Phân Tích Nhân Vật Vợ Nhặt Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Phân Tích Nhân Vật Vợ Nhặt Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Phân tích nhân vật Vợ Nhặt để thấy được hình ảnh người con gái ở đầu đường xó chợ, cô rũ bỏ sĩ diện để theo Tràng về làm vợ, chỉ muốn sống sót qua cái đói, nghèo.

Bạn đang đọc: Phân Tích Nhân Vật Vợ Nhặt Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Truyện ngắn Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân, ông viết trong giai đoạn đất nước đang đối diện với nạn đói năm 1945. Đây là bài văn tả thực về hiện trạng xã hội thời bấy giờ, con người nghèo xác xơ. Đàn ông có thể nhặt vợ ở bất cứ đâu, phụ nữ họ không còn lựa chọn nào khác ngoài miếng cơm. Cùng phân tích nhân vật Vợ Nhặt để thấy thân phận nhỏ bé, nghèo hèn, bỏ qua giá trị cái tôi để chiến đấu với sống còn.

Phân tích chi tiết nhân vật Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân

Nạn đói năm 1945 bao phủ trên toàn Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Bắc. Nạn đói in sâu vào tâm trí mỗi người, mãi mãi cho đến về sau. Cũng chính vì nạn đói, mà người phụ nữ có thể đi theo một người đàn ông về nhà làm vợ dễ dàng, như nhặt ngoài đường. Cô gái Vợ Nhặt là nhân vật đặc biệt, khác lạ nhất trong tác phẩm. Bài văn chất chứa giá trị về phong tục tập quán và triết lý sống sâu sắc.

Phân Tích Nhân Vật Vợ Nhặt Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Thị theo Tràng về làm vợ chỉ vì cái đói
  • Luận điểm 1: Lai lịch, nguồn gốc của nhân vật Vợ Nhặt

Phân tích nhân vật Vợ Nhặt để thấy rõ nạn đói đã ảnh hưởng đến con người như thế nào. Nhân vật Vợ Nhặt xuất hiện đầu tiên là khi đi theo sau Tràng về nhà làm vợ. Cô không có tên hay độ tuổi, tác giả gọi cô là Thị, không rõ quê hương cô ở đâu, bố mẹ cô là ai. Có thể bố mẹ hay người thân cô đã chết vì nạn đói, Thị phải tha phương cầu thực, tự lo tấm thân. Thị chỉ chạy theo Tràng vì miếng ăn, chấp nhận làm vợ anh để thoát khỏi nạn đói trước mắt. Chưa biết tương lai thế nào, nhưng người này cho Thị ăn cô cứ theo. Cô chạy theo anh ton ton đẩy xe, chỉ mong được ăn cái gì đó. Có thể nói Tràng chỉ giỡn với các cô gái bên đường, không hề có mục đích gì.

  • Luận điểm 2: Chân dung nhân vật Thị qua vẻ bề ngoài, hoàn cảnh

Thị xuất hiện với hình ảnh ngồi bên đường, “họ ngồi đấy nhặt hạt rơi vãi, hay ai có công việc gì gọi đến thì làm”. Thị không biết làm gì để kiếm ăn, chỉ ngồi bên đường chờ hy vọng một điều gì đó. Có lẽ là cô đợi một người như Tràng, có thể lo cho cô cơm ăn, miếng mặc. Cô không cần quan tâm đến sĩ diện, cái giá của người con gái, quan trọng nhất bây giờ là sống sót. Thân phận cô rẻ rúng hơn khi chỉ qua một câu nói của Tràng:

“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!

Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Tràng gặp Thị lần đầu, anh còn chưa để ý khuôn mặt cô ra sao, hình thù như thế nào. Anh chỉ ghẹo các cô gái, không ngờ Thị chạy ra đẩy xe cho Tràng thật. Chỉ một câu nói vẩn vơ, Thị bắt lấy cơ hội và “ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”. Cô không cần biết làm như vậy sẽ mất danh giá, chưa đúng với chuẩn mực của một người con gái.

Tiếp theo, Tràng gặp Thị lần 2, “hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Cái đói, khát, không tiền, chưa việc làm đã làm cho con người tàn tạ hơn theo thời gian. Cô không nơi ăn chốn ở, nhặt thóc qua ngày cũng chưa lo đủ thân. Qua việc phân tích nhân vật Vợ Nhặt ta thấy cái đói thật đáng sợ. Một người phụ nữ trưởng thành còn chưa lo được cho bản thân.

Phân Tích Nhân Vật Vợ Nhặt Trong Tác Phẩm Cùng Tên

Thị là người phụ nữ hiểu chuyện, nết na
  • Luận điểm 3: Người Vợ Nhặt có phẩm chất tốt đẹp, hiền lành

Thị có khát khao sống mãnh liệt, cô đi theo Tràng về nhà, mặc dù không biết bất cứ gì về anh. Thị về làm vợ không hề có sính lễ, cau trầu hay thưa chuyện đàng hoàng. Tràng mạnh miệng nói bản thân mình “rích bố cu”, theo nghĩa là người giàu có ngày xưa. Nhưng thực tế, khi thị về nhà thì là một căn nhà nhỏ xơ xác, với mẹ già. Thị chỉ “nén một tiếng thở dài” và chấp nhận.

Mặt khác, cô cũng là người biết điều, nết na, thùy mị. Suốt dọc đường về, cô ngại ngùng, e thẹn đi sau Tràng, dù xung quanh nhiều đàm tiếu. Khị bị những đứa trẻ và nhiều phụ nữ đùa giỡn, “người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút”. Tuy nhiên, Thị dấu hết cảm xúc vào trong và theo Tràng về đến tận nhà.

Về nhà Tràng, gặp mẹ chồng lần đầu, Thị chào và cúi đầu xuống đất vẻ thẹn thùng. Ngày đầu làm dâu, sáng Thị dậy thật sớm để quét sân gọn gàng, đúng phận làm dâu. Khi ăn cháo cám, Thị nhìn có vẻ hết tha thiết, nhưng vẫn cố ăn để cho mẹ chồng vui. Đặc biệt, Thị tin vào cuộc sống mai sau sẽ thay đổi, kể với Tràng về “Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy”. Gợi lên hy vọng, động lực tương lai cho chồng.

Kết bài

Phân tích nhân vật Vợ Nhặt để thấy được hình ảnh người phụ nữ nghèo xơ xác. Cái đói năm 1945 hại rất nhiều con người trở nên nham nhở. Thị sẵn sàng vứt đi cái duyên con gái để theo đàn ông, được sống sót. Qua đó, ta thấy được hình ảnh người phụ nữ tội nghiệp nhưng vẫn tinh tế, thương chuồng, hiểu chuyện trong cuộc sống gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *