. Có thể nói đây chính là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của chúng ta đối với những người đã mang đến những thành quả tốt đẹp để chúng ta được hưởng. Lòng biết ơn chính là khởi đầu của mọi đức tính tốt đẹp khác. Hãy luôn nhớ điều này nhé.
>> Xem thêm: Phân tích ca dao than thân yêu thương tình nghĩa đầy đủ, chính xác