Khi phân tích thơ hay văn xuôi, cảm xúc là điều quan trọng. Tuy nhiên, một bài văn chặt chẽ mới mang đến điểm số cao. Vậy làm thế nào để có một bài phân tích thơ chặt chẽ, thuyết phục? Bài viết cách phân tích một bài thơ dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những kỹ thuật cơ bản để có được bài văn như ý.
Bạn đang đọc: Cách phân tích một bài thơ để đạt điểm cao như mong muốn
Cách phân tích một bài thơ – những điểm cần chú ý
Cách phân tích một bài thơ vốn không có gì quá cầu kỳ, bạn chỉ cần nắm vững các yêu tố cơ bản và từ đó triển khai ý, đảm bảo bài viết sẽ đạt được kết quả tốt. Theo đó, có sáu điểm bạn cần lưu ý khi phân tích một bài thơ.
Điều đầu tiên bạn cần lưu ý, đó là các thông tin liên quan đến cuộc đời tác giả. Điểm này rất quan trọng, bởi thông thường, những sự kiện trong cuộc đời tác giả sẽ ảnh hưởng đến quan điểm nghệ thuật cũng như tư tưởng mà tác giả thể hiện qua tác phẩm.
Thứ hai, hoàn cảnh ra đời bài thơ bạn cần nắm rõ. Một bài phân tích thơ thuyết phục là người viết biết cách liên hệ giữa bài thơ và điều kiện thực tế hay còn gọi là bối cảnh sáng tác. Bởi mặc dù văn chương là sự lãng mạn hóa cuộc sống, nhưng nó được sáng tác dựa trên bối cảnh, hoàn cảnh nhất định và tất nhiên mục đích đều hướng đến phản ánh hiện thực cuộc sống.
Thứ ba, một điểm quan trọng về hình thức của thơ cần lưu ý là thể thơ. Thông qua thể thơ, ta có thể đưa ra đánh giá về xu hướng sáng tác, ý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm khi dùng các thể thơ khác nhau.
Thứ tư, bạn rất cần chú ý đến hình ảnh thơ. Đôi khi, một hình ảnh thơ chính là chìa khóa giúp người viết phân tích và nắm bắt được toàn bộ ý tứ, tư tưởng, hiện thực mà tác giả muốn truyền tải. Một vài ví dụ điển hình trong trường hợp này là hình ảnh chiếc xe không có kính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Qua hình ảnh chiếc xe không kính, ta có thể hiểu rằng, cuộc chiến tranh chống Mỹ đã ác liệt ra sao, các chiến sĩ đã kiên cường, dũng cảm ra sao. Hay trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, hình ảnh người lính với “áo anh rách vai”, “quần tôi vào vài mảnh vá” đã phản ánh chân thực nhất cuộc sống gian khổ của những người lính trong giai đoạn cam go của cuộc chiến chống Pháp.
Thứ năm, bên cạnh hình ảnh thơ, bạn cũng cần chú ý đến giọng điệu bài thơ. Giọng điệu có thể là hào hùng, bi lụy hay triết lý hay xót xa… Giọng điệu bài thơ cũng góp phần thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Cùng với giọng điệu, hãy lưu ý đến vần, nhịp của bài thơ và các điển tích, điển cố, thành ngữ được sử dụng trong bài thơ. Bởi việc sử dụng vần, nhịp phần lớn là dụng ý nghệ thuật của tác giả, thể hiện sử nhấn mạnh của tác giả vào chi tiết nào đó của bài thơ hay của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Thứ sáu, bạn cũng rất cần lưu tâm đến bố cục bài thơ. Bởi bố cục là hình thức dễ thấy mà dựa vào đó bạn dễ dàng tìm ra các ý quan trọng cho bài viết của mình. Từ đó, bạn có thể chọn phân tích thơ theo khổ, theo đoạn hay theo từng câu, tùy vào các chi tiết quan trọng của toàn bài nằm ở vị trí nào trong tác phẩm.
Cách phân tích một bài thơ – Các kiến thức cần chuẩn bị
Để có một bài viết hay, không chỉ cần biết cách phân tích một bài thơ với những điểm lưu ý như trên, mà bạn cần chuẩn bị cho mình thêm các kiến thức cho bài làm. Bởi các kiến thức này sẽ giúp bạn mở rộng bài viết, liên hệ với thực tiễn một cách thuyết phục, thể hiện được sự hiểu biết của bản thân để giáo viên nhận ra được ưu điểm của bài viết. Tất nhiên, các liên hệ, sự hiểu biết này phải được thể hiện phù hợp với nội dung, đề bài.
Theo đó, một số kiến thức bạn cần và có thể chuẩn bị trước khi làm bài là các kiến thức về tác giả, tác phẩm.
Về tác giả, bạn cần nắm được thông tin cơ bản: tên, bút danh, năm sinh, năm mất, các chi tiết liên quan đến gia đình. Quan trọng hơn, bạn cần nắm bắt được đặc điểm xã hội mà tác giả sống và sáng tác, nghĩa là bối cảnh ra đời bài thơ. Và cũng cần thiết không kém, bạn nên hiểu về khuynh hướng sáng tác, chủ đề sáng tác mà tác giả thường hướng tới; bởi nó sẽ cho bạn có thêm cơ sở để nhận định tư tưởng của bài thơ bạn đang phân tích.
Về tác phẩm, điều đầu tiên và quan trọng nhất là, bạn phải thuộc bài thơ hay đoạn thơ. Bởi hầu hết các đề bài đều không cho bạn sẵn bài thơ. Ngoài ra, bạn cần nắm được nội dung chính, tư tưởng, thông điệp cốt yêu của tác phẩm thơ. Thêm một điều khác là bạn hiểu rõ các đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, chúng được sử dụng với dụng ý ra sao. Và tất nhiên, nếu bạn có thể so sánh tác phẩm đang phân tích với các tác phẩm cùng chủ đề của tác giả khác để làm bật ý của mình thì bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao.
Cách phân tích một bài thơ – Các bước cơ bản
Sau khi nắm được các lưu ý, các kiến thức cần biết, điều quan trọng không kém trong cách phân tích một bài thơ hay một bài văn xuôi là bạn cần và biết các lập dàn ý bài viết.
Như chúng ta đã biết, một bài viết dù là phân tích thơ, bài báo hay cao hơn là bài nghiên cứu, bố cục bao giờ cũng gồm 3 phần chính: mở bài, thân bài và kết bài.
*Phần mở bài
Với phần mở bài trong bài phân tích thơ, bạn cần đưa ra được các điểm nội dung: thông tin khái quát về tác giả, nội dung chính yếu của tác phẩm sau đó liên hệ đến ý nghĩa của bài thơ hay đoạn thơ cần phân tích. Sau cùng là dẫn vào đề bài được yêu cầu. Bạn cần lưu ý là phần mở bài càng sáng tạo và hấp dẫn, bài viết sẽ được đánh giá cao.
*Phần thân bài
Thứ hai là phần thân bài. Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất và cũng là phần quyết định đến điểm số của bạn. Bởi phần này thể hiện cụ thể những kiến thức, hiểu biết của bạn về bài thơ nói riêng và các vấn đề liên quan nói chung, đồng thời là lối tư duy khi viết.
Ở phần thân bài, bài cần lưu ý không được “diễn xuôi” thơ. Đây là lỗi mà nhiều người mắc phải, nó khiến bài viết của bạn nhàm chán, thiếu kiến thức và sáng tạo.
Để tránh lỗi này và có được phần thân bài đúng, đủ, hay; bạn cần nắm chắc được yêu cầu của đề bài, gạch ra từ khóa trong đề bài. Sau đó, trong phần đầu tiên của thân bài, bạn nên nêu khái quát về nội dung, đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, đoàn thơ cần phân tích.
Tiếp theo, hãy chia bài thơ theo từng luận điểm lớn. Sau đó phân tích, chứng minh cho từng luận điểm dựa vào nội dung của mỗi câu, mỗi đoạn thơ.
Một điểm bạn cần lưu ý trong phần thân bài, là mỗi đoạn không nên viết quá dài. Bạn cũng cần sử dụng kỹ thuật viết văn quy nạp hay diễn dịch để trình bày luận điểm cho rõ ràng, minh triết, có mở và đóng vấn đề. Mỗi đoạn cũng cần có sự liên kết ý, liên kết từ để tránh làm cho bài viết rời rạc, không có cảm xúc.
*Phần kết bài
Có thể nói, kết bài là phần dễ nhất trong cách phân tích một bài thơ. Nhưng tất nhiên, nếu mở bài và thân bài trôi chảy, việc kết bài sẽ thuận lợi hơn.
Một kết bài đạt yêu cầu trước hết cần một lần nữa khái quát lại nội dung mà đề bài đưa ra. Tiếp theo bạn hãy rút ra bài học khái quát qua việc phân tích tác phẩm thơ hoặc hay hơn là liên hệ được với thực tiễn của cuộc sống, từ đó mở ra một vấn đề mới.
Thực tế, cách phân tích một bài thơ không khó. Điều quan trọng là bạn cần nắm được kiến thức cơ bản về tác phẩm, tác giả, sau đó lập dàn ý để không bỏ sót ý hay tránh lan man. Một bài viết nêu rõ được chủ đề tác phẩm, tập trung vào yêu cầu của đề bài và có thêm chút dấu ấn về giọng văn cá nhân chắc