Phân tích bài Rừng Xà Nu để thấy được bức tranh cây xà nu ưỡn mình ra bảo vệ dân làng và hình ảnh người dân làng Xô Man thế hệ già đến trẻ đều quyết tâm đánh giặc.
Bạn đang đọc: Phân Tích Bài Rừng Xà Nu Của Nguyễn Trung Thành – Văn mẫu dễ hiểu
Rừng Xà Nu được viết vào năm 1965, trong bối cảnh kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Ở khu vực Tây Nguyên, Mỹ làm trại đóng quân và tàn phá dân ta mỗi ngày. Đúng vào bối cảnh mất nước, bài văn như là nguồn động lực lớn cho dân ta chiến đấu giành lại độc lập. Cùng phân tích bài Rừng Xà Nu để thấy được tinh thần đấu tranh giành lại tự do của người dân vùng núi và hình ảnh cây xà nu vươn mình bảo vệ sân làng.
Bài mẫu Phân tích chi tiết bài Rừng Xà Nu
Truyện ngắn Rừng Xà Nu được tác giả chú trọng nhất là hình ảnh cây xà nu và người dân làng mạnh mẽ. Cây xà nu đại diện cho thiên nhiên hùng vĩ và sức sống mãnh liệt, góp phần giúp dân làng chống giặc. “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn”. Cây xà nu cũng gợi nhớ đến hình ảnh dân làng Xô Man kiên cường chống giặc, không ngại hy sinh.
- Luận điểm 1: Hình ảnh cây xà nu hùng vĩ, sức sống mạnh mẽ
Tuy nhiên, giặc tàn phá, gây ra những nỗi đau thương mất mát lớn. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương … Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn” Qua phân tích bài Rừng Xà Nu ta thấy sự tàn phá của quân giặc đến thiên nhiên, con người quá tàn ác.
Cây xà nu được tác giả tôn vinh từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng gắn bó với cuộc sống thường nhật của nhân dân vùng núi. Đây là loài cây chứng kiến sự đấu tranh, chống giặc của người dân làng Xô Man. Chính vì sự sinh trưởng mạnh mẽ, cây xà nu đã ưỡn mình ra để bảo vệ người dân. Cây xà nu là bằng chứng cho sự chống trả của người dân Xô Man. Con người dân làng luôn đoàn kết, yêu thương nhau, thể hiện rõ nhất khi Tnú bị tra tấn, tất cả mọi người vùng lên giải cứu. Rừng xà nu còn tạo nên nét đẹp thiên nhiên riêng, đại diện cho tâm hồn, nhân phẩm con người vùng cao.
Sức sống của cây xà nu được tác giả miêu tả “trong rừng ít có cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy … Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, bất diệt. Loài cây luôn vươn mình đón nắng, thể hiện khát khao thiên nhiên. Tác giả dùng phương pháp ẩn dụ, đại diện cho khát khao tự do, dân chủ của người dân làng Xô Man.
- Luận điểm 2: Dân làng Xô Man với những thế hệ anh hùng nối tiếp nhau
Cụ Mết thường dạy mọi người rằng “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”. Đó là hy vọng duy nhất để chúng ta đấu tranh, giành lại độc lập, nếu không sẽ làm thân nô lệ mãi mãi. Cây xà nu thường mọc nhiều dày đặc, thành rừng, đại diện cho sự gắn kết của dân ta. Dù trải qua bao đau thương, chết chóc, đói khát, tra tấn, tất cả người dân làng Xô Man đều một lòng cùng nhau. Họ tuyệt đối yêu nước, có tình thương và trung thành với người dẫn đầu.
Chỉ khi phân tích bài Rừng Xà Nu ta mới thấy được tinh thần chiến đấu, khát khao được tự do của dân làng Xô Man. Ẩn nấp dưới những cánh rừng xà nu là hình ảnh con người trung thực, nghèo nàn nhưng rất bản lĩnh. Trong đó, đầu tiên phải kể đến là nhân vật Tnú, chàng trai luôn yêu Mai bằng cả tấm lòng. Chàng cũng là một người con dân yêu nước, dù bị giặc tra tấn, anh quyết không khai gì. Tnú được xem như là người anh hùng của làng Xô Man. Anh nổi bật với sự kiên cường, chịu khó, dũng cảm, luôn là người chủ động trong mọi việc. Khi anh bị bắt, bọn giặc hỏi ai là cộng sản, Tnú “để bàn tay ấp lên bụng mình”, và nói “ở đây này”. Anh bản lĩnh, tự nhận mình và quyết không khai ra 1 ai.
Tnú cùng dân làng lên kế hoạch giành lại độc lập, mài vũ khí và mang dấu ở rừng xà nu. Đó cũng chính là lúc bi kịch bắt đầu, anh tận mắt chứng kiến vợ và con bị giặc giết mà không thể làm gì. Anh vẫn cố nén nỗi đau vào tận tim gan, tiếp tục công cuộc cách mạng, sức chịu đựng của Tnú là phi thường. Ngoài Tnú, cụ Mết là bậc tiền bối của dân làng Xô Man, ông là cây xà nu lớn. Cụ mết luôn nói rằng “nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu. Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo!”. Dít là cô gái lạnh lùng, bản lĩnh, có tinh thần yêu nước sâu sắc.
Nguyễn Trung Thành chuỗi nhân vật 3 thế hệ từ Cụ mết, Tnú và Dít. Tầng lớp này ngã xuống thì có tầng lớp khác sẵn sàng tiến về phía trước. Bài văn thể hiện lòng yêu nước, khát khao tự do của người dân làng Xô Man và Việt Nam nói riêng.
Kết bài
Phân tích bài Rừng Xà Nu để thấy được hình ảnh cây xà nu với sức sống mạnh mẽ. Tác phẩm đưa người đọc từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác. Nguyễn Trung Thành ca ngợi hình ảnh thiên nhiên và con người. Con dân Việt Nam luôn có lòng nồng nàn yêu nước, kiên cường, bất khuất.