Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh của kho tàng văn học dân gian

“Sơn Tinh Thủy Tinh” là tiểu thuyết tác giả dân gian xây dựng bằng trí tưởng tượng với nhiều yếu tố thần thánh, nhằm mục đích giải thích hiện tượng thiên tai lũ lụt ở vùng đồng bằng các tỉnh Bắc Bộ, Việt Nam. Đồng thời, khi phân tích truyện sơn tinh thủy tinh ta sẽ thấy được mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, no đủ, chống lại được thiên tai.

Bạn đang đọc: Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh của kho tàng văn học dân gian

Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh chi tiết

Mở bài

Việt Nam sở hữu kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú với nhiều tác phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh là một tác phẩm như thế và được lưu truyền đến ngày nay. Tác phẩm phản ánh niềm khao khát của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai cũng như nỗi lo về thiên tai lũ lụt diễn ra đều đặn hằng năm.

Truyền thuyết có hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Thủy Tinh đại diện cho thiên nhiên với giông bão, lũ lụt; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta với tinh thần kiên cường bất khuất, sự mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận. Cũng như nhiều truyền thuyết dân gian khác, giá trị của truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” còn được lưu truyền tới ngày nay và là điểm sáng của văn học dân gian Việt Nam.

Thân bài phân tích truyện sơn tinh thủy tinh

Trước khi đi vào phân tích truyện sơn tinh thủy tinh ta cần tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

Truyền thuyết có bối cảnh là đời vua Hùng thứ 18. Kể rằng vua Hùng có một người con gái vô cùng xinh đẹp, lại nết na, hiền dịu có tên là Mị Nương. Nàng cũng có tài may vá thêu thùa, việc nữ công gia chánh không điều gì phải chê. Nay nàng đến tuổi thành thân, nên vua cha muốn kén cho nàng một người chồng xứng đáng.

  • Luận điểm 1: Cuộc kén rể của vua Hùng và lời giải thích về hiện tượng lũ lụt 

Một ngày nọ, vua Hùng gặp hai chàng trai đều tài giỏi, xuất chúng. Một người đến từ vùng biển mênh mông, có tài hô mưa gọi gió, thần thông quảng đại. Một người là tướng lĩnh của núi non, có tài xây núi lấp, cũng rất tuấn tú và tài giỏi.

Cũng bởi một người một vẻ lại đều xuất chúng, vua Hùng bối rối không biết chọn ai. Vua đành đưa ra sính lễ, lệnh rằng ai tới trước vua sẽ gả con gái cho người đó.

Sính lễ vua đưa ra gồm có: “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Các lễ vật này đều là những thứ xưa nay khó tìm thấy trong nhân gian. Nhưng ai cũng đều tìm thấy và Sơn Tinh là người tới trước nên vua Hùng giữ lời hứa gả con gái Mị Nương cho chàng và để Mị Nương cùng chàng về sống trên núi Tản Viên.

Thủy Tinh dù cũng tìm được sính lễ, nhưng lại chậm hơn nên không lấy được nàng Mị Nương. Hắn đâm ra tức giận nên dâng nước tấn công để cướp Mị Nương về tay mình. Nhưng Thủy Tinh hô nước lên đến đâu, Sơn Tinh lại rời núi non cao hơn. Cuộc chiến cứ lặp lại năm này qua năm khác và mùa lũ lụt tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ được giải thích là thời điểm Thủy Tinh dâng nước gây chiến với Sơn Tinh. Nhưng hàng nghìn năm trôi qua, Thủy Tinh chưa lần nào thắng cuộc.

  • Luận điểm 2: Ý nghĩa của nhân vật Sơn Tinh và cuộc chiến bất bại trước Thủy Tinh

Chúng ta đều biết rằng, mọi câu chuyện dân gian mà nhân dân sáng tác đều gửi gắm vào đó những niềm mơ ước đối với cuộc sống. Nếu Thánh Gióng chính là hiện thân của ước mơ về sức mạnh và tinh thần chống giặc ngoại xâm, thì Sơn Tinh là anh hùng luôn kiên cường trước bão giông, lũ lụt. Và Sơn Tinh, không ai khác chính là hình tượng đại diện cho người dân lao động bất khuất trước thiên tai.

Những cuộc chiến với thiên nhiên năm nào cũng diễn ra, nhiều thiên tai xảy đến nhưng người dân không bao gờ chịu thua cuộc. Thủy Tinh dâng nước thì Sơn Tinh dời núi non. Nghĩa rằng, trước khó khăn nhân dân ta luôn có cách giải quyết, luôn kiên cường vượt qua mọi thách thức của cuộc sống.

Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh giúp người đọc thấy được truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nước ta từ xa xưa. Điều này thể hiện ở sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau, cùng góp sức chống lại và chiến thắng điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Truyền thuyết này còn nhắn gửi đến người đọc rằng, những khó khăn trong cuộc sống chỉ là những thử thách giúp chúng ta tôi rèn bản thân, giúp chúng ta bản lĩnh hơn, kiên cường hơn và không còn lung lay trước biến cố. Qua đó, chúng ta sẽ thấy cảm phục ý chí, sự kiên cường của những người nông dân xa xưa, cái cách mà họ đối diện với cuộc sống là bài học sống mà dù qua bao nhiêu thế hệ vẫn còn nguyên giá trị.

Kết luận

Phân tích truyện sơn tinh thủy tinh sẽ thấy được nhiều khía cạnh thú vị của truyền thuyết trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Mặc dù ngày nay chúng ta không tin rằng, thiên tai lũ lụt là bởi Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh vì hiện tượng này đã được chứng minh bằng khoa học địa lý; tuy nhiên giá trị tinh thần, giá trị của truyền thống đoàn kết, vượt khó của tác phẩm dân gian này vẫn còn mãi với thời gian.

>> Xem thêm: Phân tích Đất nước đoạn 3 của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *