Chi tiết phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm

Dưới đây là tài liệu phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm. Các bạn học sinh lớp 7 có thể sử dụng tham khảo. Tuy nhiên, hãy vận dụng khả năng sáng tạo của mình để làm nên những bài văn khác biệt hơn nhé!

Bạn đang đọc: Chi tiết phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm

Từ bao đời nay, ca dao tục ngữ luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Những câu ca ngắn gọn, nhưng vô cùng thâm thúy. Những hình ảnh vô cùng giản đơn, gần gũi nhưng lại mang ý nghĩa sâu xa. Được đúc kết từ kinh nghiệm hàng nghìn năm, ở mọi phương diện. Bởi thế, việc phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm, lần nữa khẳng định lại giá trị to lớn của ca dao tục ngữ Việt Nam. Đồng thời, giúp các bạn học sinh hiểu hơn về một đức tính tốt của con người.

Phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm-

Mở bài

Trong kho tàng văn học Việt Nam, không thể không nhắc tới sự trường tồn của những câu ca dao tục ngữ. Mỗi câu đều mang một thông điệp hay một bài học nhận thức sâu cay. Những câu ca ấy không chỉ dễ nhớ, dễ hiểu mà còn rất dễ thuộc. Trong đó, “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một ví dụ điển hình.

Đây là câu ca mà bất cứ trẻ em nào người Việt cũng thuộc. Bởi từ khi sinh ra, ông bà, bố mẹ đã sử dụng nó để chỉ dạy về nếp sống. “Đói cho sạch, rách cho thơm” có nghĩa là dù sống trong hoàn cảnh nào, dù nghèo đói, tũng quẫn thì vẫn phải sống sao cho sạch, cho thơm.

Quá trình phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm, sẽ giúp các học sinh hiểu hơn ý nghĩa của nó. Đồng thời từ họ nhận ra được những bài học đắt giá và có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Thân bài chi tiết- phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm

  • Luận điểm 1: Lý giải câu tục ngữ

Chẳng biết từ bao giờ, những câu ca dao tục ngữ đã xuất hiện và đi vào lòng mỗi người dân đất Việt. Chúng không phải là câu nói của những người nổi tiếng. Mà chúng là tổng hợp từ ý nghĩ, việc làm của cả một thế hệ cha ông, cả một dân tộc. Vì thế, câu từ của chúng nói ra, ai cũng hiểu, ai cũng nhớ, ai cũng thuộc.

Với câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Chẳng hẳn không ai không biết, không hiểu. Bởi toàn bộ câu chỉ có vỏn vẹn 6 từ, được chia thành 2 vế với những cụm từ đối xứng nhau, tương hổ lẫn nhau.

Hai từ “đói, rách” ở đây mang ý nghĩa về hai yếu tố ăn và mặc của con người. Đói là do ăn không đủ no, là sự thiếu thốn, lúc nào cũng phải vắt óc, lo lắng về những miếng ăn. Còn rách là thể hiện hoàn cảnh của những người không đủ quần áo mặc. Và nếu có thì cũng chắp vá, rách nát không lành lặn.

Trong khi đó, hai từ “sạch, thơm” lại đại diện cho phong cách sống ăn uống sạch sẽ, quần áo thơm tho gọn gang của những người có cuộc sống đủ đầy.

Tuy nhiên, cha ông lại không xem chúng là đối nghịch. Ông cha cho rằng, trong cái đói vẫn phải sống sao cho sạch, trong cái rách vẫn phải sống sao cho thơm. Không phải cứ đói là phải bẩn, rách là phải thối.

Phân tích câu tục ngữ đói cho sạch, rách cho thơm độc giả mới càng thấy độ thâm thúy của ông cha. Chỉ một câu nói 6 chữ thôi nhưng chứa đựng nhiều tầng lớp nghĩa. Nếu như nghĩa đen đó là trong cái đói ăn, đói vật chất, trong cái rách nát của áo quần thì con người vẫn làm sao để bản thân phải ăn sạch, quần áo dù rách vẫn thơm tho gọn gang, không luộm thuộm nhếch nhac, hôi hám.

Nhưng ẩn sâu phía sau đó còn cả một tầng lớp nghĩ bóng. Đó là cho ông răn dạy chúng ta, dù phải sống trong hoàn cảnh nào, thì cũng phải giữ trọn đức tin. Đó là phải sống thanh cao, trong sạch. Không vì hoàn cảnh mà làm những việc xấu xa, nhơ nhớp. Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh mà phải biết điều khiển, biết vượt qua hoàn cảnh. Không bao giờ viện cớ vì lí do hoàn cảnh mà phải trở thành những con người sống bẩn, bị người khác khinh bỉ. Chỉ khi trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được tấm lòng trong thì mới để lại tiếng thơm muôn đời, mới không hổ thẹn với bản thân.

  • Luận điểm 2: thông điệp gửi gắm qua câu tục ngữ

Có thể nói, câu tục ngữ đã thể hiện một quan niệm sống đúng đắn của cha ông. Nó không chỉ phù hợp với ngày xưa, mà mãi mãi cho muôn đời sau. Nó không chỉ dành cho riêng ai, mà dành cho tất cả mọi người. Từ người giàu cho đến người nghèo, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Bởi ai trong chúng ta cũng cần “đói cho sạch, rách cho thơm”.

Và điều đó đã mình chứng qua rất nhiều nhân vật văn học cũng như nhân vật lịch sử. Trong văn chương, chúng ta không thể không nhớ tới lão Hạc. Lão là một người khốn khổ nhất trong những người khốn khổ. Thế nhưng lão thà chết trong sạch chứ không bao giờ sống nhục. Lão dù có túng quẫn đến mấy cũng không đi trộm đồ ăn, sống bẩn. Hay như chính vị cha già của dân tộc – Hồ Chí Minh. Người là tấm gương điển hình cho sự thanh cao. Dù cuộc sống khó khăn thiếu thốn, nhưng Người luôn thể hiện là một người có lối sống cao đẹp. Dù mình đói, nhưng Người vẫn sẵn sàng chia sẻ với đồng bào. Dù là lãnh đạo của một quốc gia nhưng Người vẫn luôn giản dị không kém phần sang trọng. Từ đó, ta có thể thấy, câu tục ngữ trên còn là sự tự khẳng định về nhân cách và phẩm giá của một con người. Ai mà trong cái đói vẫn sạch, trong cái rách vẫn thơm thì đó mới là người chí nhân quân tử. Đó mới là những tấm lòng trong trong cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ.

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng đủ để nhắc nhở mọi người hãy luôn là chính mình, hãy giữ bản ngã thiện lương. Đừng bao giờ để hoàn cảnh xô đẩy vào chỗ tha hóa như Chí Phèo, như Xuân tóc đỏ… Ắt hẳn ai cũng không thể quên nhân vật Chí Phèo. Từ một người anh thanh niên tốt bụng nhưng rồi bị xã hội đưa đẩy và trở thành một tên lưu manh, bị nguyền rủa. Trong khi đó, Xuân tóc đỏ sinh ra là một cậu bé thiện lương nhưng rồi cũng bị hoàn cảnh xô dạt, trở thành một kẻ nịnh bợ, háo sắc, chuyên làm những điều xằng bậy. Để rồi, những nhân vật đó trở thành những hình tượng điển hình cho những con người không biết vượt qua nghịch cảnh. Sống trong cái đói nên không giữ được cái sạch. Sống trong cái rách nên không thể thơm tho.

Kết bài

Phân tích câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm một lần nữa khẳng định lại giá trị to lớn của ca dao tục ngữ trong đời sống người dân Việt Nam. Dù ở thời đại nào, những câu ca ấy vẫn đại diện cho nhân cách của dân tộc Việt. Dù ở nơi đâu, phẩm giá ấy vẫn được người đời ca tụng và noi theo.

Với lối gieo vần đối, hình ảnh lại gần gũi quen thuộc, “đói cho sạch, rách cho thơm thực sự trở thành một những câu tục ngữ bất hủ. Nó giúp không chỉ các bạn học sinh mà hết thảy người dân Việt Nam đều phải ngẫm nghĩ về cuộc sống. Đôi khi nó còn trở thành con đường, là lý tưởng để những người lầm đường lạc lối bấu víu trở về. Câu ca khẳng định, đây là việc làm không dễ bởi xã hội ngày càng đầy rẫy những cạm bẫy. Thói đời lại hay trêu ngươi, hay mang tới nhiều thử thách. Vì thế, con người hãy cứ xem cái đói, cái rách là thử thách mà đạp lên vượt qua. Hãy giữ vững lập trường, sống đời trong sạch thơm tho, sống đời thanh bạch để không phải hổ thẹn với chính mình và người khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *