Tác phẩm Chí Phèo là một trong những kiệt tác xuất sắc về đề tài nông dân, nông thôn trong nền văn xuôi trước Cách mạng. Phân tích nhân vật Chí Phèo để thấy rõ hơn vấn đề con người bị tha hóa trong xã hội cũ. Đồng thời, thấy được sự tài tình của nhà văn Nam Cao khi miêu tả sâu sắc cuộc sống khổ cực của người dân và khẳng định nhân phẩm của họ khi bị xã hội vùi dập.
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Phân tích nhân vật Chí Phèo chi tiết
Người ta thường bảo, nhà văn nổi tiếng nhờ nhân vật. Quả không sai. Nhắc đến Nam Cao là không ai không nghĩ tới nhân vật Chí Phèo. Đây được xem là nhân vật có 1-0-2 nhưng cũng lại vô cùng quen thuộc. Một nhân vật sống động đến độ độc giả có thể nhìn thấy hắn đi, nghe thấy hắn chửi và sờ thấy vết sẹo trên mặt hắn. Nhân vật và tác phẩm Chí Phèo quá xuất sắc nên không chỉ dừng lại ở văn học mà đã được chuyển thể thành phim. Dù nhà văn Nam Cao đã thành người thiên cổ, nhưng nhân vật Chí Phèo cũng như tác phẩm của ông sẽ vẫn còn mãi thời gian.
Phân tích nhân vật Chí Phèo trước hết phải nói về lai lịch đầy bi ai của Chí. Đó là, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, Chí Phèo đã là một đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ. Chí bị coi là con hoang. Người ta tìm thấy Chí bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ. Từ đó, Chí Phèo lớn lên bằng sự cưu mang, đùm bọc của người dân làng Vũ Đại.
Cậu bé Chí cứ thế lớn dần lên rồi đi ở hết nhà này đến nhà nọ. Tuy nghèo khổ, nhưng Chí lớn lên trong bình yên giữa những người dân đói khổ nhưng hiền hậu. Và chàng thanh niên Chí cũng có cho mình những ước mơ riêng. Chí mơ tới một gia đình nho nhỏ “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”. Năm 20 tuổi, nhờ lao động từ bé nên Chí trở thành chàng trai với vẻ đẹp toàn vẹn, vai u thịt bắp. Ngoại hình mạnh khỏe đến nội tâm nhân từ của Chí khiến nhiều bà địa chủ thèm khát. Thế rồi, tai bay vạ gió. Chỉ vì bà Ba gọi Chí lên bóp chân đã khiến lão Lý Kiến đâm lòng ghen tuông. Hắn nguyền rủa cái vẻ đẹp mã của Chí Phèo. Hắn độc ác dùng quyền lực của mình quyết đẩy Chí vào con đường tù tội. Sau 7,8 năm tù, sự khắc nghiệt của nhà tù thực dân đã nhào nặn ra một tên Chí Phèo hoàn toàn khác với anh chàng Chí hiền lành năm xưa.
“Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”
Không chỉ ngoại hình hắn thay đổi, nhân cách hắn cũng xuống dốc thê thảm. Ngoại Hắn cứ uống rượu xong là chửi. Hắn chửi hết thảy mọi người. Hắn trở thành tay sai của Lý Kiến. Hắn thay tên gian ác ấy làm bao chuyện bất lương, phá nát bao cảnh gia đình yên ấm trong cơn say. Hắn mượn rượu để trả thù người, trả thù đời. Bởi lẽ thường tình, người ta bảo say rồi thì còn biết gì. Có ai đi chấp nhặt thằng say. Cứ thế, anh chàng Chí xưa kia dần trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.
Đây cũng chính là bi kịch tha hóa do chế độ phong kiến áp lên người hắn. Đó là kết cục mà xã hội áp bức khi dồn ép con người đến bước đường cùng. Nhưng liệu đây có phải là bi kịch lớn nhất đời Chí Phèo?
- Giấc mơ làm người lương thiện của Chí Phèo
Ông cha đã có câu: “Nhân tri sơ tính bản thiện”. Con người sinh ra không ai đã biết làm cái ác. Ai sinh ra cũng đều trong trắng lương thiện. Tuy nhiên, quá trình lớn lên khiến cho tâm tính mỗi người bị bẻ cong theo cách sống. Vì thế, dù bất lương đến đâu, thì tận sâu trong tâm khảm của mỗi người đều ẩn khuất sự lương thiện. Chỉ cần có cơ hội bùng phát là có thể sáng lên rực rỡ. Vì Chí Phèo cũng vậy!
Phân tích nhân vật Chí Phèo sẽ thấy Nam Cao đã trao cơ hội làm người lương thiện cho Chí Phèo. Ông không cho phép Chí triền miền trong cơn say, lún sâu trong những lần rạch mặt ăn vạ. Nhà văn nhẹ nhàng mang tới đời Chí một người phụ nữ trong mơ.
Thị Nở xuất hiện như ánh sáng huyền hoặc rọi soi đời Chí. Dưới ánh trăng mờ ảo, hắn và Nở đã ăn nằm với nhau. Cả hai làm tình giữa vườn chuối cũng hồn nhiên vô tư như chính tâm hồn thánh thiện vốn có. Và nhờ cái đêm ân ái đầy tình thương ấy, Thị Nở đã giúp hắn mở lối về với xã hội loài người. Tấm chân tình của Thị không chỉ thể hiện qua lời nói, suy nghĩ “đáng thương, còn gì đáng thương bằng ốm đau mà nằm còng queo một mình”. Mà còn ở hành động nấu bát cháo hành đang bốc hơi thơm phức. Đó là một liều thuốc giải cảm trong dân gian giản đơn nhưng khiến mắt Chí ươn ướt.
Bởi đây là lần đầu tiên trong đời, hắn được một người quan tâm. Hắn được chính tay một người đàn bà, phụ nữ chăm sóc. Khi ấy, hắn như người trong cõi mộng. Hắn không ngờ cháo hành lại ngon đến thế. Hay đúng hơn hắn đang cảm nhận sự ngọt ngào của tình người. Và cũng lúc đó, hắn bất chợt muốn trở lại làm người lương thiện. Hắn muốn cùng Thị Nở, nàng tiên của hắn xây dựng giấc mơ năm xưa “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.
Thế nhưng, xã hội thời ấy đâu dễ dung thứ cho những kẻ bị ruồng rẫy như Chí. Lúc lòng Chí háo hức trở về với loài người bao nhiêu thì hắn lại đau đớn với tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người bấy nhiêu. Khi Thị Nở ngỏ lời lấy chồng với bà cô. Bà cô ngay tức khắc gạt phắt với lời cay nghiệt: “Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ. Trời ơi! Nhục nhã ơi là nhục nhã! Hỡi ông cha nhà bà!” Thói nghĩ ấy của bà cô là định kiến hà khắc khiến những người làm đường lạc lối không còn chốn quay đầu. Lời răn ấy như con dao sắc bén, chặt đứt cơ hội duy nhất đưa Chí trở về với con người lương thiện.
Chí đã níu kéo khi Thị đến giải bày. Chí đã khẩn khoản đuổi theo cầu xin Thị Nở nhưng Thị đã đẩy hắn ngã lăn quay. Giây phút đó, con người Chí như hoàn toàn rơi xuống vực thẳm. Tâm hồn Chí giờ bơ vơ, không còn lối thoát, không còn chút hy vọng. Thế là hết, giấc mơ hoàn lương của Chí bị dập tắt. Hắn muốn “lương thiện” mà không ai cho hắn. Hắn đành đi tìm người đã lấy mất “lươn thiện” của hắn để trả thù. Hắn nốc say rượu. Hắn ý định đi giết con mụ Thị Nở nhưng dòng đời xô đẩy đưa hắn đến nhà Lý Kiến. Hắn giết nhầm Lý Kiến nhưng thực ra là hắn đã đúng. Hắn đã nhận ra bi kịch đời mình. Hắn đã giết kẻ đã hủy hoại đời hắn rồi tự vẫn.
“- Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không? Chỉ có một cách… biết không! Chỉ có một cách là… cái này biết không?
Hắn rút dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra” .
- Cái kết sầu thảm
Cái kết bi kịch của tác phẩm cũng là cái kết khốc liệt về mối mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ thời bấy giờ. Phân tích nhân vật Chí Phèo mới thấy rõ cái tài trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của nhà văn Nam Cao. Chỉ bằng ngôn từ về lai lịch, hành động, lời nói mà tác giả đã cho ra đời một Chí Phèo bằng xương bằng thịt. Để rồi, nhân vật ấy trở thành tên gọi chung cho những kẻ nát rượu. Chí Phèo còn trở thành hình ảnh ví von mà người đời thường dùng cho những kẻ hay ăn vạ, vừa ăn cắp vừa la làng.