Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tự tình và thương vợ – Tài liệu phân tích dưới đây sẽ giúp các em nắm được nội dung hai bài thơ tự tình và thương vợ, qua đó có thể hiểu rõ hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào, phân tích đúng từng luận điểm, luận cứ.
Bạn đang đọc: Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tự tình và thương vợ chi tiết
Văn mẫu
Mở bài
Phân tích tình cảm của ông sáu dành cho bé thu – Tài liệu phân tích dưới đây sẽ giúp cho bạn nắm rõ nội dung tác phẩm chiếc lược ngà, phân tích nhân vật ông sáu chính xác và hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm ra, bài thi. –
Trong xã hội văn minh của thế kỉ 21, phụ nữ có tiếng nói bình đẳng và được sống làm chủ cuộc đời mình. Nhưng ngược dòng thời gian trở về những năm từ thế kỉ 17 đến thể kỉ 19, người phụ nữ phải sống làm kiếp trâu ngựa, không được quyết định cuộc đời mình. Nguyên nhân sâu xa do sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến nên số phận người phụ nữ hẩm hiu, bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ. Họ cũng phải chịu đừng chế độ nam quyền, đa thê, làm lẽ, làm thiếp, cả cuộc đời do người khác chi phối, như tấm lụa bay phớt phơ biết vào tay ai? Cảm thông với thân phận người phụ nữ, rất nhiều nhà thơ đã dùng thơ ca nói lên tiếng lòng của mình, bênh vực những người phụ nữ chân yếu tay mềm, lép vế trước xã hội. Nổi tiếng trong đó là bài thơ tự tình và thương vợ của nhà thơ Hồ Xuân Hương & Trần Tế Xương.
Thân bài
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tự tình và thương vợ – Tự tình và Thương vợ đều là hai bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ. Đó là vẻ đẹp thể xác lẫn tâm hồn. Họ là những người đúng ra phải được sống hạnh phúc, nhưng một bên lại là “hồng nhan” một bên là tần tảo, thủy chung đều chịu cảnh vất vả, gian nan.
Trong thơ của Hồ Xuân Hương vốn nổi danh là Bà Chúa Thơ Nôm, thơ bà có sự ngông cuồng, thách thức và bênh vực cho thân phận người phụ nữ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự Tình)
Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là “hồng nhan” mà hồng nhan thường đi đôi với bạc mệnh. Những người đẹp tài hoa lẽ ra phải được trọng dụng, được yêu thương và hạnh phúc, nhưng không, trong xã hội thối nát ấy, hồng nhan bị vùi dập, bị lợi dụng mà thôi. Câu thơ trên chính là nói lên sự cô đơn, bạc bẽo của cuộc đời. Giữa đêm vắng là sự bé bàng, tủi hồ của Hồ Xuân Hương nói riêng và cũng là tiếng lòng của những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Từng câu thơ như cứa vào trái tim người phụ nữ, nó lột tả đúng tâm trạng đau khổ, cô đơn, day dứt của thân phận làm lẽ. Câu thơ “Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,” đúng như tâm trạng của nhà thơ, lúc say lúc tỉnh, cuộc đời trần thế thì có khác gì, con người ta chỉ tìm vào rượu mới có thể quên đi thực tại phũ phàng. Tuổi xuân thì đã qua đi mà hạnh phúc vẫn chưa trọn vẹn có khác gì như vầng trăng kia đã bóng xế nhưng vẫn chưa tròn? Vầng trăng ấy xuyên xuống dưới đất, xuyên qua mấy, đâm vào hòn đá ven đường có khác gì như xuyên vào trái tim đang rỉ máu. Khổ thơ cho thấy nỗi đau, uất hận mà có lẽ, chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Thân phận người phụ nữ cũng như ánh trăng kia, đẹp đấy nhưng chẳng bao giờ tìm được hạnh phúc tròn đầy, cái cuộc sống mà họ đang sống nó rỉ máu như chính ánh trăng kia xuyên vào tim, vào tâm hồn.
Có lẽ chỉ có Hồ Xuân Hương mới dám viết lên những câu thơ vạch trận bộ mặt của xã hội thối nát đã đẩy cuộc đời người phụ nữ đến bước đường cùng, sống mà như không sống, không được làm chính mình, sống trong say, trong tỉnh, sống mà tim lúc nào cũng đau.
Động từ mạnh như “đâm toạc” chẳng khác nào nhát dao đâm vào trái tim. Đặc biệt là hai câu thơ cuối càng nói lên cuộc đời bẽ bàng của người làm lẽ:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình xan xẻ tí con con.
Mỗi ngày lại qua đi, mỗi mùa xuân lại qua đi, xuân đến xuân đi thì cuộc đời cũng thế thôi đến nỗi quá chán nản. Thân phận làm vợ lẽ không tiếng nói, phải san sẻ tình cảm, tranh giành nhau. Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của xã hội phong kiến, đặc biệt là thân phận làm lẽ vô cùng bi ai “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”
Hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương là đẹp, đẹp mà bạc mệnh. Còn hình ảnh người phụ nữ trong Tú Xương là tần tảo, thủy chung, là sự thương xót của ông trước số phận người phụ nữ:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên, hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng, mười mưa, dám quản công.
Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong tự tình và thương vợ – Người phụ nữ trong thơ Tú Xương chính là người vợ đảm đang, tần tảo làm lụng nuôi chồng nuôi con mà không một lớn oán thán. Hay nói chính xác hơn đó chính là bà Tú, một người phụ nữ cả đời hi sinh vì chồng vì con mà không dám quản công, không dám nói, không mưu cầu hạnh phúc cho bản thân. Bà làm lụng vất vả vì một chữ duyên nên vợ nên chồng. Cả đời bà lấy hi sinh làm trọng, buôn bán quanh năm lấy tiền nuôi cả chồng lẫn con.
Ở góc độ của đàn ông Việt Nam thì thấy rất bình thường, họ cho rằng sự hi sinh của đàn bà khi có chồng như vậy là thuận theo tự nhiên. Và hầu như, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh người đàn bà trong xã hội xưa đều là thế. Đã lấy chồng là “phu tử tòng phu, phụ tử tòng tử” và luôn giữ trong mình “công dung ngôn hạnh”. Đó chính là đức tính tốt đẹp mà ngàn năm nay vẫn ca ngợi phụ nữ Việt Nam hi sinh, đảm đang, chịu thương chịu khó. Tú Xương viết những câu thơ này cũng là ca ngợi vợ mình và những người phụ nữ nói chung.
Ở góc độ nhà thơ, nhà thơ cho rằng đây là đức tính tốt đẹp của người phụ nữ nhưng cũng chính là tự trách mình đã không làm tròn bộn phận của người chồng. Ông khác những đàn ông thời đó là dám bênh vực vợ, cho rằng sự hi sinh của vợ là do lỗi của người chồng, vì người chồng không lo được cho người vợ đầy đủ nên người vợ phải làm lụng, vất vả. Họ vốn không có nghĩa vụ phải hi sinh cho bất kì ai, họ cần được sông cho mình. Nhưng thói đời bất công đã khiến họ phải nhẫn nhịn và hi sinh:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
Hai câu thơ trên chính là Tú Xương tự trách mình. Ông trách mình không làm đúng vai trò người chồng, ông muốn bảo vệ người phụ nữ, đồng thời nói lời cảm thông, bênh vực họ.
Cả Tú Xương và Hồ Xuân Hương tuy có hai lối làm thơ khác nhau, một bên là táo bạo, một bên là nhẹ nhàng nhưng đều chung một thái độ bảo vệ người phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp của họ và khát vọng sống hạnh phúc.
Kết bài
Mặc dù đứng ở hai khía cạnh khác nhau, hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ, nhưng đều là những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của Phụ nữ Việt nam. Nếu như Hồ Xuân Hương cho người đọc biết đến hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài sắc, thủy chung nhưng chịu nhiều bất công về cuộc sống, tình duyên và luôn muốn bứt phá, thoát ra khỏi cuộc sống đó thì Tú Xương lại mang đến cho ta hình ảnh người phụ nữ đảm đang, đức hi sinh, chịu khó và cảm thông trước cuộc đời người phụ nữ, không thấy đó mà coi khinh họ, thậm chí còn yêu thương và tự nhận lỗi về mình.
>> Xem thêm: Phân tích tự tình 3 của Hồ Xuân Hương – Văn mẫu hay nhất