Soạn kiến thức ngữ văn lớp 6 tập 1 trang 50 – Cánh diều

Bài soạn kiến thức ngữ văn trang 50 – 51 tập 1 Ngữ văn lớp 6 bộ sách Cánh diều sẽ giúp cho học sinh trả lời câu hỏi trong SGK. Dựa vào bài soạn này, các em sẽ soạn văn dễ dàng và nhanh hiểu hơn.

1. Kí

– Khái niệm: Kí là một thể loại văn xuôi chú trọng đến việc ghi chép, tái hiện hình ảnh, sự việc của đời sống theo cảm nhận, đánh giá của tác giả.

– Các loại ký:

+ Hồi kí là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực xảy ra trong cuộc đời của tác giả.

Ví dụ đoạn trích hồi kí Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng là câu chuyện riêng của cá nhân tác giả .

+ Du kí là thể loại kí ghi chép về những chuyến đi tới các vùng đất, các xứ sở nào đó. Ghi chép về những điều mắt thấy tai nghe trên hành trình của mình.

– Tính chất xác thực của sự việc mà kí ghi chép bao gồm: ít yếu tố hư cấu, người kể xưng ngôi thứ nhất “tôi”; thời gian cụ thể (ngày, tháng, năm), địa điểm diễn ra sự việc và những cảm xúc, quan sát chân thực của tác giả kể lại.

– Người kể trong kí thường theo ngôi thứ nhất. Ví dụ, trong tác phẩm Trong lòng mẹ, người kể xưng tôi. “Tôi đã bỏ cái khăn tang bằng vải màn ở trên đầu đi rồi”.

2. Người kể ngôi thứ nhất và người kể ngôi thứ ba

– Người kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc kí thường xưng hô “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã trải qua, chứng kiến; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình.

Ví dụ: “Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ,…, tôi liền đuổi theo gọi bối rối:” Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” (trích Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng).

Soạn kiến thức ngữ văn lớp 6 tập 1 trang 50 – Cánh diều

– Người kể ngôi thứ ba là người ngoài cuộc, không tham gia câu chuyện, nhưng nắm được câu chuyện. Người kể không xưng tôi.

Ví dụ: “Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa” (trích Em bé thông minh).

“Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoắt cái ổ lớn thành một cái giường ngủ sang trọng” (trích Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)

3.Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.

Ví dụ: từ “đi có hơn nhiều nghĩa, ví dụ nghĩa “dịch chuyển hai chi dưới” (Tôi đi rất nhanh), vừa có nghĩa là người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối)

Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

Ví dụ: “ăn với nghĩa đưa thức ăn vào đường miệng (Tôi ăn cơm). Ăn còn có nghĩa là tiêu thụ nhiên liệu (Xe này ăn nhiều xăng).

+ Để hiểu đúng từ trong câu, các em cần phải dựa vào các từ ngữ xung quanh nó.

+ Trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể dùng một từ theo hai nghĩa để chơi chữ.

Ví dụ: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.

Từ “chín” thứ nhất chỉ tính chất, còn từ “chín” thứ 2 chỉ số lượng. Nghĩa của hai từ này khác nhau, không có mối liên hệ với nhau.

Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm.

Ví dụ:

+ Từ mượn tiếng Hán (tiếng Trung Quốc): sứ giả, giang sơn

+ Từ mượn tiếng Pháp: xà phòng, pít tông…

+ Từ mượn tiếng Anh: in-tơ-nét, ga, ra-đi-ô, ti vi, mít tinh

– Có thể viết như từ tiếng Việt nếu từ đó được Việt hóa. Những thuật ngữ khoa học thì viết theo nguyên dạng, ví dụ: acid, hydro…

– Chúng ta chỉ nên mượn từ khi thực sự cần thiết và cần phải tìm hiểu nghĩa để sử dụng cho đúng, tránh làm mất đi nét đẹp trong sáng của Tiếng Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *