Phân tích 4 khổ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích 4 khổ đầu bài Sóng sẽ cho ta thấy những cảm xúc mãnh liệt và khát khao yêu đương cháy bỏng của người phụ nữ.

Bạn đang đọc: Phân tích 4 khổ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh

Tình yêu là chủ đề khá mới mẻ trong văn học những năm tháng chống Pháp và Mỹ. Ở thời kỳ ấy, các tác phẩm chủ yếu xoay quanh tình yêu quê hương đất nước, con người. Còn tình yêu đôi lứa được khai thác một cách dè dặt. Trong đó, tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm thơ nổi bật về đề tài tình yêu. Tác phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc đến tận ngày nay vì quan niệm sâu sắc về tình yêu. Cùng phân tích 4 khổ đầu bài Sóng để thấy được sự tài hoa trong ngòi bút của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. 

Mở bài phân tích 4 khổ đầu bài sóng

Nhắc tới thi sĩ Xuân Quỳnh, người ta nghĩ ngay tới “Sóng”. Đây là bài thơ được thi sĩ Xuân quỳnh viết năm 1967 và được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. Dường như “Sóng” không đơn thuần là một bài thơ, nó đã trở thành châm ngôn tình yêu của rất nhiều người. Trong đó, 4 khổ đầu bài sóng đã thể hiện rất rõ nỗi khao khát về tình yêu cháy bỏng, mãnh liệt của người phụ nữ. 

Sóng là đại diện cho tình yêu cháy bỏng của người thiếu nữ

Thân bài

  • Luận điểm 1: Quy luật của “sóng” và “em”

Mở đầu phân tích 4 khổ đầu bài sóng đoạn thơ, Xuân Quỳnh đã gợi lên hình ảnh sóng với những sắc thái đối lập “Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ”. Sóng dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh không chỉ là sự vật thiên nhiên, nó còn mang ý nghĩa biểu tượng. Thông qua hình tượng sóng, tác giả muốn miêu tả những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ khi yêu. “Sóng” và “em” được tác giả sánh đôi song song, giống như những bản thể hòa hợp, soi chiếu lẫn nhau. Có lúc “sóng” và “em” lại hòa làm một. 

Người phụ nữ trong tình yêu cũng giống như những con sóng, vừa dữ dội, vừa dịu êm. Dường như tình yêu làm người ta trở nên lạ lùng, lúc thì cuồng nhiệt, đắm say, khi lại e ấp, thẹn thùng. Dù những trạng thái ấy có vẻ đối lập nhưng lại có sự thống nhất chặt chẽ. Có lẽ, trong tình yêu nếu không có những cảm xúc ấy sẽ chẳng còn là tình yêu nữa. 

Thế rồi, sóng như được Xuân Quỳnh nhân hóa lên trở thành con người có tâm hồn. “Sóng” khao khát thoát khỏi giới hạn chật hẹp của sông để tìm ra với bể. Điều này giống như tâm trạng người phụ nữ luôn khao khát tìm đến với tình yêu đích thực. Ở đó, người phụ nữ có thể tự do vùng vẫy trong những cảm xúc dạt dào của mình. 

“Sóng” và “em” có cá tính như nhau, lúc lại dữ dội, khi thì dịu êm

Ở khổ 2 bằng quy luật của sóng, tác giả nói về quy luật của tình yêu: 

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ ngàn triệu năm, con sóng vẫn thế, dù có đi đâu thì cuối cùng vẫn dạt về với bờ chẳng thể tác rời. Cũng giống như tình yêu luôn là khát vọng cháy bỏng trong tim của mỗi người. Đặc biệt, thông qua quy luật của con sóng, Xuân quỳnh cũng muốn nói tới sự chung thủy trong tình yêu của người con gái. Đó là dù có bất cứ sóng gió gì xảy đến thì trái tim nóng bỏng, khát khao tình yêu của người phụ nữ vẫn chỉ hướng về một người. 

Thông qua hình ảnh con sóng, Xuân Quỳnh đã khéo léo làm rõ những cảm nhận tình yêu. Đó là tình yêu vĩnh cửu, nó tồn tại mãi mãi như một món quà kỳ diệu dành riêng cho mỗi người. 

  • Luận điểm 2: Những trăn trở về cội nguồn của tình yêu

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên

Đứng trước sự mênh mông của sóng, người phụ nữ trăn trở về tình yêu. Ở đây, tác giả đã sử dụng song song hình ảnh “sóng” và “em” để nói lên nỗi trăn trở của mình. Càng khao khát về tình yêu chân thành, người phụ nữ càng đặt ra nhiều băn khoăn. Những băn khoăn ấy khiến người phụ nữ chẳng bao giờ ngừng nhớ, ngừng nghĩ về tình yêu, về “anh” và về “biển lớn”. Dường như trong tình yêu “anh” là một điều gì đó rất quan trọng trong “em”, như biển lớn đã vỗ về, ôm ấp sóng mỗi ngày. 

Con sóng dù đi đâu cũng sẽ trở về với bờ, cũng như tình yêu của “em” luôn hướng về “anh”

Thế rồi, tác giả đã phải đặt ngay băn khoăn về nguồn gốc của “sóng”. Dù biết rằng “sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại chẳng biết gió từ đâu đưa tới. Cũng giống như tình yêu đôi ta, chẳng biết nó nở hoa từ khi nào. Dường như tình yêu là một điều kỳ diệu, bí ẩn như chính thế giới tự nhiên vô hạn vậy. Thế nên, tác giả phải thốt lên rằng “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Tình yêu đến thật tình cờ, nhưng lại vô cùng chân thật, mang đến cho con người ta phải say đắm trong hơi men ấy. Khi bước vào con đường tình yêu, người phụ nữ chẳng hề toan tính, chỉ mải đi theo tiếng gọi của tâm hồn. 

Kết bài

4 khổ đầu bài Sóng đã cho ta thấy những cảm xúc khó tả của tình yêu, là một sự bất diệt. Đó là một tâm hồn khao khát yêu, vào mình vào tình yêu. Với thể thơ 5 chữ, giọng điệu sôi động, phân tích 4 khổ đầu bài Sóng đã cho thấy sự gấp gáp, hối hả khi tìm đến tình yêu. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *