Phân Tích Bài Thơ Chạy Giặc Của Nguyễn Đình Chiểu

Phân tích bài thơ Chạy Giặc để thấy được lòng yêu nước của tác giả và sự ác độc của thực dân Pháp khi chúng xâm lược, tàn phá, giết người, cướp bóc của nhân dân ta.

Bạn đang đọc: Phân Tích Bài Thơ Chạy Giặc Của Nguyễn Đình Chiểu

Bài thơ Chạy Giặc được viết trong hoàn cảnh Việt Nam đang gồng mình trong kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm vạch mặt tội ác thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Bài thơ là bằng chứng, vật chứng, mang ý nghĩa đặc biệt trong những năm chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác năm 1859 theo thể thơ thất ngôn bát cú. Cùng phân tích bài thơ Chạy Giặc để thấy con người, hoàn cảnh đất nước Việt Nam trong loạn lạc như thế nào nhé.

Bài mẫu Phân tích chi tiết bài thơ Chạy Giặc

Dân nghèo đói, tan tác khi Pháp xâm lược

Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài thơ Chạy Giặc trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc. Tác phẩm tái hiện nỗi đau dân tộc, tội ác của dân Pháp trên đất nước Việt. Những người con, nhân dân Việt Nam thật tội nghiệp, gồng mình dưới ách nô lệ, vẫn kiên trì chống giặc đến cùng:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Phân tích bài thơ Chạy Giặc để hiểu được nỗi đau mất mát, sự ác độc của giặc ngoại xâm. Trong thời kỳ giặc ngoại xâm lược, cuộc sống nhân dân chưa khi nào được yên ổn. Tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào, nếu không đề cao cảnh giác. Đặc biệt là tiếng súng nổ, vũ khí duy nhất, giết người nhanh chóng. Hoàn cảnh khi “tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”, đến quá bất ngờ. Tác giả ngạc nhiên, bất ngờ, cảm giác kinh hoàng, nỗi sợ hãi bắt đầu. Đây là lúc thành Gia Định bị Pháp xâm chiếm, nổ súng cảnh báo. Tình hình đất nước bây giờ được đặt trên “một bàn cờ thế”, nếu đi sai sẽ bị mất nước vĩnh viễn.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

Tiếp theo là hoàn cảnh người lớn, trẻ nhỏ chạy tán loạn, mất phương hướng. Họ chỉ biết chạy tránh súng đạn tạm thời trước mắt, để bảo vệ tính mạng. Giặc ngoại xâm không hề có tính người, không tha cho người già hay trẻ nhỏ, phá hoại miếng ăn chốn ở. Cảnh “bỏ nhà”, “lơ xơ chạy” nhấn mạnh sự tàn phá, chết chóc mỗi khi giặc xuất hiện. Kể cả chim cũng bị “mất tổ”, xâm lấn không gian, bay đầy trời. Thực dân Pháp tàn phá hết tất cả không tha bất cứ gì, đặc biệt là con người.

Để bảo vệ tính mạng, dân ta phải chạy giặc

Nguyễn Đình Chiểu đã lấy hình ảnh lũ trẻ và đàn chim để đại diện cho sự mất mát, đau thương của nhân dân. Giặc xâm lược là thảm họa của tất cả mọi người, nước mất nhà tan, lưu lạc khắp nơi. Ngôi nhà là nơi trú ngụ duy nhất của con người cũng phải bỏ, chim sau một ngày kiếm ăn cũng về tổ, đã bị phá. Đây thực sự là nỗi ám ảnh của thiên nhiên, con người, bôn ba loạn lạc khắp nơi. Tiếp theo là cảnh giặc tàn phá ở các địa điểm:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”

Phân tích bài thơ Chạy Giặc để thấu hiểu hoàn cảnh đất nước loạn lạc ngày xưa. Hình ảnh Bến Nghé, Đồng Nai hiện lên với hai bức tranh khác nhau, thật thê thảm. Ngày xưa, Bến Nghé bị giặc xâm chiếm, đô hộ, nơi đây là địa điểm giao thương buôn bán. Đồng Nai là nơi chuyên sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực. Thế mà, Pháp xâm lược tàn phá tất cả, cướp hết ruộng đất, ngăn chặn giao thương. Chúng ra tay cướp bóc trắng trợn tất cả cài sản của dân, họ rơi vào cảnh nghèo đói.

Tài sản dân làm việc vất vả đã bị chúng chiếm sạch, sẵn sàng giết người nếu phản bác, tài sản đều “tan bọt nước”. Nhà cửa, công trình, lương thực, con người đều bị tàn phá tan tành. Các vùng đất trở thành những bãi đá, mây khói bay ngút trời, tiếng đạn bắn inh ỏi, liên thanh. Của tiền của dân tan thành bọt nước, không thể nắm bắt được, chỉ còn lại tay không. Mái nhà, tranh ngói bị đốt cháy nghi ngút, chỉ thấy khói sương, không gian mờ tối. Nỗi đau của dân, sự căm thù, độc ác của giặc đã in sâu vào lòng mỗi người.

Chạy giặc tái hiện nỗi đau thương, mất mát của dân ta

Khi giặc Pháp hạ thành Gia Định, chúng tiếp tục tấn công 3 Tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. Dân ta lại chìm trong máu lửa, chết chóc tàn phá dã man. Hai câu cuối, là lúc tác giả nghẹn ngào nhất, cảm xúc lên đến đỉnh điểm của sự đau đớn:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Trước tình cảnh dân ta bị xâm chiếm, tác giả tự đặt câu hỏi ai sẽ cứu dân ta ra khỏi kiếp nạn này. Ai sẽ giúp dân ta ra khỏi tình trạng áp bức, bóc lột, tàn sát dã man? Đất nước Việt Nam rồi sẽ đi về đâu khi dân không còn nhà để ở, lương thực để ăn. Chỉ với một câu hỏi tu từ, tác giả đã miêu tả được tình cảnh thật đau xót.

Kết bài

Phân tích bài thơ Chạy Giặc để thấy được bài ca yêu nước của tác giả. Ông thương nhân dân, xót xa trước cảnh tàn phá giã man của giặc Pháp. Tiếng súng kêu thất thanh, bất ngờ, chính 1 đứa trẻ nhỏ cũng phải ý thức bảo vệ lấy tính mạng. Đây đề là những hình ảnh mang giá trị nghệ thuật thực tiễn và lịch sử. Tác phẩm là bằng chứng vạch tội của thực dân Pháp khi chúng xâm lược nước ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *