Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương chi tiết nhất cho Ngữ văn lớp 10

Dưới đây là bài văn mẫu dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương chi tiết nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Các bạn tham khảo để sử dụng cho bài viết làm văn phân tích nhân vật của mình sâu sắc và đầy đủ ý nhất nhé!

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương chi tiết nhất cho Ngữ văn lớp 10

Để làm bài phân tích một nhân vật nào đó, trước hết cần phải lập dàn ý chi tiết và đầy đủ ý. Điều này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và không thiếu ý về những nhân vật đang làm. Dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương là cách để các bạn có cái nhìn tổng quát về tác phẩm cũng như nhân vật đặc sắc, cụ thể nhất.

Mở bài dàn ý chi tiết

Luận điểm 1: Giới thiệu khái quát truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

  • Khi lập dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương, các bạn cần khái quát về toàn bộ truyền thuyết này. Đây là sản phẩm của dân gian nên có nhiều chi tiết không hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, tựu chung đều có những chi tiết quan trọng. Đó là Vua An Dương Vương là người có xây dựng đất nước sau thời Hùng Vương. Ông đã chuyển Kinh đô từ Phong Châu, Phú Thọ về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ngày nay. Hiện ở khu vực Cổ Loa vẫn còn một số di tích còn sót lại của Loa Thành. Các bạn có thể dành thời gian thăm quan để hiểu hơn về nhân vật lịch sử này. Sau khi giúp Vua xây lao thành, thần Kim Quy tặng Vua chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có cái nỏ thần kỳ diệu đó mà An Dương Vương đã nhiều lần đánh bại quân Triệu Đà giữ vững được nền độc lập

  • Sau đó, Triệu Đà bày mưu tính ký để con trai là Trọng Thủy cầu hôn Mỵ Châu. Hắn nhằm mục đích tìm hiểu về thiết kế của loa thành và bí mật nỏ thần. Vì quá chủ quan, cho rằng mình đã có loa thành và nỏ thần, nên Vua đã chủ quan, để Trọng Thủy ở rể ở đất mình. Vì yêu chồng và không nghĩ đến mưu mô quỷ kế của bố con Triệu Đà, Mỵ Châu đã tiết lộ bí mật loa thành và nỏ thần. Sau đó, lợi dụng thời cơ, Trọng Thủy đã lấy trộm nỏ thần rồi mang về phương Bắc. Sau đó, hắn xin về quê rồi cùng cha tấn công chiếm đánh Âu Lạc. Mất nỏ thần, An Dương Vương thuâ trận, cùng con gái chạy ra biển Đông. Đến chân núi Mộ Dạ, thần Kim QUy hiện lên kết tội Mỵ Châu. Vua liền chém chết con rồi trầm mình xuống biển. Theo truyền thuyết, sau khi Mỵ Châu chết, máu chảy xuống biển hóa thành ngọc trai. Trọng Thuỷ tuy rằng nghe lời cha nhưng vẫn thương yêu Mỵ Châu. Sau khi tháy xác Mỵ Châu, hắn đã mang về chôn ở Loa thành. Vì quá tiếc thương Mỵ Châu, sau đó Trọng Thủy cũng lao mình xuống giếng. Truyền thuyến nói rằng, nếu ai mò được ngọc trai và mang về rửa bằng nước giếng đó thì ngọc sẽ sáng trong thêm.
  • Truyền thuyết đã lưu truyền từ ngàn đời nay nhưng vẫn vẹn sự hấp dẫn của nó với độc giả mọi thế hệ Việt Nam. Đến nỗi, nhà thơ Tố Hữu đã đúc kết thành một bài thơ vô cùng cảm động:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”

Luận điểm 2: Khái quát nhân vật An Dương Vương:

  • Ông là nhân vật chính của truyện. Ông là một vị Vua tài giải có công dựng nước và bảo vệ đất nước.
  • Nhưng lại chủ quan và khinh thường địch dẫn đến hậu họa khôn lường.

Chi tiết thân bài dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương

Luận điểm 1: Công lao dựng nước của An Dương Vương

Luận cứ 1: Dời đô

  • Công lao đầu tiên của An Dương Vương là kế tục sự nghiệp của các vua Hùng. Sau đó quyết định dời đô từ Phong Châu, Phú Thọ về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay). Nhằm giúp nhân dân có cuộc sống ổn định hơn vùng đồng bằng.
  • Đây có thể nói là quyết lược sáng suốt, có tầm nhìn xa trogon rộng của An Dương Vương. Bởi sau này, vua Lý Thái Tổ cũng nhìn thấy thế như rồng nư hổ của thành Đại La mà dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.

Luận cứ 2: Xây thành

  • Không chỉ có công dời đô, vua còn có công lớn trong việc xây thành. Việc xây dựng mới đầu gặp nhiều khó khăn. Thành xây đến đâu lại sụp đến đó. Nhưng vua vẫn quyết tâm. Vua lập đàn cầu xin trời đất. Rồi lắng nghe ý kiến của các cụ già để đón rước thần Kim Quy. Nhờ đó, sau nửa tháng, thành xây xong. Xây thành nhiều tầng lớp như hình trôn ốc để chống giặc.
  • Việc xây thành thành công thể hiện tài trí và lòng quyết tâm không chỉ quả An Dương Vương mà của quan quân bá tánh. Mọi người đã đồng lòng kiên trì, xây dựng loa thành để vừa hợp ý trời lại vừa lòng dân.

Luận cứ 3: Chế nỏ

  • Thành đã xây xong, nhưng nhà Vua vẫn băn khoăn nếu có giặc ngoài đến thì nước còn yếu còn thiếu này không biết lấy gì mà chống.
  • Thần Kim Quy nghe vậy liền tặng vua móng vuốt. Sau đó, vua sai tướng Cao Lỗ chế thành nỏ thần, lấy móng rùa làm lẫy nỏ.
  • Điều này chứng tỏ, vua rất có tinh thần cảnh giác cao độ. Dù lúc yên bình nhưng vua vẫn không quên chuẩn bị lực lượng để phòng thủ lúc cần chiến đấu.

Luận cứ 4: Đánh giặc

  • Sau khi dựng được loa thành kiên cố, vua An Dương Vương có công trong việc đánh đuổi quân Triệu Đà nhiều lần. Điều này thể hiện tai năng quân sự và ý chí sắt đá để bảo vệ đất nước của vua.

* Qua những điều trên, có thể nhận thấy, An Dương Vương là một vị minh quân sáng suốt, luôn đau đáu nỗi niềm vận mệnh của dân tộc. Ông biết trọng người tài, hết lòng vì lợi ích của nhân dân.

* Kể lại những chi tiết cụ thể công lao của vua là cách để nhân dân ca ngợi ông. Nhân dân cũng tự hào về tài năng và tinh thần của vua khi xây thành, chế nỏ và nhiều lần đánh bại quân xâm lược.

Luận điểm 2: Những sai lầm của An Dương Vương

Trong dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương, phần thứ hai các bạn nhăc đến đó là những sai lầm của ông.

  • Một là, ông quá tin người, tin vào sự tử tế của con người. Để rồi không nhìn thấy hành động gian ma xảo quyệt của kẻ thù khi cầu hôn, cầu thân. Có lẽ vua cũng muốn quốc thái dân an, muốn đất nước được thái bình, không phải mệt mỏi, đau khổ vì chiến tranh. Vì thế, ông nhanh chóng bằng lòng gả con gái cho giặc.
  • Sai lầm tiếp theo đó là vua cho phép Trọng Thủy ở rể mà không hề phòng bị. Mặc dù vua không hề cho phép Trọng Thủy lén lút làm những việc xấu xa đó nhưng tiếc thay Mỵ Châu đã mủi lòng và tin tưởng mà trở thành tiếp tay cho giặc.
  • Sai lầm nữa của ông đó là sau khi thấy quân giặc xuống nước cầu thân, ông có chút chủ quan lơ là. Ông cho quân ăn mừng trong nhiều tháng, mà không củng cố lực lượng. Vua quá ỷ lại vào sức mạnh của nỏ thần và bí mật của loa thành.
  • Đến khi nước đến chân, tức là tướng Cao Lỗ báo tin quân Triệu Đà đã tiến đánh đến chân thành, vua vẫn ung dung đánh cờ.
  • Những sai lầm trên cho thấy vua đã ngủ quên trên chiến thắng, đặt niềm tin không đúng chỗ, chủ quan, khinh địch.

  • Khi thua trận, vua cùng Mỵ Châu chạy trốn. Nhưng khi biết được sự thật, Mỵ Châu đã tiết lộ bí mật quân cơ cho Trọng Thủy, vua đã tự tay chém chết con. Điều này thể hiện sự tỉnh ngộ quá muộn màng của nhưng cũng chứng tỏ vua vẫn luôn đứng về công lý. Ai có tội sẽ phải đền tội, dù là con vua hay không.
  • Vua không chết, mà chỉ rẽ nước theo thần Kim Quy xuống biển. Hình ảnh đó thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với vị vua đã sai một ly mà đi cả một triều đại. Đó là tấm lòng vị tha của nhân dân đối với vị vua. Dù sai lầm nhưng ông đã chuộc lỗi nên vẫn xứng đáng để muôn dân kính trọng và tôn thờ.
  • Có thể nói, những sai lầm to lớn của vua An Dương Vương trở thành bài học trong cách điều hành, lãnh đạo đất nước của các vương triều. Nhưng cũng đồng thời thể hiện thái độ bao dung, vị tha của nhân dân đối với những người có công với đất nước.

Luận điểm 3: Nghệ thuật

  • Truyền thuyết đã kết hợp kể lại câu chuyên lịch sử có thật với những chi tiết hư cấu, huyền thoại. Như hình ảnh rùa thần, nỏ thần, hình ảnh long ngỗng phát sáng, chuyện máu Mỵ Châu thành ngọc trai, chuyện vua có thể đi bộ xuống biển và giao tiếp với rùa vàng.
  • Sử dụng những chi tiết đó đã giúp cho truyền thuyết trở nên vô cùng hấp dẫn và thú vị. Khiến độc giả có cảm giác vừa thực vừa mơ. Bởi trong thực tế, hiện tại vẫn có những di tích gắn liền với tên tuổi của An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thủy.
  • Sự kết hợp hoàn hảo đó khiến bức tranh nhân vật An Dương Vương vừa có sức mạnh như một vị thần vừa lại mang tinh cách, những điểm yếu như bao con người khác. Không phải vị vua nào cũng hoàn hảo. Ai cũng có lúc mắc sai lầm, quan trọng là phải biết sửa sai.

Kết bài 

Luận điểm 1: Khái quát lại hình ảnh nhân vật vị vua An Dương Vương

– Ông là một vị vua anh minh, có tài thao lược. Hết lòng vì nước vì dân. Có tầm nhìn xa trông rộng, kiên trì trong việc xây thành lũy. Biết trọng dụng người tài, biết lắng nghe ý kiến của quần thần.

– Nhưng ông cũng mắc nhiều sai lầm khi ở trong yên bình. Ông quá tin người, chủ quan lại khinh địch.

Luận điểm 2: Tình cảm của nhân dân và bản thân với nhân vật

  • Nhân dân vẫn rất tôn thờ ông và ghi nhớ công lao dựng nước, giữ nước của ông trước đó. Nhân dân lưu truyền câu chuyện về ông vừa để tự hào về một vị vua tài giỏi, vừa để nhắc nhở người đời hãy luôn bảo vệ và xây dựng đất nước đúng cách. Dù là thời bình hay thời chiến.
  • Nhân dân cũng sẵn sàng bao dung và tha thứ cho những lỗi lầm của ông
  • Lập dàn ý phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết sẽ giúp các bạn hiểu hơn và khắc ghi sâu sắc hơn một gia đoạn lịch sự có thật của đất nước. Từ đó thêm tự hào về những chiến thắng trước quân thù của cha ông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *