Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua nội dung và những giá trị nghệ thuật đặc sắc được vận dụng.
Bạn đang đọc: Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành
Vùng đất và con người Tây Nguyên luôn là đề tài hấp dẫn được nhiều nhà văn khai thác. Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành chính là một trong những tác phẩm nổi bật. Để hiểu rõ hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật, hãy cùng phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu qua các luận điểm chính nhé.
Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu chi tiết, cụ thể
Nguyễn Trung Thành còn có bút danh khác là Nguyên Ngọc sinh năm 1932. Quê của ông ở huyện Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhờ thời gian lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V nên ông hiểu rất rõ về con người và vùng đất Tây Nguyên. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam mà còn từng là Tổng biên tập báo Văn Nghệ và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Rừng Xà Nu là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành viết về Tây Nguyên. Truyện được viết vào năm 1965 và được in số đầu tiên ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ.
Thông qua việc phân tích các luận điểm, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về nội dung của tác phẩm Rừng Xà Nu.
- Luận điểm 1: Hình tượng rừng Xà Nu với sức sống mạnh mẽ
Rừng Xà Nu là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt cả tác phẩm. Những đồi Xà Nu được mô tả nối tiếp nhau đến tận chân trời, mở ra không gian rộng lớn, bạt ngàn. Đọc truyện, chúng ta sẽ cảm nhận được những cây Xà Nu tươi xanh với sức sống mạnh mẽ. Thông qua hình tượng ấy, tác giả đã thành công thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Trong đó, cây Xà Nu chính là biểu tượng của người dân làng Xô Man.
Đời sống của dân làng gắn bó mật thiết với cây Xà Nu. Nó không chỉ có mặt trong những dịp thường ngày mà còn cả sự kiện quan trọng. Anh Tnus bị kẻ thù tra tấn dữ dội bằng cách tẩm dầu Xà Nu đốt mười đầu ngón tay. Xà Nu bị kẻ giặc lợi dụng để làm hại dân làng Xô Man. Cây Xà Nu còn lại là vũ khí giúp dân làng chống lại quân giặc. No còn được dùng để đốt đuốc soi sáng cho dân làng. Mặc dù bị giặc đốt, phá nhưng những cây Xà Nu vẫn sống và phát triển mạnh mẽ.
- Luận điểm 2: Xà Nu là biểu tượng cho con người và dân làng Xô Man
Hình ảnh cây Xà Nu là biểu tượng cho những phẩm chất tốt đẹp, số phận của con người Tây Nguyên. Cả cảnh rừng bị thương tích do giắc bắn đại bác thế nhưng vẫn không quên ưỡn minh che chở cho dân làng. Những cây Xà Nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, “ở chỗ vết thương nhựa ứa ra, bầm lại đen, quện thành cục máu lớn”. Những cây con thì lại chặt đứt làm đôi do đạn của đại bác. Hình ảnh này đã cho chúng ta thấy được những đau thương, mất mát của dân làng. Họ nguyện dùng cả tính mạng để bảo vệ cách mạng và nuôi giấu cán bộ chống lại quân giặc. Cây Xà Nu mặc dù bị tàn phá nhưng luôn khao khát vươn lên tìm lấy ánh sáng. Nó tượng trưng cho sức sống tiềm tàng của người Tây Nguyên. Những con người với ý chí bất diệt cùng những phẩm chất đẹp đẽ.
- Luận điểm 3: Thế hệ con người Tây Nguyên là tập thể anh hùng giàu tình yêu thương và lòng căm thù giặc sâu sắc
Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên được tác giả khắc họa qua nhiều nhân vật. Nhưng nổi bật nhất trong tác phẩm chính là Tnú. Từ bé, nhân vật này đã là cậu bé hết sức dũng cảm, sẵn sàng cầm đá đập vào đầu khi không học được và nuôi giấu cán bộ. Đến khi lớn lên, cậu đã tìm những con đường rừng để đi mà địch không bắt được. Tnú hiện lên là người chiến sĩ cách mạng với sự dũng cảm và gan góc. Khi vợ con bị đe dọa tính mạng, anh sẵn sàng xông vào cứu mà chẳng hề sợ hãi. Đặc biệt là lúc bị tra tấn dù cho đau đớn vẫn không hề van xin.
Chưa dừng lại ở đó, hình ảnh nhân vật còn hiện lên với tính kỷ luật cao. Anh luôn tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên. Mặc dù khá bịn rịn và lưu luyến làng quê nhưng vẫn tuân thủ thăm làng đúng một đêm. Mặc dù bề ngoài cứng rắn là thế nhưng trái yêu của anh vẫn giàu tình yêu thương. Anh yêu thương người dân như chính người thân của mình. Khi trở về thăm dân làng, anh vô cùng xúc động. Tình yêu ấy còn được thể hiện rõ hơn khi anh xé đôi tấm dồ của mình để vợ địu con. Khoảnh khắc khi anh bất chấp xông vào cứu vợ con đã cho chúng ta thấy được sự dũng cảm hy sinh và tình yêu to lớn của anh.
Tình yêu ấy còn được thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc. Bản thân anh khi bị tra tấn đã bị đốt cụt ngón tay. Những người mà anh yêu thương bị tra tấn dã man đến chết. Dân làng những con người nuôi sống anh cũng bị tàn sát. Tất cả những điều này đã khiến cho lòng căm thù giặc lên đến đỉnh điểm. Và đây cũng là yếu tố làm thức tỉnh tinh thần chiến đấu quật cường của Tnú.
Thông qua hình tượng nhân vật này, chúng ta nhận thấy rõ con đường cách mạng “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Chủ động đứng lên giành được độc lập thì dân làng mới có thể sống yên ổn. Người dân làng Tây Nguyên hiện lên với vẻ đẹp về lòng yêu nước và sức mạnh phi thường.
Ngoài nhân vật Tnú, truyện còn đề cập đến rất nhiều chiến sĩ, những con người anh hùng của dân làng Xô Man. Tất cả họ đều trung thành với cách mạng, với Đảng. Thế nhưng, mỗi người lại hiện lên với vẻ đẹp riêng. Cụ Mệt là biểu tượng cho vẻ đẹp của núi rừng và con người nơi đây. Cụ chính là người chỉ huy kháng chiến trực tiếp của dân làng, là người lãnh đạo được tin tưởng. Cụ còn là người truyền lòng yêu nước và nhiệt huyết lại cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, Dít và Heng cũng được khắc họa với tư cách là thế hệ trẻ tiêu biểu với sự quyết đoán và gai góc. Cho dù trải qua bao nhiêu thế hệ, con người Tây Nguyên vẫn luôn là thế: Yêu nước, yêu làng quê, căm thù giặc, luôn quyết tâm đứng lên chống lại quân giặc để bảo vệ bình yên cho cuộc sống, bảo vệ người thân yêu.
- Luận điểm 4: Giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm
Với tài năng của mình, Nguyễn Trung Thành đã tạo nên tác phẩm thành công mang đến nhiều ý nghĩa. Không khí sử thi hào hùng được áp dụng vào lời văn qua lối kể khan của cụ Mết. Từ đó tạo nên hiệu ứng gắn kết giữa truyền thuyết và hiện tại.
Chưa dừng lại ở đó, truyền còn xây dựng các nhân vật với ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh cây Xà Nu được miêu tả chân thực để nói đến thế hệ dân làng Xô Man. Đây là những con người với sự dũng cảm, lòng căm thù giặc vô cùng sâu sắc. Đi kèm với đó là ngôn ngữ mang đậm chất Tây Nguyên rất chân thực và đặc sắc. Ngoài ra, truyện còn sử dụng hình thức lồng truyện tạo nên sự hấp dẫn riêng, không hề trộn lẫn.
Lời kết
Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu, chúng ta đã phần nào hiểu rõ hơn về con người Tây Nguyên. Họ không chỉ quật cường, dũng cảm mà còn luôn đứng về phía cách mạng. Những nỗi đau mà họ chịu đựng quá lớn nên mới khiến họ trở nên mạnh mẽ đến vậy. Đây cũng chính là bài ca cao ngợi về vẻ đẹp của Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ với cánh rừng Xà Nu bạt ngàn mà con người cũng mang phẩm chất của người an hùng.
Đọc hết truyện chúng ta sẽ càng cảm thấy khâm phục hơn những con người ở cái làng Xô Man ấy. Từ đó, mỗi người trẻ chúng ta sẽ càng phải quyết tâm cố gắng hơn nữa để sống cho đáng và góp một phần sức mình vào non sông, đất nước.