Chí phèo là một trong những tác phẩm để đời của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm không chỉ lột tả đúng bản chất xã hội phong kiến đẩy con người vào bước đường cùng mà còn nói lên khát vọng mưu cầu quyền đơn giản nhất – quyền làm người. Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo để thấy được sự tha hóa của một con người chính là sản phẩm của xã hội phong kiến.
Bạn đang đọc: Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo để thấy được sự thối nát của xã hội phong kiến
Bài mẫu phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo
Mở bài
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán. Các tác phẩm của ông đều lột tả bản chất xấu xa của xã hội đương thời và nỗi thống khổ của người nông dân bần cùng xã hội. Đối với ông, nghệ thuật chân chính là nhìn thẳng vào đời sống, nhìn thẳng vào sự thật và nói lên được nỗi thống kể của triệu dân lao động. Chẳng thế mà Chí Phèo – tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực đã ra đời, một tiếng chuông lớn gióng lên hồi chuông về cuộc đời bất hạnh của người nông dân. Chí Phèo khao khát làm người nhưng không được làm người. Chí bị tước bỏ quyền làm người của một con người chân chính. Càng đi sâu phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo chúng ta càng hiểu hơn về nỗi thống khổ của nông dân (mà Chí là đại diện) và càng hiểu hơn tấm lòng nhân đạo, đau xót của Nam Cao dành cho các nhân vật của mình.
- Luận điểm 1: Thức tỉnh rượu
Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo – Ngay từ đầu tác phẩm người đọc đã nghe thấy tiếng chửi của Chí Phèo. Chí Phèo đắm mình trong rượu, ngày nào cũng chửi đến độ người ta coi như Chí chửi chó, chửi mèo mà không phải chửi họ. Chửi cũng không ai nghe cho thấy Chí là người thừa thãi của xã hội. Không ai quan tâm, họ coi như đó là tiếng của thú dữ, nghe vài lần quen tai và bỏ mặc.
Chửi người không xong, Chí lại chửi trời. Đắm mình trong rượu Chí lúc nào cũng mơ hồ. Đến bao giờ thì hắn mới tỉnh? Vậy mà “sau những cơn say vô tận” Chí cũng tỉnh rượu. Đó là sau đêm gặp thị Nở, Chí đã sống lại với những cảm xúc đầy nhân tính. Chí đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc xung quanh mình, đó là “tiếng nói cười đi chợ, tiếng gõ mái chèo đuổi quá, tiếng chim hót vui quá”. Vậy là Chí đã tỉnh rượu rồi.
Những âm thanh bình dị ấy ngày nào cũng diễn ra vậy mà Chí không hề cảm nhận được. Bởi vì hắn say, hắn đã bị làm cho “mù câm điếc” hết cảm xúc, tâm hồn. Hắn không nghe được âm thanh của cuộc sống. Giờ đây, chính thị nở đã làm cho hắn tỉnh rượu, hắn đã được sống lại được nghe âm thanh của cuộc sống. Từ đây, hắn cũng cảm nhận được sự thê thảm, già nua của bản thân, cô đơn điều này còn đáng hơn cả đói và rét. Hắn chính là hình ảnh đại diện cho những người bần cùng của xã hội bất công.
- Luận điểm 2: Diễn biến sau khi tỉnh rượu
Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo – Sau khi tỉnh rượu Chí đã có nhiều hi vọng vào cuộc sống hơn. Đặc biệt giây phút thị nở cho chí ăn bát cháo hành. Một bát cháo dân giã không cao sang mỹ vị, vậy mà với chí đó lại là bát cháo ngon nhất, xúc động và nhân tính nhất. Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh đẹp nhất của tác phẩm. Một bát cháo hay chính là một ân nghĩa. Hắn cảm động, mắt ươn ướt vì đây là lần đầu tiên hắn được người ta cho cái gì đó.
Món cháo ngon một phần vì Chí cảm nhận được tình người trong đó. Một người bị tha hóa, bị xã hội ruồng rẫy quá lâu, cô đơn quá lâu. Nay lại có một bàn tay cứu vớt, một tấm chân tình khiến Chí như tỉnh ngộ, xúc cảm lân lỗn, chưa bao giờ hắn lại thấy món cháo ngon đến vậy. Vậy mới biết, con người ta khi ốm đau, có một người bên cạnh thấu hiểu, chăm sóc thì tốt biết bao, cuộc đời này đáng sống và hi vọng biết bao.
Hắn đã được đánh thức nhân tính. Hắn muốn làm người lương thiện: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Một khao khát lẽ ra Chí không cần khao khát cũng có được. Quyền làm người mà ai cũng tưởng rằng đó là quyền dĩ nhiên, không thể chối cãi. Vậy mà với Chí, Chí phải khao khát, thèm muốn.
Một khát vọng tưởng đơn giản mà khó vô cùng khi bà cô thi nở lại cấm đoán không cho thị nở qua lại với Chí Phèo. Một tia sáng, một hi vọng mỏng manh đã bị dập tắt. Thị nở chính là sợi dây gắn kết chí phèo với xã hội, nhưng xã hội đã đáp lại mong mỏi của chí phèo bằng cách dập tắt nó, hủy hoại nó. Vậy là khát khao làm người lương thiện của chí đã không thể thực hiện. Chí tuyệt vọng đau đớn. Từ hi vọng chuyển sang thất vọng và đau đớn, tột cùng.
Chí lại lôi rượu ra uống, càng uống lại càng tỉnh, chao ôi chí đau, chí cô đơn. Khao khát một cuộc sống gian dị, hạnh phúc bình thường thôi sao mà khó với chí thế. Xã hội đã đẩy một chàng trai khỏe mạnh vạm vỡ trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, sau đó lại cướp đi sợi dây hi vọng làm người lương thiện, đẩy Chí xuống bước đường cùng của xã hội. Bất công qua. Chí đau quá nhưng phải tìm ai để giải quyết nỗi đau này? Là Thị nở người đã đem hi vọng tình yêu cho Chí hay bà cô của Thị hay là Bá Kiến, kẻ đã đẩy Chí đi Tù và trở thành kẻ bần cùng của xã hội?
- Luận điểm 3: Quằn quại đâu khổ tuyệt vọng
Phân tích diễn biến tâm trạng chí phèo – Tâm trạng của chí ngày càng diễn biến nhanh phức tạp. Chí muốn làm người lương thiện, nhưng không ai cho Chí làm người lương thiện. Chí muốn tìm ra căn nguyên của điều này. Dường như đọc đến đây, tác giả đang đẩy tình huống lên một cao trào mới. Muốn tìm cho ra đúng nguyên nhân, muốn Chí giải quyết triệt để vấn đề này.
Khi uống rượu càng nhiều càng tỉnh, chị lại ôm mặt khóc. Đây là đỉnh điểm của tấn bi kịch trong cuộc đời Chí. Quẳn quại trong tuyệt vọng, đau khổ Chí lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không đến nhà Thị Nở mà đến thẳng nhà bá kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và tâm hồn hắn. Chí phèo đã vung lưỡi dao giết chết bá kiến và tự kết liễu đời mình. Một kết cục bi thương. Một kết cục mà Chí không tìm ra lối thoát. Hắn không thể tìm ra được vì xã hội không cho hắn sống.
Gấp trang sách lại, chúng ta vẫn nghe văng vẳng đâu đây những câu hỏi gắt đến tuyệt vọng của Chí “Ai cho tao lương thiện?” Chí thèm khát lương thiện, thèm được làm người, thèm được ăn thêm một bát cháo hành thơm phức, thèm được chăm sóc, thèm nghe những âm thanh hết đỗi thân thương bình dị của cuộc sống… Có lẽ, đây là cái kết đúng với bản chất của xã hội phong kiến. Con người bị xã hội tha
Hóa, bị xã hội ruồng rẫy đẩy đời mình từ bi kịch này đến bi kịch khác. Số phận của Chí Phèo hay chính là số phận của bao nhiều người lao động trong xã hội cũ. Bá Kiến chính là hình ảnh đại diện của sự tàn độc của xã hội phong kiến đã đẩy con người vào bước đường bức tử.
Một cái kết đúng với bản chất của xã hội, một cái kết thỏa đáng cho người đọc. Bá kiến phải chết và dĩ nhiên, dù Chí không tự sát cũng không thể thoát khỏi miệng lưỡi thế nhân và pháp luật nơi đó. Chí chết thể hiện tấn bi kịch cuộc đời và bước đường cùng của người nông dân, khao khát được sống làm người.
Nam Cao quả đúng bậc thầy của hiện thực, nhân đạo. Dù là một cái kết đau thương nhưng ông đã lột tả đúng bản chất xã hội và số phận bi thương của người lao động. Đồng thời cũng cảm thông sâu sắc đối với khao khát lương thiện của con người và sự bế tắc của xã hội. Từng lời văn, câu chữ giản dị, ngắn gọn, xúc tích nhưng lại sâu sắc vô cùng.
>> Xem thêm: Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo để thấy được tấm bi kịch của cuộc đời Chí