Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1

Với bài soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99 sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1 dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng trả lời các câu hỏi trong bài từ đó nắm chắc kiến thức một cách tốt nhất.

Bạn đang đọc: Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1

Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 1

I – THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?

Câu 1 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu sau đây:

a, “Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.” (Khánh Hoài)

b, “Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu”. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c, “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm

d, “Mẹ thường nhân lúc tôi ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả”. (Lý Lan)

Trả lời:

Quan hệ từ trong những câu ở trên là:

a, Từ “của”

b, Từ “như”

c, Từ “bởi…nên”

d, Từ “nhưng”

Câu 2 (Soạn Quan hệ từ 96-97-98-99): Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ?

Trả lời:

a, Từ “của” thuộc quan hệ sở hữu, chỉ sự “sở hữu” của chúng tôi với đồ chơi.

b, Từ “như” thuộc quan hệ so sánh, chỉ vẻ đẹp của Mỵ Nương như một bông hoa.

c, Từ “bởi…nên” thuộc quan hệ nhân quả, liên kết câu “ăn uống điều độ chừng mực” và “tôi chóng lớn lắm”.

d, Từ “nhưng” thuộc quan hệ đối lập – tương phản, liên kết câu “Mẹ thường nhân lúc tôi ngủ mà làm vài việc của riêng mình” và “hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả”’.

II – SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ

Câu 1 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có?

a) Khuôn mặt của cô gái.

b) Lòng tin của nhân dân.

c) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.

d) Nó đến trường bằng xe đạp.

e) Giỏi về toán.

f) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây.

g) Làm việc ở nhà.

h) Quyển sách đặt ở trên bàn.

Trả lời:

  • Trong các trường hợp ở trên, các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ là: b,d,g
  • Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: a,c,e,f,h.

Câu 2 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Tìm các quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây:

Nếu…             …

Vì…                …

Tuy…             …

Hễ…               …

Sở dĩ…          …

Trả lời:

Quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ ở trên là:

  • Nếu… thì
  • Vì…nên
  • Tuy… nhiên
  • Hễ…thì
  • Sở dĩ…nên

Câu 3 (Soạn Quan hệ từ trang 96,97,98,99): Đặt câu với các quan hệ từ vừa tìm được.

Trả lời:

Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được ở câu 2:

  • Nếu không học bài thì em sẽ bị cô giáo phạt.
  • Vì trời mưa to nên quần áo không khô.
  • Tuy bị ốm nhưng bạn Nam vẫn đi học.
  • Hễ trời nắng thì lớp em sẽ đi picnic
  • Sở dĩ trời mưa bão nên em không đi học được.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” đến “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Trả lời:

Các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản “Cổng trường mở ra” là: “vào”, “của”, “với”, “như”, “trên”, “như”, “mà”, “và”, “nhưng”, “của”, “trong”, “cho”.

Câu 2 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Điền các quan hệ từ thích hợp vào những chỗ trống trong đoạn văn sau đây:

Lâu lắm rồi nó mới cởi mở…tôi như vậy. Thực ra, tôi…nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm… nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi…cái vẻ mặt đợi chờ đó…tôi lạnh lùng…nó lảng đi. Tôi vui vẻ…tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.

(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)

Trả lời:

“Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi với nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt chờ đợi. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt đó thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc”.

Câu 3 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

Trả lời:

– Các câu đúng là: b, d, g, i, k. Các câu sai là: a, c, e, h, l

Câu 4 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. Gạch dưới các quan hệ từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

“Nghỉ hè lớp 6 có thành tích học tập tốt nên bố mẹ tổ chức cho cả nhà đi du lịch Đà Nẵng. Em đã cùng bố mẹ đi thăm quan nhiều địa điểm nổi tiếng ở Đà Nẵng như Cầu Vàng, Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng…Sau đó, đi ăn những món ngon đặc sản của thành phố ven sông Hàn như bánh tráng cuốn thịt heo, bò lá lốt, nem lụi mắm nêm…Hôm sau, gia đình em dậy sớm đi tắm biển bãi biển Mỹ Khê. Bờ biển dài rộng với những bãi cát mịn màng, nước biển trong xanh, những con sóng nhè nhẹ vỗ vào bờ.”

Câu 5 (Soạn Quan hệ từ trang 96-97-98-99): Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ “nhưng” sau đây:

  • Nó gầy nhưng khỏe.
  • Nó khỏe nhưng gầy.

Trả lời:

Cả hai câu ở trên đều có quan hệ từ “nhưng”, song mỗi câu lại có ý nghĩa khác nhau. Ở câu đầu tiên “Nó gầy nhưng khỏe” nhấn mạnh về sự khỏe khoắn của “nó”. Còn ở câu sau “Nó khỏe nhưng gầy” ý nói về sự gầy gò của “nó”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *