Phân Tích Khổ Cuối Bài Bếp Lửa Của Bằng Việt

Phân tích khổ cuối bài Bếp Lửa để thấy được hình ảnh ngọn lửa đượm hồng ngày xưa cùng hồi ức đẹp về tình cảm bà và cháu trong quá khứ đã làm lay động lòng người.

Bạn đang đọc: Phân Tích Khổ Cuối Bài Bếp Lửa Của Bằng Việt

Bài thơ Bếp Lửa do Bằng Việt sáng tác, nội dung nói về tình cảm bà cháu. Tác phẩm tái hiện bối cảnh Việt Nam ngày xưa, quây quần bên bếp lửa. Đặc biệt, trong đoạn cuối của bài càng đặc sắc, hấp dẫn hơn. Với thể thơ tự do, Bằng Việt đã miêu tả hết cảm xúc, mong muốn của nhân vật. Cùng phân tích khổ cuối bài Bếp Lửa để thấy rõ tình yêu thương, nỗi nhớ nhà gia diết của người cháu.

Phân tích chi tiết khổ cuối bài Bếp Lửa

Mối quan hệ huyết thống, tình cảm gia đình luôn làm cho con người ta hạnh phúc, yên bình nhất. Đặc biệt là đối với con người Việt Nam, gia đình luôn được xem là tất cả. Nói về cảm xúc quê hương, tác giả Bằng Việt đã sử dụng những vần thơ hay, nổi bật, cảm động.

Người cháu hồi ức về ngày xưa được ngồi bếp lửa cùng bà

Nội dung của bài thơ thể hiện hồi ức tình bà cháu thắm thiết, quan tâm, chăm sóc. Người cháu được sống trong sự bảo vệ, bao bọc, lo lắng của bà mình. Chính tình yêu cao quý đó là động lực, hành trang cho người cháu sống tốt trong tương lai. Tác giả đã thể hiện rõ nhất qua 4 câu thơ cuối về tình cảm thiêng liêng này. Ở 2 câu thơ trên là nỗi nhớ của người cháu xa quê:

“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,”

Phân tích khổ cuối bài Bếp Lửa để thấy sự trân trọng quá khứ tươi đẹp của người cháu. “Bếp Lửa” là hồi tưởng, nhớ lại cảm xúc, hoàn cảnh của nhân vật từ hồi nhỏ cho đến hiện tại. Kỷ niệm bên người bà thân thương cùng làn khói, bếp lửa hồng ấm áp. Lúc đó, người cháu chỉ lên 4 tuổi, trong thời kỳ giặc ngoại xâm lược, kinh tế đói nghèo, khó khăn. Đến hiện tại, tất cả chỉ còn là nỗi nhớ mong, hồi niệm về những ký ức đẹp đẽ.

“Giờ cháu đã đi xa”, không còn ở tại quê hương cùng người bà, chỉ có thể nhớ về. Cuộc sống thực tại khác nhiều so với ngày xưa cũ, đầy đủ, nhộn nhịp hơn. Không gian và thời gian đều đã thay đổi. Không còn hình ảnh căn bếp quen thuộc cùng người bà, mà chỉ có không gian rộng lớn. Chỉ có “ngọn khói trăm tàu” của nơi chốn thành thị xô bồ. Điệp từ “trăm tàu”, “trăm nhà”, “trăm ngả” gợi sự đa dạng, thay đổi lớn. Tuy nhiên “có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không bằng hình ảnh 1 bếp lửa bên người bà thân thương.

Bài thơ Bếp Lửa thể hiện tình cảm thiêng liêng của người cháu với quê hương

Khi đất nước đã giành được độc lập từ tay giặc, một cuộc sống mới mở ra với mọi người. Quy luật của sự thay đổi luôn luôn là tất yếu, thời gian không thể nào đứng yên mãi. Tuy nhiên, đối với người cháu, bà là cả một tuổi thơ đẹp đẽ, hạnh phúc, ấm no, được bao bọc. Hình ảnh, nỗi nhớ người bà luôn tồn tại trong tâm hồn, tuổi thơ, ký ức của cháu:

“Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

Người cháu luôn nhớ rằng, phải cần nhắc nhở người bà mỗi ngày, vì bà lớn tuổi hay quên. Câu hỏi mỗi ngày mà cháu thường hỏi bà là “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Đây là một câu hỏi tu từ, tạo sự kết nối từ đầu đến cuối bài thơ. Bếp lửa và người bà chính là hình ảnh nổi bật nhất, làm nhân vật nhớ nhung. Hình ảnh “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!” thể hiện rõ nhất tình cảm thiêng liêng ấy. Tình cảm không thể nói thành lời, mà chỉ có thể hồi ức mỗi ngày, thật da diết.

Dù thời gian đã trôi qua, cuộc sống thay đổi, nhưng tác giả vẫn in sâu hình bóng ấy. Hình ảnh quen thuộc thường ngày, nghèo nàn, nhưng tình cảm mến thương. Kết thúc bài thơ, tác giả vẫn làm người đọc cảm động với cách đặt câu hỏi tu từ. Qua việc phân tích khổ cuối bài Bếp Lửa chúng ta thấy người cháu luôn yêu thương, nhớ về người bà đã già. Kể cả khi người cháu không được sống cùng bà, không gian thời gian cũng đã khác đi.

Hình ảnh người bà ngồi bên bếp lửa luôn ở trong suy nghĩ của cháu

Tình bà cháu thiêng liêng của tác giả với người bà, luôn có những ký ức đẹp và ý nghĩa. Qua đó, còn tôn vinh truyền thống người Việt trong việc “uống nước nhớ nguồn”. Cuộc sống hiện tại ấm no, xô bồ, tuy nhiên họ vẫn luôn một lòng nhớ về những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. 

Kết bài

Phân tích khổ cuối bài Bếp Lửa để thấy được nỗi nhớ thường trực của người cháu về quê hương. Đó là một tình cảm quý báu, đẹp nhất, luôn hướng về cội nguồn, nơi sinh ra chúng ta. Bài thơ thể hiện những tình cảm, mối quan hệ bà cháu cao quý. Với những hình ảnh quen thuộc như bếp lửa, khói, sương, và người bà đã tạo nên những câu thơ ý nghĩa, bình dị với cuộc sống hàng ngày. Dạy chúng ta rằng hãy luôn biết trân trọng người thân quá khứ và những kỷ niệm đẹp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *