Soạn Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 lớp 6 Cánh Diều đầy đủ nhất

Soạn Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 lớp 6 Cánh Diều đầy đủ nhất

Dưới đây là tài liệu soạn thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 đầy đủ nhất. Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo thêm để hiểu hơn về tác phẩm thú vị này nhé!

Bạn đang đọc: Soạn Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 lớp 6 Cánh Diều đầy đủ nhất

Soạn thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 là cách để các bạn học sinh nắm bắt kỹ hơn về tác phẩm này. Với việc thực hành đọc hiểu như vậy, các bạn không chỉ hiểu theo truyện đầy đủ mà còn có thể diễn đạt theo ý mình.

Phần 1: chuẩn bị trước khi khi soạn thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25

Để soạn thực hành đọc hiểu: sự tích Hồ Gươm trang 25, các bạn cần đọc trước truyện này. Từ đó, các bạn hãy thử mường tượng và miêu tả sơ qua nơi cất giữ thanh gươm mà Rùa Vàng nhận từ tay Lê Lợi. Các bạn có thể xem trên mạng hình ảnh về Hồ Gươm hiện tại và liên tưởng. Nơi đó có màu nước trong xanh, không gợn sóng. Xung quanh hồ có rất nhiều cây cối tỏa bóng mát.

Phần 2: Thực hành đọc hiểu

Trước khi soạn thực hành đọc hiểu: sự tích Hồ Gươm trang 25, chúng ta cùng tóm tắt qua tác phẩm này.

2.1. Tóm tắt truyện

Chuyện xảy ra khi giặc Minh xâm lược nước ta. Chúng hung bạo, giày xéo dân ta, khiến lòng dân vô cùng oán giận. Lúc này, ở Lam Sơn, có nghĩa quân nổi dậy nhưng còn non yêu nên đã bị đàn áp. Bấy giờ, vua Lạc Long Quân đã quyết định sẽ cho nghĩa quân mượn gươm thần đánh giặc.  Nhưng quá trình mượn gươm cũng phải vượt qua thử thách. Và không phải trực tiếp đưa cho Lê Lợi mà qua một người chài lưới. Chỉ đến khi trong lúc nguy nan, bị giặc truy đuổi, Lê Lợi tháy ánh sáng lạ lùng trên ngọn cây. Lúc đó, ông mới ngẫm lại và thấy chuôi gươm nạm ngọc kia và lưỡi gươm ở nhà người dân chài là báu vật.

Đặc biệt trên lưỡi gươm có hai chữ “Thuận Thiên” mang hàm nghĩa là ý trời. Và chỉ có đấng minh quân như Lê Lợi mới xứng đáng nhận gươm báu. Điều này chứng tỏ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân và ý trời. Đó là điều tất yếu phải xảy ra để chiến đấu lại sự tàn ác của quân xâm lăng.

Soạn Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 lớp 6 Cánh Diều đầy đủ nhất

Cuối cùng, nhờ sự góp công của gươm thần, Lê Lợi cùng nghĩa quân tung hoành khắp mọi trận địa, khiến giặc Minh tan tác. Điều này là thành quả xứng đáng vì sự đoàn kết của lòng dân và lòng thần. Một câu chuyện lịch sử mang đậm tính sự tích nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

2.2. Trả lời câu hỏi trong SGK trong truyện

Khi soạn thực hành đọc hiểu: sự tích Hồ Gươm trang 25 các bạn sẽ cần trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa.

Câu hỏi và trả lời

Câu 1: Ba lần kéo lưới của Lê Thận có gì đáng chú ý?

Trả lời: Trong ba lần kéo lưới, Lê Thận đều kéo lên được một thanh sắt.

Câu 2: Tranh minh họa nhân vật sự việc gì của truyện?

Trả lời: Hình ảnh trong tranh minh họa nhân vật Lê Thận và việc kéo lưới.

Câu 3: Gươm thần giúp cho Lê Lợi những gì?

Trả lời: Sau khi nhận được gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng cao. Đồng thời, nhờ có gươm thần mà Lê Lợi đánh đâu thắng đó, khiến giặc Minh kinh hồn bạt vía.

Câu 4: Cần chú ý những chi tiết kì ảo trong văn bản?

  • Một là, 3 lần kéo lưới lên đều được một thanh sắt.
  • Hai là, thanh gươm sáng rực rực hai chữ: “Thuận Thiên” trong túp lều tối
  • Ba là, trên ngọn cây đa, chuôi gươm nạm ngọc phát sáng.
  • Bốn là, hình ảnh lưỡi gươm tự nhiên động đậy và rồi khi tra vào chuôi thì vừa như in.
  • Năm là sự kiện Rùa Vàng hiện lên thay Đức Long Quân đòi gươm thần.

Câu 5: Phần (5) nhằm giải thích điều gì?

Câu trả lời: phần 5 trong truyện nhằm giải thích ra đời của Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) có thật ở Hà Nội hiện nay.

2.3.Trả lời câu hỏi ở cuối truyện

Soạn Thực hành đọc hiểu: Sự tích Hồ Gươm trang 25 lớp 6 Cánh Diều đầy đủ nhất

Câu hỏi cuối truyện

Khi soạn thực hành đọc hiểu sự tích Hồ Gươm, các bạn tiếp tục tìm hiểu qua việc trả lời những câu hỏi sau.

Câu 1. Em hãy nêu những sự kiện chính trong truyện Sự tích Hồ Gươm?.

Trả lời:

  • Một là, giặc Minh sang xâm lược nước ta.
  • Hai là, ở vùng Lam Sơn có nghĩa quân do Lê Lợi lãnh đạo đứng lên chống giặc.
  • Ba là, một người đánh cá tên là Lê Thận vớt được lưỡi gươm.
  • Bốn là, tướng quân Lê Lợi thấy được chuôi gươm nạm ngọc.
  • Năm là, với gươm báu trong tay, nghĩa quân của Lê Lợi đã khiến giặc Minh tan tác.
  • Sáu là, sự kiện Rùa Vàng hiện lên đòi lại thanh gươm.

Câu 2. Trong truyện, nhân vật nào nổi bật? Nhân vật ấy có đặc điểm gì?

Trả lời:

– Nhân vật nổi bật: Lê Lợi

– Nhân vật ấy có đặc điểm nổi bật: đó là một người dũng cảm, chính trực và tài lãnh đạo.

Câu 3. Những chỉ tiết nào liên quan đến lịch sử? Theo em, những chi tiết nào là hoang đường, kì ảo?

Trả lời:

– Những chi tiết liên quan đến lịch sử: đó là giặc Minh sang xâm lược nước ta. Và vua Lê Lợi đã lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơm để đánh đuổi dược giặc Minh.

– Những chi tiết hoang đường, kì ảo: ba lần kéo lưới đều được một thanh sắt; Thanh gươm rực sáng hai chữ: “Thuận Thiên”; chuôi gươm nạm ngọc phát sáng trên ngọn cây; Lưỡi gươm biết động đậy và vừa khít khi tra vào chuôi gươm; Một con rùa Vàng biết nói lên đòi lại gươm thay Đức Long Quân.

Câu 4. Truyện muốn ca ngợi hay giải thích điều gì? Điều ấy có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Qua sự tích, dân gian muốn ca ngợi và đề cao vai trò lãnh đạo của Lê Lợi. Ông là đấng minh quân tài năng, dũng cảm, mưu trí và đức độ. Đồng thời, tác phẩm cũng giải thích lí do vì sao ở Hà Nội có hồ tên là Hồ Gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.

– Điều này có ý nghĩa: qua tác phẩm, tác giả dân gian muốn thể hiện khát vọng của nhân dân về cuộc sống yên ấm và hòa bình

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *