Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chi tiết

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chi tiết

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè – Đọc tài liệu tham khảo dưới đây sẽ giúp các em phân tích bài thơ chính xác hay và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra hoặc kì thi sắp tới.

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chi tiết

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè

Mở bài Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè

– Giới thiệu tác giả tác phẩm

Ví dụ: Nguyễn Trãi không chỉ là anh hùng dân tộc mà còn là một nhà thơ lớn, kiệt xuất với nhiều tác phẩm để đời. Trong bài bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ đặc sắc, nằm trong trùm thơ Bảo kính cảnh giới của Quốc Âm thi tập. Bài thơ nói vể cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi chi tiết

Thân bài

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của nguyễn trãi

– Về quê ở ẩn

– Tâm trạng thoải mái, an nhàn

Luận điểm 2: Bức tranh cảnh ngày hè

– Cảnh vật tươi mới, tràn sức sống

– Thể hiện tâm hồn tác giả tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên

Luận điểm 3: Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

– Cảm nhận cuộc sống qua âm thanh ồn ào, sôi động, tràn sức sống

– Tác giả yêu thiên nhiên, con người, tâm hồn rất yêu đời

Luận điểm 4: Tình yêu đất nước của Nguyễn Trãi

– Thể hiện ước muốn có cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống tươi vui

– Ước mơ thấy cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc

– Dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng ông rất nặng lòng với dân với nước. Ông luôn mong ước về cuộc sống no đủ sung túc của nhân dân khắp nước.

Luận điểm 5: Nghệ thuật bài thơ

– Tác giả sử dụng giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động

– Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn

– Ngôn ngữ phong phú, đa dạng, vừa có hán việt, vừa có thuần việt

– Khéo léo sử dụng các điển tích, điển cố trong bài thơ

Kết bài

– Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả

– Ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân luôn một lòng với đất nước dù đã về quê ở ẩn

Văn mẫu phân tích bài thơ cảnh ngày hè

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai không chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc, tài ba mà còn là một nhà thơ lớn. Có thể nói ông là một nhân tại kiệt xuất số 1 trong lịch sử Việt Nam phong kiến khi văn võ song toàn. Cuộc đời của ông rất nhiều biến động, ông làm quan dưới nhà Hồ nhưng nhà Hồ chưa lập được bao lâu thì bị giặc Minh xâm lược. Ông lưu lạc bên Trung Quốc 10 năm, trở về ông phò tá cho Lê Lợi và sau này làm quan dưới thời Lê. Sau nhiều biến cố nơi quan trường, ông cáo lui về ở ẩn. Đây là thời gian ông viết bài thơ Cảnh ngày hè, ngoài việc ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, bài thơ cũng là tấm lòng của Nguyễn Trãi, dù ở ẩn và sống trong cảnh an nhàn nhưng ông vẫn nặng lòng với đất nước, vẫn mong ước nhân dân no đủ, sung túc.

Cảnh ngày hè là tác phẩm vượt cả về thời gian lẫn không gian khi đã hơn 6 thế kỉ nhưng vẫn được đón nhận nồng nhiệt và là tác phẩm đưa vào giảng dạy trong văn học. Bài thơ không chỉ thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Trãi mà còn thể hiện tâm hồn tinh tế, yêu quê hương đất nước và tầm vóc lớn lao của một tấm lòng yêu nước.

Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè – Hai câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi khi trở về quê nhà. Xung quanh ông đều là cây xanh, hoa lá vô cùng thanh bình. Cảnh trong bài được nhắc đến là cảnh vào mùa hè, với cách sử dụng từ cổ kết hợp từ thuần Việt dễ hiểu, Nguyễn Trãi đã vẽ lên một bức tranh về bản thân ung dung tự tài ngắm cảnh sắc quê nhà.

“Rồi” là một từ cổ có nghĩa nhàn rỗi nhàn hạ. Trong câu thơ đầu, ý tác giả muốn nói đến những thàng ngày nhàn nhã, bình dị hiếm hoi trong suốt cuộc đời của mình. Nếu trước đây, cuộc sống quan trường ngộp thở bao nhiêu thì giờ đây, cuộc sống lại thanh nhàn bấy nhiêu. Đặc biệt từ “hóng mát” cho thấy sự thảnh thơi cả về thân thể lẫn thần thái. Một tâm thế an nhàn hiếm hoi trong cuộc đời ông. Bên cạnh chân dung của một ông lão quê thanh nhàn thì đó là hình ảnh của bức tranh ngày hè nổi lên rực rỡ. Đó là cây hòe với sức sống mãnh liệt tỏa thành từng tán lớn, che phủ cả một khoảng không gian lớn. Hè vốn là loài cây nở hoa vào mùa hè, vì vậy, hình ảnh cây hòe là hình ảnh vô cùng thân thuộc cũng như mang đặc trưng theo mùa. Có lẽ, người đọc sẽ hình dung ra trước vườn nhà Nguyễn Trãi là cây hòe rất lớn với tán rộng, mang đến cảm giác vô cùng thoải mái, xanh mát cho tác giả.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Đặc biệt, vẻ đẹp thiên nhiên mùa hè còn được ông tô vẽ bằng hình ảnh của cây lựu với sắc đỏ rực cả bầu trời và mùi hương của hoa sen đang tỏa bay theo gió. Một khung cảnh thiên nhiên đẹp mơ mộng có khác gì chốn bồng lai tiên cảnh nơi trần thế. Trước mặt là ao sen, là cây lựu nở hoa trái đỏ rực là bóng hòe xanh mát, còn gì tuyệt vời hơn. Có thể nói, Nguyễn Trãi phải yêu thiên nhiên, yêu nơi mình sống thế nào mới thấy được vẻ đẹp vốn dĩ là bình dân mà lại trở nên vô cùng đẹp đẽ trong thơ ca đến thế. Vẻ đẹp mà với người bình thường đó là lẽ đương nhiên, nhưng với Nguyễn Trãi đó là vẻ đẹp của sự sống, tươi mới. Phải có một tâm hồn tinh tế mới có thể để ý đến từng chi tiết nhỏ, từng tán lá, từng cánh hoa và cả mùi thơm thoang thoảng bay qua.

Qua bút pháp tả cảnh tài tình của nguyễn Trãi, chúng ta cảm thấy được bức tranh thiên nhiên vừa có sắc, vừa có hương thật tuyệt vời biết bao. Một bức tranh mà khi đọc người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tươi tắn đầy sức sống và một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm, tinh tế của tác giả.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Nếu những câu thơ trên nói về bức tranh thiên nhiên, thì ở hai câu thơ này tác giả nói về bức tranh con người, bức tranh lao động đầy sức sống, ồn ào, náo nhiệt. Tác giả sử dụng rất nhiều từ như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần việt như chợ cá, làng, để tạo nên một bức tranh vừa mộc mạc, bình dị mà vừa trang trọng tao nhã. Cuộc sống xung quanh nơi Nguyễn Trãi ở cũng vui vẻ, náo nhiệt lắm, cuộc sống hàng ngày của người dân mới bình dị ,an bình làm sao. Đây chính là cuộc sống no đủ, hạnh phúc mà Nguyễn Trãi luôn mong ước, giờ đây nó phần nào đã thành hiện thực. Chúng ta có thể cảm nhận phần nào sự mãn nguyện trong tâm thái của Nguyễn Trãi.

Qua một số từ như thiên nhiên thì đùn đùn, cảnh vật con người thì lao xao, dắng dỏi cho thấy khung cảnh ngày hè vô cùng nhộn nhịp, không khí vui tươi, đầy sức sống. Bức tranh con người cũng có âm thanh tiếng ve, tiếng người mua bán trao đổi rôm rả, lao xao. Đây là hai âm thanh của mùa hè rõ rệt nhất, báo hiệu mùa hè đã tới, báo hiệu sự sống đang trỗi dậy. Một âm thanh bình yên của làng quê vô cùng gần gũi, thân quen, nhưng với Nguyễn Trãi đó là âm thanh tuyệt vời nhất, âm thanh mà ông được nghe rất hiếm hoi trong cuộc đời gian truân của mình.

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè – Nếu như ở bức tranh thiên nhiên, Nguyễn Trãi nhìn thấy màu xanh của lá, mùa đỏ của thạch lựu, mùi hương của sen thì ở bức tranh con người lao động Nguyễn Trãi nhìn thấy tiếng ve kêu râm ran cả không gian, hình ảnh người dân chài mỗi sớm buông lưới đến chiều tà, âm thanh nói chuyện lao xao, rôm rả. Như vậy, bức tranh thiên nhiên, con người trong mùa hè của ông được cảm nhận qua thị giác, thính giác và cả khướu giác, một bức tranh trọn vẹn đầy đủ và thể hiện niềm yêu đời, yêu cuộc sống.

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Qua thiên nhiên, con người cảnh vật, bài thơ chính là thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân của Nguyễn Trãi. Trong câu thơ ý nói, lẽ ra nếu có cây đàn trong tay ông cũng muốn gảy lên một tiếng để thể hiện tình yêu nước, thương dân, hạnh phúc vì dân ấm no, đầy đủ. Ông đã sử dụng một điển tích về vua Nghêu Thuấn để nói lên tấm lòng và ước vọng của mình. Đây là một điển tích quen thuộc của Trung Hoa về thời vua Nghêu Thuấn, những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày, vua Nghêu Thuấn mang đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh đẹp thái bình của đất nước. Và giờ đây, Nguyễn Trãi cũng ước mơ như vậy. Trước cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp, yên bình, đời sống nhân dân no đủ ông cũng mong muốn có một cây đàn gảy lên để thể hiện niềm hạnh phúc, niềm vui tươi về cuộc sống nơi thôn quê hạnh phúc.

Ông cũng mong muốn nhìn thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bình an của nhân dân trên khắp đất nước. Điều này cho thấy dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng ông vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông luôn đau đáu nỗi lo cho dân, mong dân được sống an yên, no đủ.

Với nghệ thuật sử dụng giọng điệu thơ trữ tình, bút pháp tả sinh động, ngôn ngữ phong phú vừa cổ, hán, vừa thuần việt đã mang đến cho người đọc một bài thơ về thiên nhiên, con người đặc sắc và ấn tượng.

Dàn ý phân tích bài thơ cảnh ngày hè – Khép lại trang sách chúng ta vẫn cảm thấy bức tranh mùa hè hiện ra trước mắt thật tươi đẹp, sinh động và cảm nhận được tấm lòng nhân ái, yêu thương dân hết mình của Nguyễn Trãi. Dù bài thơ đã viết hơn 6 thế kỉ thì đến nay nó vẫn được lưu truyền, vẫn là bài thơ thể hiện phong thái ung dung và tình yêu nước nồng nàn của Nguyễn Trãi. Dẫu rằng, cuộc đời bề dâu, sau này nhiều biến cố đến nỗi phải chu di tam tộc và mãi 20 năm sau mới được minh oan, chúng ta càng thương và kính trọng, cảm kích tấm lòng, tài năng của người anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn của đất nước Nguyễn Trãi.

>> Xem thêm: Phân tích Cảnh ngày hè của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *