Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào

Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào

Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào trước kỉ niệm tuổi thơ bình dị và tình bà cháu thiêng liêng.

Bạn đang đọc: Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào

Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Xuân Quỳnh là nữ nhà thơ được rất nhiều người yêu thích. Bởi thơ chị mang đậm chất trữ tình, sôi nổi, trẻ trung. Xuân Quỳnh có xuất thân từ nông thôn nên đề tài của thơ chị là những điều hết sức bình dị, gần gũi, gắn liện với cuộc sống đời thường. Phân tích bài tiếng gà trưa sẽ thấy, “Tiếng gà trưa” là một bài thơ điển hình như thế. Chị viết về tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay khi tập thơ đầu tay được in, Xuân Quỳnh đã được chú ý và nhiều người yêu mến bởi phong cách sáng tác của chị rất mới mẻ. Trong suốt hơn hai mươi năm sáng  tác, chị đã có nhiều tập thơ giá trị và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

“Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh viết trong giai đoạn cả nước cùng kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Lúc này, Mĩ thua thảm bại ở chiến trường miền Nam nên điên cuồng thả bom đánh phá miền Bắc, với mục đích tàn phá hậu phương của tiền tuyến lớn mạnh.  Trong hoàn cảnh cam go này, hàng triệu thanh niên đã lên đường ra trận, hừng hực khí thế xẻ dọc Trường Sơn cứu nước. Trong bài thơ tiếng gà trưa, nhân vật trữ tình là một chiến sĩ trẻ, đang trên đường cùng đồng đội hành quân vào miền Nam đánh giặc.

Dấu ấn của Xuân Quỳnh để lại trong lòng bạn đọc đó là một nhà thơ có trái tim đằm thắm, yêu mãnh liệt và luôn hạnh phúc với những rung cảm giản dị đời thường. Phân tích bài tiếng gà trưa ta sẽ càng thấy rõ, chị là nhà thơ của hạnh phúc đời thường.

Thân bà

Bài thơ “Tiếng gà trưa” chính là tiếng nói bình dị về tình cảm gia đình, nhưng cũng phản ánh câu chuyện lịch sử, câu chuyện thời đại bấy giờ. Và tình yêu bà của chiến sĩ trẻ luôn gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.

Bắt đầu bài thơ là bối cảnh hiện tại “trên đường hành quân”. Từ những điều chứng kiến trên đường hành quân, người chiến sĩ trẻ đã nhớ về quá khứ, về tuổi thơ bên bà. Qua những câu thơ đầu nhẹ nhàng, tự nhiên, Xuân Quỳnh đã kể câu chuyện người chiến sĩ trên đường hành quân, mỏi mệt nên dừng chân nghỉ trưa nơi xóm nhỏ, anh nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ và rồi kỷ niệm tuổi thơ ùa về:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục… cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ

Tiếng gà trưa được nhà thơ mô tả cụ thể “cục…cục tác cục ta”. Có lẽ không ít người khi đã trưởng thành, khi đã xa quê còn mãi bồi hồi khi nghe tiếng gà “cục tác cục ta”. Bởi tiếng gà là tiếng gọi tuổi thơ, tiếng gọi của quê hương thân thương. Và người chiến sĩ cũng vậy, giữa cái mệt nhọc, giữa cái yên vắng ban trưa, nghe tiếng gà không sao khỏi nhớ nhà, nhớ quê và nhớ người bà thân yêu.

Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào

Tiếng gà trưa nhà ai không chỉ làm “xao động nắng trưa”, mà còn khiến người chiến sĩ cảm thấy “nghe bàn chân đỡ mỏi”, rồi “gọi về tuổi thơ”. Phân tích bài tiếng gà trưa có thể khẳng định, tiếng gà có để lại ảnh hưởng nhất định trong ký ức của người trai trẻ. Tiếng gà không chỉ khuấy động không gian, mà còn như thấm vào tâm hồn còn người, làm trỗi dậy ký ức tuổi thơ, gọi về những điều bình yên đẹp đẽ của quá khứ và đã được để lại phía sau.

Trong ký ức của người chiến dĩ, những kỷ niệm tuổi thơ thật vô cùng hồn nhiên, bình dị. Đó chỉ là ổ hồng những trứng hay sáng chiều ngồi quát nhưng con gá mái mơ hoa đốm trắng, con gà mài lông vàng óng. Cách kể “này”, “này” gợi sự thân thương, hồn nhiên, đếm từng con từng con trong đám gà bà nuôi.

Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng:

– Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sau này lang mặt!

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

Tiếng gà trưa

Và đó còn là kỷ niệm cậu bé ngày nào vì tò mò mà xem trộm gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng dại khờ, bị bà dọa là sẽ “lang mặt”. Phân tích bài tiếng gà trưa ta như thấy rõ những kỉ niệm ngây ngô, trong sáng và bình yên ấy là hành trang mà người chiến sĩ cất giữ trong tim.

Tiếng gà trưa

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Cho con gà mái ấp

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông tới

Bà lo đàn gà toi

Mong trời đừng sương muối

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go

Ống rộng dài quét đất

Cái áo cánh chúc bâu

Đi qua nghe sột soạt

Những kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ còn là về người bà tần tảo, thương yêu cháu hết mực. Bà chắt chiu từng quả, mong đàn gà nở nhiều con để Tết cháu được mua quần áo mới. Phân tích bài tiếng gà trưa có thể thấy, chính kỉ niệm tuổi thơ bình yên bên bà đã tiếp thêm cho người chiến sĩ biết cao tinh thần, động lực chiến đấu.

Tiếng gà trưa là những hình ảnh thân thuộc ở làng quê Việt Nam, và nó có ý nghĩa hơn khi luôn gắn liền với hình ảnh người ông, người bà. Tiếng gà trưa mà người chiến sĩ nghe được nơi bản nhỏ không chỉ gợi lại ký ức mà còn cho người đọc thấy tình cảm bà cháu thiêng liêng đang vọng lại trong lòng người chiến sĩ.

Cũng bởi vậy, người đọc không khỏi xúc động khi liên tưởng, khi nhớ lại một thời thơ ấu cùng bà chăm nom cho đàn gà, ngày ngày ngắm nhìn những quả trứng hồng trong đống rơm. Và như người chiến sĩ trong bài thơ, khi đi xa, ta nhớ da diết những hình ảnh ấy.

Phân tích bài tiếng gà trưa mang đến niềm xúc động nghẹn ngào

Nhưng phân tích bài tiếng gà trưa chi tiết ta thấy, tiếng gà trưa không chỉ gọi về những ký ức tuổi thơ đẹp đẽ trong sáng nơi người chiến sĩ, không chỉ là tiếng vọng của tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng; mà tiếng gà trưa lúc này như là lời thúc giục, lời động viên, lời cổ vũ cho tinh thần chiến đấu vì quê hương, đất nước của người lình.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Trong đoạn thơ cuối, Xuân Quỳnh sử dụng điệp từ “vì” lặp lại bốn lần. Điệp từ này mang ý nghĩa đến mạnh động lực, mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Anh chiến đầu vì tổ quốc, vì xóm làng, vì người bà thân yêu và vì cả tiếng gà cục tác. Bởi đó là tất cả những mến yêu trong cuộc đời người chiến sĩ. Anh chiến đấu để mai kia vắng bóng giặc thù, xóm làng quê hương được yên bình, những em nhỏ được bình yên bên bà, bên những rổ trứng hồng tuổi thơ như tuổi thơ hạnh phúc anh đã có. Điểm nhấn sau điệp từ “vì” được liệt kê cụ thể dần, từ mục đích, lý tưởng cao cả, lớn lao đến khao khát những điều bình dị, thân thương. Phân tích bài tiếng gà trưa có thể thấy, chính tình cảm gia đình, gắn bó với làng xóm đã làm sâu sắc thêm, nhấn mạnh thêm tình yêu quê hương, đất nước bao la.

Kết luận

Tiếng gà trưa khi chưa xa thì đó là điều bình thường ở làng quê, nhưng đi xa thì nó gợi nhắc bao nỗi nhớ. Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nữ sĩ Xuân Quỳnh, tiếng gà trưa chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cảm xúc của nhân vật, nó gọi về tuổi thơ lại gợi lên động lực, quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ trên đường dài hành quân mệt mỏi. Và mỗi lần đọc đến “tiếng gà trưa” được lặp lại trong bài thơ, ta nghe ra cái thốn thức, nỗi nhớ da diết, nghẹn ngào của anh chiến sĩ trẻ với bà, với làng xóm, với tiếng gà “cục tác”.

Phân tích bài tiếng gà trưa ta thấy được, với chất giọng nhẹ nhàng, trìu mến mà vô cùng da diết, qua tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh khiến người đọc nghẹn ngào bởi tình cảm bà cháu thiêng liêng, cảm động. Và cũng chính từ tình cảm gia đình bình dị, chân thành ấy đã chắp cánh, bồi đắp cho tình yêu quê hương, dất nước nơi người chiến dĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *