Tài liệu phân tích hào khí đông a trong bài thơ tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão dưới đây sẽ khiến cho chúng ta có thêm kiến thức về tác phẩm, phân tích tác phẩm chính xác và dễ dàng đạt điểm caotrong các bài thi, bài kiểm tra học kì tới.
Bạn đang đọc: Phân tích hào khí đông a trong bài thơ tỏ lòng
Bài mẫu phân tích
Mở Bài
Để có được một Việt Nam xinh đẹp, độc lập tự do như ngày hôm nay là sự đổ máu hi sinh của biết bao nhiêu người hùng thầm lặng. Chúng ta chỉ có thể biết được điều này khi học về lịch sử hoặc văn học. Trong đó, văn học chính là tấm gương phản ánh cuộc sống chân thực, sống động và truyền nhiều cảm hứng nhất. Từ xưa, văn thơ đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Đặc biệt, trong các cuộc kháng chiến, văn thơ chính là vũ khí quan trọng cổ vũ tinh thần các chiến sĩ. Đó là lí do vì sao bài thơ “Thuật Hoài” của Phạm Ngũ Lão ra đời, bài thơ mang đậm tinh thần thời đại, mang đậm âm hưởng của hào khí Đông A trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
Thân bài
-
Luận điểm 1 Hào Khí đông A là gì?
Trong Tiếng Hán, Đông A là chữ triết tự của chữ Trần. Hào khí Đông A hay chính là khí thế chiến đấu hào hùng của một thời vàng son lịch sử đời Trần. Đây cũng là thời kì bừng lên sức mạnh dân tộc – một dân tộc tự lập tự cường, ý chí quyết thắng của quân và dân. Âm vang hào khí đông A chính là nguồn cảm hứng để Phạm Ngũ Lão sáng tạo bài thơ Thuật Hoài. Bài thơ đã thể hiện được tinh thần chiến đấu, kiên cường, khí thế của toàn quân và dân, ngọn lửa vút cao ý chí dân tộc.
-
Luận điểm 2: Phân tích Hào Khí Đông A trong bài thơ
Hào khí đông A thể hiện ở việc ca ngợi vẻ đẹp và sức mạnh của con người thời Trần
Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Tạm dịch
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân hùng khí át sao Ngưu.
Trong câu thơ đầu tiên chúng ta thấy có hình ảnh “hoành sóc” đây chính là bức chân dung sừng sững của người lính sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Trong bản dịch chúng ta thấy với hình ảnh Múa giáo một hình ảnh vô cùng lừng lẫy, hoành tráng và uy nghiêm. Hình ảnh người chiến sĩ lừng lẫy ấy lại được đặt cạnh với “giang sơn” – núi sông nên càng cảm thấy hùng dũng, lớn mạnh. Giang Sơn chính là một không gian rộng lớn, hay chính là động lực để các tráng sĩ múa giáo, chiến đấu bảo vệ lãnh thổ của mình.
Trong bản dịch, “Múa giáo non sông trải mấy thu” chúng ta cũng thấy hình ảnh các tráng sĩ hiện lên với giáo, với non sông và với thời gian. Có lẽ các tráng sĩ đã luyện tập chăm chỉ qua nhiều năm chỉ trông chờ một ngày lên trận, thể hiện sức mạnh của mình. Điều này khá đúng với ý câu: “Nuôi quân ba năm dụng một giờ”.
Trong bản gốc, từ “Kháp kỉ thu” ám chỉ thời gian dài dằng dặc. Hình ảnh các tráng sĩ được đặt trong không gian rộng lớn giữa dòng thời gian vô tận khiến cho ý thơ mang tính ước lệ, đồng thời cũng làm tô đậm thêm tầm vóc lớn lao, kì vĩ của người tráng sĩ. Tác giả đã để thời gian vào câu thơ này để nhấn mạnh sự bền bỉ, tinh thần luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc của người lính.
Đặc biệt, qua ý thơ chúng ta cảm nhận được hình ảnh người tráng sĩ sánh ngang với vũ trụ và khí thế như bao trùm trời đất. Đây cũng chính là sự tự hào ngưỡng mộ của nhà thơ dành cho các tráng sĩ. Họ chính là người hùng của dân tộc.
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
Trong câu thơ thứ 2, tác giả ca ngợi vẻ đẹp cá nhân của người tráng sĩ, và phát triển vẻ đẹp cá nhân ấy thành vẻ đẹp cộng đồng. Tam quân là một cách nói ước lệ chỉ toàn bộ quân đội nhà Trần, tác giả sử dụng hình ảnh so sánh tam quân với loài hổ càng khẳng định sức mạnh của họ. Sức mạnh của họ mạnh như vũ bão, như loài hổ báo, một sức mạnh không gì cản nổi. Sức mạnh mạnh đó chính là sự hội tụ của lòng yêu nước, của nhiệt huyết tuổi trẻ. Tuổi trẻ với khí phách anh hùng đã khiến họ làm nên lịch sự, mang đến hào khí đông A cho dân tộc.
Hai câu thơ đã thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ , tự hào của tác giả đối với sức mạnh tự cường, ý thực tự tôn về dân tộc. Nó đã làm bừng lên khí thế hào hùng của dân tộc. Đây chính là thời đại đẹp với những con người đẹp.
-
Luận điểm 2: Hào khí đông A thể hiện qua nỗi băn khoăn, suy tư về khát vọng lập công danh
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Trong câu thơ “Nam nhi vị liễu công danh trái” chúng ta thấy ngay ngụm ý của tác giả, nhắc đến chí hướng nam nhi. Trong văn học trung đại, nam nhi gắn liền với lí tưởng công danh. Nam nhi thời đó phải lập được công danh , tạo dựng sự nghiệp, để lại tiếng vang cho đời thì mới gọi là nam nhi, mới xứng đáng và không hổ thẹn. Chính những lý tưởng này đã khích lệ biết bao nhiêu nam tử hán để họ sẵn sàng tạo dựng sự nghiệp, làm nên việc lớn, để lại tiếng vang cho đời. Lý tưởng này ràng buộc họ, khiến họ đau đáu, nếu chưa làm gì được cho cuộc đời sẽ cảm thấy hổ thẹn. Đây chính là một ý tưởng tốt đẹp tạo nên những con người đẹp trong xã hội xưa.
Trong thời điểm này, Phạm Ngũ Lão vẫn còn đang băn khoăn về công danh,cảm thấy hổ thẹn vì mình chưa làm gì được cho đời. Nhưng thực tế, ông đã lập nên công danh kỳ tích để lại danh tiếng vẻ vang cho đời vậy mà ông vẫn còn băn khoăn. Điều này càng khẳng định ông là người luôn có ý chí vươn lên, không ngừng tu thân để hoàn thiện mình. Một con người đầy ý chí, bản lĩnh mà không phải nam nhi nào cũng có được.
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Phạm Ngũ Lưu sử dụng hình ảnh Vũ hầu Trong câu thơ đều có ngụm ý. Vũ Hầu là một vị quân sự rất nổi tiếng với tài dùng binh. Ông từng giúp lưu bị lập nên Thục Hán sau khi đã xả thân mọi trận mạc. Ông đã lấy Vũ hầu làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp của mình, và cảm thấy vô cùng hổ thẹn vì chưa lập được công danh như Vũ Hầu.
Câu thơ đã nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão, đã thể hiện được khát vọng ý chí cống hiến, lập công và tận lòng trung hiếu với đất nước. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lõa mang một tầm vóc lớn lao, đây là nỗi thẹn về việc tu thân với ý chí lập công sắt đá. Nếu không có nỗi thẹn này có lẽ chúng ta sẽ không thể sinh ra những người tài giỏi, đã xây dựng và giữ nước cho đến ngày hôm nay. Nỗi thẹn ấy hay chính là sự tự cường, tự lập của dân tộc.
-
Luận điểm 3: Đánh giá
Hào Khí đông A đã tạo nên chiến thắng lẫy lừng và tạo nên một thời đại lịch sử với những kì tích hào hùng rực rỡ. Hào khí đông A không chỉ là tư tưởng bài thơ mà nó còn là tư tưởng của thời đại nhà Trần. Đây cũng là dòng mạch chung của văn học thời kì đó, một thời kì rực rỡ huy hoàng với những chiến thắng lẫy lừng, những con người vô cùng đẹp đẽ.
Kết bài
Bài thơ đã giúp chúng ta hình dung phần nào về thời đại đó. Văn chương chính là tấm gương phản ánh chân thực nhất và nhờ nó ta mới biết đến có một thời kì lịch sự huy hoàng đáng tự hào đến thế. Qua đây ta cũng nghĩ về bổn phận của mình, cần phải sống, học tập và có trách nhiệm để góp sức nhỏ vào công cuộc xây dựng và giữ nước.