Phân Tích Bài Vội Vàng- Bài văn mẫu hay nên đọc

Tài năng của thi sĩ Xuân Diệu là điều không thể bàn cãi. Những áng văn thơ của ông như gợi lên bức tranh khoát đạt về cuộc đời và những giá trị. Phân tích bài Vội vàng là một minh chứng sống cho điều đó.

Bạn đang đọc: Phân Tích Bài Vội Vàng- Bài văn mẫu hay nên đọc

Mở bài: Văn học Việt Nam thời hiện đại như một khu vườn đa sắc màu. Nếu những Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đem đến bức tranh hiện thực đầy tàn khốc. Tố Hữu là nhà thơ của những năm tháng trường kì cách mạng thì Xuân Diệu, lại là đóa hoa đầy sức sống điểm tô cho khu vườn. Thơ ca Xuân Diệu không gợi tả hình ảnh vật lý của sự vật, mà như đi sâu vào tâm hồn chúng. Phân tích bài Vội vàng, nằm trong tập Thơ thơ, là một dấu mốc chói lọi trong sự nghiệp của Ông hoàng thơ tình này. 

Thân bài

Tác phẩm Vội vàng – Bối cảnh ra đời và giá trị hiện thực

Nam 1938 là giai đoạn đấu tranh gian khổ của dân tộc ta. Sau 8 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được ra đời, các cuộc cách mạng vẫn liên tiếp diễn ra. Thế hệ thanh niên Việt Nam thời bấy giờ có rất nhiều trăn trở. Làm sao để đất nước được độc lập, dân tộc được ấm no? Làm sao để tương lai được trọn vẹn? Điều này được thể hiện rất nhiều qua những tác phẩm văn học, thơ ca. 

Tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu là áng trữ tình bất hủ
Tác phẩm Vội vàng được trích ra từ tập Thơ thơ. Là tuyên ngôn sống và bản nhạc tình đẩy sống động. Chất liệu thơ đa dạng, phong phú, với nhiều tầng ý nghĩa. Vội vàng không đơn thuần chỉ là những thanh âm trữ tình. Hơn hết, tác phẩm còn truyền cảm hứng cho thế hệ thanh niên về một tương lai tươi đẹp, hạnh phúc. 

Luận điểm 1: Dòng chảy thời gian vô tận và trật tự tuần hoàn của tình yêu, tuổi trẻ

Xuân Diệu là thơ của sự biến tấu. Dòng thời gian ông, vừa là dòng chảy tuyến tính. Khi “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”, lại vừa là dòng chảy tuần hoàn khi tuổi xuân này trải qua, sẽ có một tuổi xuân khác đến tiếp. Góc nhìn độc đáo của Xuân Diêu về thời gian có nhiều điểm tương đồng với triết học phương Tây. Nhà triết gia vĩ đại Heraclitus đã từng nói “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” ngụ ý cho việc mỗi chúng ta đều sẽ trải qua những khúc quanh khác nhau của cuộc đời. Có người vui, kẻ buồn, kẻ hoan ca hạnh phúc. Nhưng sẽ không ai ngược dòng quay trở lại được những khoảnh khắc mà ta trải qua. Tư tưởng trong Vội vàng của Xuân Diệu là một mặt cắt đầy trữ tình cho luận điểm triết học này. 

Phân tích bài Vội vàng- Dòng chảy của thời gian “rất nhanh chóng”

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua

 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già 

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật.

Ở Xuân Diệu, ta bắt gặp tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ yêu cái đẹp đến cháy lòng. Ông háo hức chờ “ngày xuân” trong cuộc đời của mình, nhưng cũng trăn trở rằng dù “Xuân còn non” nhưng sau này “Xuân sẽ già”. Và có lẽ, khi “Xuân hết” cũng là lúc người thi sĩ cảm thấy sợ hãi nhất. Những khao khát về tinh thần tuổi trẻ, về thời gian của ông là rất lớn. Nhưng “lượng trời cứ chất”, đong đếm không bằng quy luật chảy mãi của thời gian.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều

Xuân Diệu xem ngọn gió xuân là người tình quyến rũ. Với sự sống mơn mởn, với những phóng khoáng của “mây đưa và gió lượn”, với một chút lãng mạn của “cánh bướm với tình yêu”. Để thể hiện khao khát muốn lại những dư vị đẹp đẻ nhất của tuổi xuân rạo rực. Người thi sĩ đã sử dụng những câu từ mang tính sở hữu cao như “riết”, “Say”, “thâu”, “ôm”. Những khao khát đó, dường như xuất phát từ tận sâu bên trong mỗi con người.

Luận điểm 2: Khát vọng níu giữ thời gian và trân trọng hiện thực

Thời gian trường kỳ kháng chiến là lúc mỗi người phải đặt những nhu cầu cá nhân xuống dưới vận mệnh của dân tộc. Nhưng đã là một con người trong tế bào và máu thịt, ai lại không muốn trân quý cuộc sống? ai lại không muốn sống hết mình với tuổi trẻ đam mê?

Xuân Diệu cũng vậy, cậu thanh niên 22 tuổi đang hừng hực nhựa sống.Với khao khát muốn cống hiến cho đời, muốn thỏa chí đam mê. Dù rằng tuổi trẻ sẽ chẳng hai lần thắm lại, người thi sĩ vẫn khao khát níu giữ nó mãnh liệt. Dẫu rằng ông sẽ tiếc cả đất trời khi tuổi trẻ qua đi, nhưng điều đó không làm chùn ý chí mong muốn được sống hết mình và tận hưởng thanh xuân. Giọng thơ vồn vã, nhịp ngắt quãng với hàng loạt điệp từ khiến cho người đọc cảm thấy như đang được thúc giục. 

Khát vọng níu giữ thời gian thể hiện qua từng câu thơ

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! 

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

Để không phải tiếc nuối trước cảnh “Xuân vẫn tuần hoàn”, nhà thi sĩ cho rằng phải tận hưởng tuổi trẻ, sống đủ đầy. Để cho “Chếnh choáng mùi thơm”, “Đã đầy ánh sáng”. Hàng loạt các câu từ tưởng chừng như chỉ sử dụng với người lại có thể được kết hợp với các sắc thái tự nhiên. Đem đến những tầng ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Kết lại

Phân tích bài Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu được nhìn nhận dưới nhiều nhãn quan khác nhau. Từng lớp thơ với các ý nghĩa xen lẫn đem đến những cảm quan khác biệt cho từng đối tượng cảm thụ. Bên cạnh những thông điệp về tuổi trẻ, thanh xuân, tình yêu và khao khát được sống hết mình với hiện thực, Xuân Diệu còn gửi gắm nhiều thông điệp về dòng chảy thời gian và triết lý sống đầy sâu sắc thông qua tác phẩm của mình. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *