Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga để thấy ước vọng cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện qua hai hình ảnh nhân vật lý tưởng.

Bạn đang đọc: Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Trước khi đi vào phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga, các thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm sẽ giúp ta nắm rõ bối cảnh ra đời tác phẩm, từ đó liên hệ đến nội dung tư tưởng mà tác giả muốn đề cập dễ dàng hơn.

Nhiều nhà nghiên cứu văn học nhận định rằng, “Lục Vân Tiên” là “Truyện Kiều” của nhân dân dân Nam Bộ. Tác phẩm này mang giá trị nhân văn sâu sắc, hướng con người đến việc nghĩa, việc thiện. Các nhân vật chính của truyện thơ này là người tài, phẩm chất tốt đẹp, luôn gặp gian khó những luôn nỗ lực và được giúp đỡ. Vì thế, qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm thông điệp nhân sinh sâu sắc, về cách con người đối xử, giúp đỡ nhau trong cuộc sống và khẳng định một lần nữa chân lý “ở hiền gặp lành”.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam trung đại. Cuộc đời ông trải qua nhiều đau thương mất mát, bị mù khi còn trẻ khiến đường công danh, sự nghiệp bị dang dở. Về tình cảm, ông bị bội ước và lại sống trong giai đoạn đất nước lầm than, phải chịu thân phận nô lệ cả cuộc đời đã sống. Nhưng thật đáng khâm phục khi Nguyễn Đình Chiểu luôn nỗ lực sống với nghị lực phi thường. Sau khi bị mù, ông về quê mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cứu người và tham gia vào kháng chiến, rồi tích cực sáng tác thơ văn. Ông có nhiều tác phẩm vẫn còn được yêu mến cho đến ngày nay. Các tác phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc…

Qua phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ta sẽ thấy, tác phẩm Lục Vân Tiên được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào đầu những năm 50 của thế kỷ XĨ, gồm 2082 câu thơ lục bát, viết dưới thể loại truyện thơ Nôm. Nội dung của tác phẩm hướng đến phản ánh hiện thực, lên án những kẻ bất nhân, lừa thầy phản bạn và rộng hơn là vạch trần những cái xấu, cái ác, cái bất công trong xã hội bấy giờ. Bên cạnh đó, xuyên suốt tác phẩm là sự ngợi ca và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người: lòng hiếu thảo, trượng nghĩa, thủy chung và ngợi ca những mối quan hệ nghĩa tình như tình mẫu tử, tình bạn bè và cái tình giữa con người với nhau. Đồng thời, qua việc ngợi ca ấy Nguyễn Đình Chiểu muốn đề cao khát vọng, ước mơ của nhân dân về sự công bằng, về cái thiện, cái chính nghĩa trong xã hội.

Ngoài giá trị nội dung, truyện thơ “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu cũng có giá trị nghệ thuật đắt giá. Trong đó ta dễ thấy những nhân vật trong tác phẩm mang đậm màu sắc Nam Bộ, thể hiện ở ngôn ngữ và tính cách. Bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là phần đầu của tác phẩm, kể lại sự việc chàng thanh niên Lục Vân Tiên trên đường đến kinh thành ứng thí đã cứu giúp tiểu thư Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp hung hãn.

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

phan-tich-bai-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga1

Thân bài

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga chi tiết

Trong bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu tập trung khắc họa tính cách hai người trẻ, là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

Phân tích cái kỳ tài, phẩm chất anh hùng của nhân vật Lục Vân Tiên

Ở đoạn trích này, Lục Vân Tiên hiện lên là chàng thanh niên có tinh thần trượng nghĩa, gặp cảnh kẻ yếu bị ức hiếp thì không hề băn khoăn liền giúp đỡ. Như Nguyễn Đình Chiểu viết: “Vân Tiên ghé lại bên đàng/Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Việc ghé lại bên đàng, bẻ cây làm vậy thể hiện việc chàng đánh cướp cứu người là một lẽ tự nhiên, bởi chàng bất bình trước những kẻ xấu xa, tàn ác luôn ức hiếp dân lành. Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ta thấy, Lục Vân Tiên không chỉ trượng nghĩa mà còn rất quả cảm, có tài võ nghệ. Bốn phía kẻ địch bao vây, trong khi chỉ có thân cây làm gậy, rõ ràng không hề cân sức nhưng cũng chính hoàn cảnh này đã tô đậm thêm lòng dùng cảm, võ công cao cường của Lục Vân Tiên:

“Vân Tiên tả đột hữu xông

Khác nào Triệu Tử phá vòng đương giang

Lâu la bốn phía vỡ tan

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay

Phong Lai trở chẳng kịp tay

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”

Dù trông như một cuộc chiến không cân sức, nhưng Lục Vân Tiên có tại ứng biến, chàng xung trận nhanh chóng “tả đột hữu xông”. Mà như Nguyễn Đình Chiểu ví Lục Vân Tiên như Triệu Tử Long – võ thần triều Hán xưa kia đã một mình phá vòng vây của Tào Tháo để cứu lấy con nhỏ của Lưu Bị. Những từ ngữ Hán Việt ngắn mà cô đọng, nhịp điệu nhanh dứt khoát đã làm nổi bật cái hào hùng, khí phách của Lục Vân Tiên.

Không chỉ xây dựng hình ảnh Lục Vân Tiên xứng đáng là một anh hùng, tác giả còn xây dựng một cái kết thắng lợi của cái thiện trước cái ác, của Lục Vân Tiên trước bọn cướp hung hãn. Các cụm từ “vỡ tan”, “tìm đàng chạy ngay” thể hiện thất bại thảm hại của kẻ địch. Thắng lợi nhanh gọn ấy của Lục Vân Tiên khắc họa rõ nét sự quả cảm của người anh hùng với khí phách hiên ngang, tài cao lại luôn sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa.

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ta thấy, khi đánh cướp xong, Vân Tiên liền tiến đến an ủi hai cô gái. Hành động này lại tôn lên một nét đẹp khác của chàng trai, đó là vẻ lịch thiệp, ân cần khi “Hỏi: Ai than khóc ở trong xe nầy?” Đến khi nghe rõ sự tình thì nhẹ nhàng đáp: “Rằng ta đã trừ dòng lâu la”. Câu nói này mang vẻ khiêm nhường, không ưa kể lể công lao, xem trận đánh sôi nổi lúc trước chỉ là một chuyện thoáng qua.

Ngoài ra, ở đây ta còn nhìn thấy tầm lòng nhân hậu của Lục Vân Tiên, kho chàng thể hiện lòng cảm thông với người gặp nạn. Trong lối hành xử của chàng thể hiện sự hiểu biết, thái độ giữ gìn lễ nghĩa cho nàng Kiều Nguyệt Nga và cho mình. Lục Vân Tiên dùng cách xưng hô “nàng – ta” thể hiện thái độ lịch sự của một người có gia giáo, tiếp nối truyền thống ứng xử lễ nghĩa của người xưa.

Còn ở 6 câu thơ cuối bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ta lại thấy ở chàng Lục Vân Tiên tấm lòng hào hiệp, phóng khoáng, làm việc nghĩa như một lẽ sống ở đời:

“Vân Tiên nghe nói liền cười

Làm ơn há dễ trông người trả ơn

Nay đà rõ đặng nguồn cơn

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

“Nghe nói liền cười”, đó là tiếng cười thật vô tư, chân thành và có chút sảng khoái, bổ chàng làm ơn không phải nghĩ đến việc đòi đền ơn. Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ta như hiểu rõ hơn quan niệm về người anh hùng mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm qua Lục Vân Tiên. “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi”, ý rằng làm việc nghĩa là là việc của người anh hùng, sách thành hiền xưa đã dạy, chứng kiến cảnh sai trái mà không ra tay cứu giúp thì không xứng đám làm anh hùng trong trời đất. Qua đây ta còn thấy một phẩm cao đẹp của Lục Vân Tiên, đó là đã học đạo thì phải hành đạo, được dạy sống phải vô tư, hào hiệp thì làm việc nghĩa không kể công, không mưu cầu đền đáp. Như vậy, trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, anh hùng không chỉ là người có tài trí mà còn sẵn sàng xả thân vì điều nghĩa, điều thiện. Và hình tượng Lục Vân Tiên chính là hình mẫu anh hùng lí tưởng, đại diện cho người quân tử trong xã hội bấy giờ, thời đại mà Nguyễn Đình Chiểu sống.

Phân tích vẻ đẹp nết na, có học thức của Kiều Nguyệt Nga

Trong bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, còn một nhân vật mà Nguyễn Đình Chiểu muốn khắc họa, đó là Kiều Nguyệt Nga.

Tác giả vẽ nên tính cảch nhân vật này thông qua cuộc đối đáp với Lục Vân Tiên. Và qua cuộc nói chuyện ấy, ta thấy nàng là tiểu thư nhà gia giáo, có nề nếp, có hiểu biết, học thức cao. Nguyệt Nga xuất thân từ nhà quyền quý, là tiểu thư đài các của quan tri phủ, nhưng nàng lại vô cùng giản dị, chân thành, vô tư và khoa trương thân thế. Trước Lục Vân Tiên, nàng dùng lối xưng hô “quân tử -tiện thiếp” cùng với đó là hành động “lạy rồi sẽ thưa”. Phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga ta thấy, dù là con nhà quyền quý nhưng Nguyệt Nga rất khiêm nhường, biết lễ nghĩa, tỏ lòng biết ơn chân thành đối với ân nhân.

Như vậy có thể thấy, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người con gái thông minh, hiểu lễ nghi, mực thước, nhẹ nhàng chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói. Khi Nguyệt Nga nói “Làm con đâu dám cãi cha/Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”, ta lại thấy nàng là người sống thật khuôn phép, hiếu thuận, sống đúng với lễ giáo phong kiến. Cũng

Bên cạnh đó, ta còn thấy ở Kiều Nguyệt Nga một tấm lòng ân nghĩa thủy chung. Dù nàng hiểu lễ giáo phong kiến khắt khe và hoàn cảnh đang trên đường đến Hà Khê để định bề gia thất, nhưng trước ân nhân cứu mạng, nàng đã xuống xe để thể hiện rõ tấm lòng cảm tạ. Điều này cho thấy nàng giữ tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với người có ơn với mình.

Khi Lục Vân Tiên ngăn cản, nàng thấy áy náy nên đã cất lợi ngợi ca công lao của chàng, không chỉ vì ơn cứu mạng mà còn giúp nàng bảo toàn danh tiết trong câu “”Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”, bởi trong xã hội bấy giờ vẫn giữ quan niệm “Nam nữ thụ thụ bất thân”. Đây là ân nghĩa mà nàng thấy không thể báo đáp sao cho đủ. Vì vậy đã mạnh dạn nói lời mời Lục Vân Tiên về nhà mình để cha có dịp đền đáp, báo ơn. Qua đây có thể thấy, Kiều Nguyệt Nga thật là người con gái có học thức, có trước có sau.

Nhưng đáng quý hơn cả, là ở việc nàng biết rằng với nghĩa của Lục Vân Tiên không có bạc vàng nào sánh được với công lao của chàng. Điều này thể hiện Nguyệt Nga là cô gái trọng tình nghĩa, xem tình nghĩa là vô giá, là điều phải khắc ghi.

Như vậy, với nhân vật Kiều Nguyệt Nga, Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện vẻ đẹp truyền thống của thế hệ phụ nữ Việt Nam bấy giờ, với sự gia giáo nết na, có học thức lại trọng nghĩa tình, nồng hầu và đằm thắm.

Kết luận khi phân tích bài lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga

Có thể nói, bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích hay của truyện thơ “Lục Vân Tiên”. Đoạn trích này thể hiện được hình ảnh những nhân vật lý tưởng theo quan niệm Nho giáo. Đó là người anh hùng tài trí, dũng cảm, hiểu biết lễ nghi, kiêm nhường lại lịch thiệp. Và đó còn là người con gái dịu dàng, ân nghĩa thủy trung, nết na, có học thức và hiểu lễ nghĩa, gia giáo. Đồng thời, qua đoạn trích này, người thi sĩ mù mà nghị lực phi thường muốn thể hiện khát khao hành đạo giúp đời, cứu người của mình; ông muốn hướng con người đến cái thiện và ước vọng về sự chân thành, tình nghĩa trong mối quan hệ con người với nhau cũng như niềm tin mãnh liệt vào chân lý, cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *