Để hoàn thành tốt chương trình Ngữ văn 10, các bạn học sinh không thể không làm bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Dưới đây là bài văn mẫu với đầy đủ ý phân tích nhân vật này sâu sắc nhất. Các bạn có thể tham khảo và vận dụng vào bài viết của mình sao cho sáng tạo và độc đáo nhất nhé!
Bạn đang đọc: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Mỗi tác phẩm văn học đều gắn liền với những nhân vật nổi bật. Tác phẩm sống được là nhờ những nhân vật độc đáo và khác biệt. Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các bạn sẽ biết thêm về một nhân vật trong văn học thú vị và chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc.
Chi tiết phần mở bài
Trước khi đi vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các bạn cần khái quát qua về tác giả của tác phẩm này.
Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương. Ông là con trai của một Tiến sĩ thời bấy giờ. Không ai rõ ông sinh và mất năm nào, nhưng biết rằng ông cùng thời với Nguyễn Bỉnh Khiêm và là bạn học của Phùng Khắc Khoan.
Ông chăm học, đọc rộng biết nhiều, từng ra làm quan cho triều đình nhà Mạc. Tuy nhiên, bất mãn với thời cuộc, ông lui về ở ẩn rồi mất tại Thanh Hóa. Trước khi ra đi, ông cũng đã kịp để lại cho đời sau những áng văn chương bất hủ. Trong số đó phải kể đến tập truyện nổi tiếng như Truyền kỳ mạn lục với tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên…
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện nói về nhân vật trung tâm Ngô Tử Văn. Đây là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức yêu nước. Ngô Tử Văn hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng hy sinh vì nước vì dân như dũng cảm, chính trực, ghét điều ác, yêu điều thiện, dám đứng lên chống lại cái ác, trừ bạo cho nhân dân và mang lại cuộc sống bình yên cho muôn người.
Thân bài
Luận điểm 1: lai lịch và tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn
Theo tác giả Nguyễn Dữ giới thiệu thì Ngô Tử Văn tên thật là Soạn. Ông là người thật việc thật, quê ở huyện Yên Dũng, Lạng Giang. Ngô Tử Văn nổi tiếng với tính cách cương trực, khảng khái nhưng cũng rất nóng nảy. Đặc biệt, đứng trước những sự việc gian tà, bất bình, ông càng không chịu được mà sẵn sàng ra tay trừng trị điều gian ác. Tiếng tăm của ông không chỉ vang khắp huyện, khăp tỉnh mà còn lan rộng cả một vùng Bắc. Ai nấy đều khen ngợi và cảm phục Ngô Tử Văn với tính tình chính trực bác ái đó. Với việc giới thiệu trực tiếp lai lịch, quê quán đó của Nguyễn Dữ, tác giả đã mang tới cho người đọc sự tin tưởng về sự có thật của nhân vật tưởng tượng này. Qua những câu từ giới thiệu đó, có thể thấy, tác giả đã ngấm ngầm ca ngợi nhân phẩm của nhân vật. Từ đó, hướng độc giả đến việc yêu mến và nể phục trước những hành động chính nghĩa của nhân vật Ngô Tử Văn.
Luận điểm 2: hình ảnh nhân vật Ngô Tử văn qua hành động đốt đền
Để phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên sâu sắc hơn, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động đốt đền của ông. Theo nội dung truyện thì ngôi đền là mà dân làng đang phải thờ phụng là nơi trú ngụ của hồn ma tướng giặc họ Thôi, đó là kẻ thù xâm lược nước ta, là một tên gian ác. Vì thế, ngôi đền ấy sẽ không mang lại lợi ích, lợi lộc gì cho dân chúng, ngược lại còn còn quấy nhiễu cuộc sống của nhân dân, tác oai tác qoái trong dân gian. Mặc dù theo quan niệm truyên thống xưa kia, đền đài là chốn thân linh bảo hộ cho cả làng, vì thế không ai dám động đến vì sợ phạm tội và do những điều kiêng cự. Tuy nhiên, vì đền này là đền thờ không đúng người nên Ngô Tử Văn đã tự tay đốt đi. Và điều đó không phạm vào vấn đề tín ngưỡng. Khi miêu tả về hành động đốt đền, Nguyễn Dữ đã chính thức ca ngợi hành động đó là việc làm đúng đắn và chính nghĩa. Đó là hành động của những người anh hùng khi thấy việc bất bình chẳng tha. Tác giả miêu tả chi tiết quá trình đốt đền của Ngô Tử Văn như trước khi đốt, ông cũng chuẩn bị tám gội bản thân thật sạch sẽ. Sau đó, khi đứng trước ngôi đền ông cũng cầu khấn trời đất. Điều này thể hiện, việc làm của Ngô Tử Văn không phải là hành động bộc phát vì nóng giận hay nông nổi, mà là thái độ kính cẩn, nghiêm túc và hiểu biết trước sau. Hành động ấy đã được chuẩn bị và suy tính kỹ lưỡng với chủ đích rõ ràng. Qua đây, có thể thấy, nhân vật Ngô Tử Văn là một con người luôn làm chủ hành động của mình, ông đủ hiểu biết để vẫn tôn trọng và kính cẩn với thần linh. Không những thế, khi đốt đền, mặc cho nhiều người vung tay, lè lưỡi lắc đầu tỏ vẻ lo lắng, ngán ngẩm nhưng Tử Văn vẫn cương kiết châm lửa đốt một cách dứt khoát, vượt qua sự tưởng tượng của mọi người trong làng. Từ đây, càng khẳng định, nhân vật Ngô Tử Văn là một người cực kỳ gan dạ và mạnh mẽ. Ông dám làm những điều mà người khác không dám để trừ gian diệt bạo.
Nhân phẩm của Ngô Tử Văn càng thể hiện rõ hơn nữa qua những sự việc xảy ra sau khi ông đốt đền. Đó là ông cảm thấy bụng run run, đầu khó chịu quay cuồng và toàn thân nổi lên một cơn sốt rét. Nhưng ông không hề sợ hãi hay hối lỗi, kể cả khi phải đối mặt với hồn ma của tên tướng giặc. Lúc này, tên tướng giặc ấy đã giả làm cư sĩ để dọa nạt và mắng chửi Tử Văn, hắn đòi và bắt Tử Văn phải dựng lại đền. Thế nhưng, trái với thái độ đe nẹt của tướng giặc, Tử Văn tỏ ra bình thản, thản nhiên ngồi ngất ngưởng nghe ngóng. Điều này càng chứng tỏ, Tử Văn không chỉ gan dạ, không sợ trước các thế lực tàn bạo mà còn tỏ ra khinh thường sự hống hách, ngang tàn của tướng giặc. Không những thế, khi trò chuyện với Thổ công, Tử Văn cũng tỏ ra là một người can đảm, không sợ trời, không sợ đất, đến thần thánh cũng phải nể phục vì những việc làm để đấu tranh chống lại sự bất công, phi lý trong cuộc đời. Qua đây, tác giả Nguyễn Dữ đã ngầm lên án xã hội còn nhiều bất công thối nát, thật giả lẫn lộn và cơ ngợi những cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của con người.
Luận điểm 3: hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn qua cuộc chiến đấu dưới Minh ti.
Phân tích nhân vật Ngô Tử văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, các bạn không thể không nhắc đến cuộc chiến giữa ông ở dưới Minh ti với hồn ma tướng giăc và Diêm Vương. Tại đây, Diêm Vương đã vô cùng giận dữ, quát nạt Tử Văn vì nghe theo những lời vu khống xỏa trái của hồn ma tướng giặc họ Thôi. Thế nhưng, thay vì run sợ và hạ mình, Tử Văn lại hiên ngang đối đầu với những thế lực mạnh và áp đảo hơn mình. Ông bình tĩnh, thể hiện thái độ chí khí và cứng cỏi của mình trước uy quyền, hách dịch của Diêm Vương. Ngô Tử Văn cư xử bình thản, khảng khái nhưng không lép vế và nhún nhường. Đồng thời, ông đưa ra những chứng cứ xác thực, minh chứng cho việc làm đúng đắn của mình. Ông đem tư giấy đến Tản Viên để chứng thực. Cuối cùng, Ngô Tử Văn đã thắng kiện và còn được cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên. Qua đây có thể nhận ra mong ước của tác giả về những tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là dù có như thế nào cuối cùng lẽ phải cũng chiến thắng, và những con người chính nghĩa cũng sẽ được đền đáp xứng đáng.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cũng như nhiều truyện khác của Nguyễn Dữ, đều chứa đựng những chi tiết, yếu tố kỳ ảo. Việc Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên là một ví dụ. Điều này thể hiện càng thể hiện quan niệm và niềm tin và chân lí cái thiện sẽ thắng cái ác của tác giả. Nhất là khi Ngô Tử Văn gặp gân làng. Người dân đã vui mừng và vô cùng tin tưởng vào vị quan tốt. Điều này báo hiệu về một sự đổi thay trong cuộc sống của nhân dân khi biết yêu mến và quý trọng việc thiện cũng như những con người chiến đấu vì chính nghĩa.
Luận điểm 4: Nhân vật Ngô Tử Văn và nghệ thuật xây dựng
Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên độc giả không thể không nói đến tài năng xây dựng cốt truyện hấp dẫn của tác giả Nguyễn Dữ. Ông đã tưởng tượng ra những xung đột vô cùng kịch tính. Để làm nổi bật tính cách nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả đã phác họa qua những lời nói, hành động vô cùng sinh động. Bằng việc kết hợp các thủ pháp nghệ thuật như liệt kê, tương phản, chi tiết kỳ ảo… càng tô điểm thêm cho hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn đậm nét và chân thật.
Kết bài
Qua việc phân tích nhân vật Ngô Tử Văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, chúng ta có thể hiểu hơn về nội dung toàn bộ tác phẩm đặc sắc này. Đây là một câu chuyện tưởng tượng với những yếu tố kỳ ảo nhưng vẫn mang lại cảm giác chân thực cho độc giả. Đặc biệt, thông qua hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc có thể biết được bức tranh đời sống của thời loạn lạc. Đó là thời mà đầy rẫy bất công và những điều phi lí. Tuy nhiên, may thay, trong xã hội vẫn luôn có những anh hùng luôn hy sinh vì chính nghĩa. Họ là những con người yêu cái thiện và căm ghét cái ác. Họ rất kiên cường, thông minh, và cương trực. Họ cũng là hình ảnh đại diện cho lẽ phải trong cuộc sống để chiến đấu chống lại điều sai trái. Thông qua hình ảnh Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đồng thời phê phán và lên án xã hội thối nát. Và thể hiện khát khao về một cuộc sống bình đẳng, không bất công của dân chúng. Qua đây, người đọc cũng học được những bài học giá trị về cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác. Hai điều này thời nào cũng có. Nhưng cái thiện luôn luôn sẽ thắng cái ác cho dù có thế nào đi nữa.