Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu Của Nguyễn Quang Sáng

Lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu để thấy rõ hình ảnh người cha luôn giàu lòng vị tha, thương yêu con gái, là chiến sĩ anh hùng, quyết tâm chiến đấu nơi chiến trường.

Bạn đang đọc: Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Ông Sáu Của Nguyễn Quang Sáng

Đề tài dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu luôn được các học sinh quan tâm để hiểu rõ hơn nội tâm nhân vật. Chiếc Lược Ngà là bài văn luôn được các thầy cô ứng dụng kiểm tra bài và đặt câu hỏi trong các kỳ thi lớn. Hiểu rõ việc phân tích nhân vật ông Sáu sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trong việc học tập đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo bài viết ngay sau đây.

Khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác Chiếc Lược Ngà

  • Tác giả
  • Chiếc Lược Ngà do Nguyễn Quang Sáng sáng tác
  • Nguyễn Quang Sáng sinh ra tại An Giang vào năm 1932, ông mất vào năm 2014 
  • Khi chỉ mới 12 tuổi ông đã xung phong đi bộ đội tự nguyện.
  • Năm 1954 ông bắt đầu sự nghiệp viết văn, sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng
  • Đất nước giải phóng, ông được bầu làm chủ tịch Hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh.
  • Tác phẩm Chiếc Lược Ngà

Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết trong những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm kể về hình ảnh người cha nơi chiến trường và hoàn cảnh éo le khi ông trở về.

Chiếc lược ngà nói lên tình cha của ông sáu dành cho con

Các luận điểm phân tích nhân vật ông Sáu

  • Ông Sáu ra trận khi con gái còn rất nhỏ, người cha luôn nhớ con gái da diết
  • Ông Sáu trở về, con gái không xem ông là cha mình, ông cảm giác buồn vô tận
  • Ông đánh bé Thu chỉ vì con không chịu gọi mình là cha, kỳ thị vết sẹo trên gương mặt của ông.
  • Trước lúc ông lên đường, con gái cũng chịu gọi ông là ba, cảm xúc ông dâng trào
  • Xung phong nơi chiến trận, ông luôn nhớ thương về cô con gái bé bỏng.

Phân tích nhân vật ông Sáu thông qua dàn ý

Mở bài

Chiếc Lược Ngà là tác phẩm có nội dung đặc sắc, kể về tình cha và con gái khi ông Sáu phải ra trận. Ông là người dân Nam Bộ, dưới sự xâm chiếm, tàn phá đất nước của giặc Mỹ, ai đều cũng phải ra chiến trường. Khi ông trở về thì đứa con gái bé bỏng không hề biết ai là cha nó. Cùng phân tích nhân vật ông Sáu để thấy rõ tâm lý, cảm xúc của ông đối với con gái và tình yêu quê hương đất nước.

Thân bài

Tác phẩm Chiếc Lược Ngà mang ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật sâu sắc. Lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu để thấy tình thương yêu của ông dành cho con gái. Nhân vật ông Sáu xung phong ra trận để giành lại độc lập cho dân tộc. Ông sáu ra đi đánh giặc từ năm 1946, 8 năm sau ông trở về thì mọi thứ đã khác. Ngày ông ra đi, bé thu chỉ mới 1 tuổi, lúc ông về bé đã lên 8. Con gái ông đã lớn, trong tư tưởng bé luôn hình dung cha sẽ khác. Trong 8 năm trời, ông Sáu luôn mong nhớ về con gái da diết.

Sau bao nhiêu năm chinh chiến nơi chiến trường tàn ác, ông Sáu được về quê thăm vợ con. Đó là cái cảm giác chờ đợi, hy vọng, hạnh phúc, chỉ mong nghe được tiếng gọi “ba” của con gái. Hầu hết những người làm cha đi lính, xa con thơ đều gặp phải bi kịch này. Bom đạn, giáo mác của giặc đã làm vẻ bề ngoài của ông không còn nguyên vẹn.

Ông Sáu là một người yêu nước, hy sinh vì dân tộc

Khi vừa về đến nhà, ông Sáu thấy “một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra”. Ông Sáu nôn nóng, vội vàng gặp con đến mức 1 giây cũng không chờ thêm được. Tuy nhiên, khi đến gần, thì bé Thu không biết đây là ai, phản ứng tự nhiên nhất của bé là gào lên gọi Má. Khuôn mặt ông không còn nguyên vẹn như ký ức mà bé Thu hình dung về cha. Đây là một người hoàn toàn lạ lẫm đối với bé.

Sở dĩ, bé Thu không nhận ra ông Sáu vì vết thẹo trên mặt, không giống với hình của ba. Thu không gọi ông Sáu là ba, còn có thái độ miệt thị, xa lánh, hỗn với ông. Thậm chí, trong mấy ngày ngắn ngủi sống cùng ba, bé Thu còn xưng hô không đầu đuôi, “cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”. Trong bữa ăn gia đình, lúc con hư, ông Sáu đã nhất thời đánh con vì bé hỗn. Lúc đó ông chỉ muốn dạy giỗ con nên người, cư xử đúng mực. Tuy nhiên, chỉ sau hành động đó, ông đã hối hận đến mãi về sau.

Chỉ khi lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu, chúng ta mới nắm rõ nội dung, tâm lý nhân vật. Ông chỉ có một ước mong duy nhất là được bé Thu cất 1 tiếng gọi ba. Chính vì ông thương con, tình cảm máu mủ đã làm cho lòng kiên nhẫn của ông lên cao như vậy. Trước khi ông chuẩn bị trở lại chiến trường, gửi lời chào đến mọi người và riêng con gái “thôi! Ba đi nghe con!”. Lúc này, bé Thu bỗng cảm nhận được điều gì ấm áp từ ông Sáu và cất tiếng gọi “Ba… a… a… ba!”. Mọi người xung quanh thật bất ngờ, tưởng nghĩ bé chỉ sẽ im lặng. Đối với ông Sáu, người ba hạnh phúc vô cùng, cảm xúc ông dâng trào mãnh liệt.

Chiếc lược thể hiện lời lứa, tình cha vĩ đại

Ông Sáu cảm động đến nỗi chưa dấu được cảm xúc, “không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con”. Ông trả lời, lần này ba đi sẽ về sớm, đoàn tụ cùng gia đình và con. Chính bản thân ông giây phút này cũng không muốn rời xa người con gái yêu thương. Tuy nhiên, ông có lòng yêu nước sâu sắc, quyết tâm đi để tìm lại hòa bình. Điều duy nhất trước khi đi Thu nói với ba là “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”.

Ở chiến trường, ông Sáu luôn nhớ về hình ảnh con gái, mong được ôm, hôn con mỗi ngày. Vì vậy, mỗi lúc rảnh ông đều dành thời gian để tự làm một chiếc lược, hy vọng ngày về tặng con. Trên lược còn được khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Có thể thấy ông là người cha luôn lo nghĩ cho con, yêu thương, chiều con hết mực. Mặc dù trên chiến trường ông là người uy nghiêm nhưng đối với gia đình rất mềm mỏng. Hình ảnh người cha trên chiến trường xưa là thực tế diễn ra, thật giản dị, thân thuộc, bình thường. Chính hoàn cảnh khó khăn, tình cảm cha con càng thêm nổi bật hơn.

Lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu để thấy được số phận chiến sĩ nơi chiến trường. Thế nhưng, ông Sáu không may trúng đạn của quân Mỹ vào ngực, cướp đi mạng sống của ông khi chưa kịp về gặp con. Trước lúc ra đi, “anh đưa tay vào túi, móc cây lược” và đưa cho người bạn đồng hành. Ông sáu không còn hơi sức nào để thốt nên 1 lời gì, chỉ cố thực hiện bằng được mong muốn cuối cùng của mình. Ông cũng như hàng ngàn chiến sĩ trên chiến trường, đổ máu, hy sinh vì đất nước, tự do. Họ cũng vì chính gia đình, người thân và xã hội.

Ông Sáu thương con gái vô bờ bến

Bom đạn có thể giết được ông Sáu nhưng không thể tàn phá được tình thương cha con và chiếc lược ngà. Ông hy sinh sau những chuỗi ngày lam lũ, đói ăn, thiếu mặc, tình thương. Đến khi ông chết đi, “ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy” để tránh giặc tìm ra dấu vết. Số phận của ông Sáu thật bi thương, đầy đau khổ, tiếc nuối. Di vật duy nhất của ông là chiếc lược ngà, gây cho người ở lại cái ám ảnh, đau buồn. Ông là thế hệ anh hùng đi trước, chịu nhiều đớn đau, gian khổ và cả hy sinh.

Tác phẩm Chiếc Lược Ngà gợi cho người đọc hoàn cảnh éo le của tình cha con trong chiến tranh. Họ muốn cùng nhau sống một cuộc sống bình thường cũng không thể được. Giặc đến tận nhà, quê hương cũng phải bỏ đi, chiến sĩ trên chiến trường sống chui lủi. Cảnh ngộ chiến tranh, làm cho cuộc sống con người thật éo le, nhỏ bé.

Kết bài

Lập dàn ý phân tích nhân vật ông Sáu để thấy rõ tình yêu thương của ông cho gia đình. Đây là nhân vật để lại ấn tượng, cảm xúc đặc biệt đối với người đọc. Ông Sáu đại diện cho hình ảnh người cha, luôn giàu lòng yêu thương, vị tha với con cái. Ông sẵn sàng ra trận, quyết tâm, sẵn sàng hy sinh vì dân tộc. Tác giả Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa chi tiết người cha vĩ đại, cũng là người anh hùng dân tộc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *