Các bạn đang tìm kiếm bài văn mẫu chuẩn phân tích ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn lớp 10? Các bạn muốn sử dụng tham khảo cho bài viết của mình thêm hấp dẫn?. Dưới đây là tài liệu mẫu, các bạn hãy ứng dụng vào phù hợp nhé!
Bạn đang đọc: Tài liệu mẫu chuẩn phân tích ca dao hài hước Ngữ văn lớp 10
Ca dao là một trong những thể loại văn học giàu hình ảnh và tính nhạc trong văn học Việt Nam. Có rất nhiều trường phái ca dao khác nhau nhưng trong đó được yêu thích hơn cả là dòng ca dao hài hước. Cùng phân tích ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn lớp 10, để thêm yêu và hiểu hơn nét văn học truyền thống đẹp đẽ của dân tộc nhé!
Chi tiết mở bài phân tích ca dao hài hước
Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống của nhân dân cũng như độc giả. Đây là thể loại văn học trữ tình đậm chấ dân gian. Ngôn ngữ trong ca gao ngắn gọn, súc tích nhưng rất gợi hình, gợi thanh, diễn tả sâu sắc đời sống nội tâm của con người.
Phân tích ca dao hài hước trong chương trình Ngữ văn 10, các bạn sẽ thấy nét đặc trưng nghệ thuật trào lộng. Đó là cách mà dân gian sử dụng nhằm tạo ra tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu một cách văn hoa nhất.
Thân bài chi tiết phân tích ca dao hài hước
Luận điểm 1: tiếng cười vui tươi hóm hỉnh và tự trào
Bài đầu tiên trong chum phân tích ca dao hài hước đó là bài ca về việc ngỏ lời cưới của một chàng trai dành cho cô gái và lời đối đáp lại của cô gái.
Đầu tiên là phần lời dẫn của chàng trai:
“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,
Dẫn bò, sợ nhà nàng co gân.
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng”.
Chàng trai sử dụng lối biện pháp nghệ thuật liệt kê, từ con vật to nhất quý hiếm như con voi đến con trâu, con bò rồi mới đến con bé tẹo là con chuột. Đi kèm với mỗi con vật lại là liệt kê những nỗi sợ sự không phù hợp để giải thích vì sao lại không dùng những lễ vật kia mà cuối cùng lại chọn con 4 chân là chuột. Chàng trai ý nói rằng, mình rất muốn tổ chức một lễ dẫn cưới thật linh đình với những lễ vật hết sức giá trị, nhưng vì nghĩ tới luật lệ đất nước, lại nghĩ tới lợi ích của nhà gái nên không đành. Thật là một cách nói tránh, nói cường điệu, phóng đại thật ý nhị. Đó như vừa là lời xin lỗi chân thành của chàng trai tới cô gái vừa như là ước vọng của chàng trai về một đám cưới thịnh soạn nơi thôn quê.
Chi tiết để lại sự khôi hài hơn cả trong lời đối đáp của chàng trai đó là miễn sao có thú bốn chân/ Dẫn con chuột béo, mòi dân mời làng”. Cách nói thông minh hài hước, dí dỏm của chàng trai khiến cô gái không thể bật cười và hài lòng đồng ý. Nhờ những chi tiết hài hước đó mà đem lại cho người đọc tiếng cười sảng khóa. Đồng thời thể hiện niềm vui tươi, lại quan trong tâm hồn chàng trai nông dân nghèo.
Tiếp đến là lời thách thức cưới của cô gái
“ – Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,
Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà,
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng,
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn…”
Trước lời chia sẻ chân thật mà hóm hỉnh của chàng trai, cô gái cũng tỏ ra là một người thông minh hài hước. Cô bày tỏ thái độ “làm sang” trước lời dẫn cưới của chàng. Không những thế cô còn tự nhận “Nỡ nào em lại phá ngang”. Thể hiện ý nghĩ cảm thông không đòi hỏi cao sang quyền quý của cô gái. Trong phần này, dân gian cũng sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản. Đó là cô gái nói người ta – nhà em; lợn gà – nhà khoai lang. Điều đó, đã làm tăng thêm sự hóm hỉnh trong lời thách cưới. Đó là một lời thách cưới rất bình dị đến mức thật buồn cười. Chính điều đó đã khiến độc giả vừa ngạc nhiên vừa cảm thấy thú vị. Không những thế, những lời giải thích của cô gái vì sao lại thách cưới bằng “một nhà khoai lang” càng khiến người đọc lẫn chàng trai thêm yêu mến và tâm phục khẩu phục.. Cô sử dụng cách nói giảm dần to– nhỏ – mê – rím – hà. Điều này chứng tỏ, cô chấp nhận hết mọi lễ vật, bởi với cô, mỗi lễ vật dù như thế nào vẫn có ý nghĩa và giá trị riêng của nó. Điều này còn chứng tỏ, cô là một cô gái đảm dang, giỏi việc nước, khéo éo và trọng tình nghĩa.
Qua bài ca dao về câu chuyện đám cưới của đôi trai gái nông thôn, chúng ta có thể thấy dù trong hoàn cảnh nào, nếu con người lạc quan, yêu đời thì sẽ có dduwwojc hạnh phúc. Mặc dù chàng trai nhận thức được cái nghèo của bản thân mà tự trào, cười chê mình nhưng cô gái đã rất biết cảm thông và thấu hiểu. Đó chính là thông điệp ý nghĩa mà ca dao muốn gửi gắm.
Luận điểm 2: sự hài hước qua tiếng cười phê phán, châm biếm, mỉa mai
Phân tích ca dao hài hước không thể không nhắc tới bài sau:
“Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gói, gánh hai hạt vừng”
Đây là câu ca dao nói về chí làm trai. Trong mọi thời đại, đã sinh ra phận làm nam nhi thì phải luôn cứng cỏi, mạnh mẽ và khỏe khoắn. Không những thế là những con người quyết đoán, là trụ cột, sức mạnh của gia đình và xã hội.
Trong bài này, tác giả dân gian cũng sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để diễn tả về chí làm trai. Nếu như động tác “Khom lưng chống gối”, khơi gợi cho độc giả hình ảnh một chàng trai mạnh mẽ, quyết liệt đang làm một công việc nặng nhọc như gánh một vật nặng, thì hình ảnh “hai hạt vừng” khiến chúng ta không nhịn được cười. Và lúc này, tiếng cười trào phúng bật ra. Hóa ra, chàng trai ấy có tư thế làm việc thật khoa trương nhưng hành động, việc làm lại rất tầm thường. Bài thơ phê phán, chế giễu nhưng người đàn ông yếu đuối, không đáng làm trai. Không chỉ xưa kia mà ngày nay, vẫn có những chàng tria, con người như vậy. Nói nhiều làm ít, nói 10 nhưng chỉ làm 1. Bài ca dao đã phê phán thói xấu khua môi múa mép làm ít hưởng nhiều, không xứng đáng của con người.
Tiếng cười mỉa mai, chê bai còn thể hiện trong bài thơ sau
“Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”.
Đây là bài ca dao có dụng ý phê phán những người chồng không có ý chí. Trong khi chồng người thì đi ngược về xuôi để lo toan mọi bề, tung hoành ngang dọc, thảo chí tang bồng, thì chồng em lại ngồi xó bếp nhàn rỗi, không làm việc chỉ nghịch đuôi con mèo. Sự đối lập tương phản thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng với những người đàn ông có chi. Còn chê bai, mỉa mai chồng em đoản chí, không đáng làm nam nhi. Thể hiện sự thất vọng, buồn bã đối với chồng. Chỉ qua hai câu thơ hai hình ảnh nhưng bài thơ đã toát lên cả một bức tranh xã hội người. Trong xã hội ấy, bên cạnh những người đàn ông, người chồng xứng đáng có ý chí thì vẫn có không ít kẻ nhụt chí, lười nhác và hèn kém. Thật bất hạnh cho những người vợ khi phải lấy phải những người chồng như thế. Và qua đó cũng răn dạy những kẻ làm trai hãy trau dồi phẩm chất và lối sống. Có như thế mới mong mang tới hạnh phúc cho bản thân và những người mình thương yêu.
Phân tích ca dao hài hước, độc giả không khỏi nhịn cười khi đọc tiếp bài dưới đây:
“Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho.
Đêm nằm thì ngáy o o…
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
Hình ảnh người phụ nữ luôn phải là những người khéo léo, dịu dàng, công dung ngôn hạnh, biết yêu bản thân và biết chăm lo cho gia đình. Thế nhưng, trong bài ca dao trên, hình tượng người vợ hoàn toàn ngược lại. Ngoại hình có thể nói là rất xấu với nét miêu tả “lỗi mũi mười tám gánh lông”. Ngoa ngôn ở đây đã tọa ra tiếng cười vui vẻ, nhưng cũng không kém phần mỉa mai người phụ nữ có ngoại hình kỳ qoái. Không chỉ có ngoại hình không giống ai, người vợ ấy còn có những tật xấu đáng chê như đêm nằm ngủ thì ngáy o o, đi chợ lại hay ăn quà vặt, luộm thuộm, bẩn thiu, đến nỗi trên đầu toàn rơm và rác. Tác giả dân gian sử dụng một lọa phép liệt kê, làm tăng thêm những thói hư tật xấu của người vợ từ trong nhà ra đến xã hội. Đó là những sự vô ý vô tứ không thể chấp nhận được ở những người phụ nữ thời xưa cũng như thời nay. Những người phụ nữ vô duyên, không biết chăm sóc mình và người khác.
Lấy phải người vợ như thế nhưng ngược lại, người chồng không hề hờn trách mà lại lấy đó làm niềm vui, xí xóa. Chồng xem những long mũi lòng thòng của vợ là râu rồng trời cho, nên trân quý lắm. Đã thế, trước những tật xấu của vợ, ông chồng không những không giúp vợ sửa đổi mà còn bao biện lấy ý rằng ngáy cho vui nhà, rồi về nhà đỡ cơm, hay hoa thơm rắc đầu. Câu thơ chê bai, mỉa mai những thói xấu của vợ nhưng đồng thời cũng phê phán người chồng đã yêu vợ không đúng cách. Người chồng đã dùng những lời lẽ ngụy biện phi lí để bảo vệ vợ. Đúng là một cặp xứng đôi vừa lứa. Bài ca dao đã tạo ra tiếng cười xỉa xói, châm biếm, đồng thời gửi gắm bài học làm người cho người vợ lẫn người chồng. Đó là với vợ thì hãy biết giữ gìn sự dịu dàng nết na, đoan trang sạch sẽ của người phụ nữ. Hãy tôn trọng mình để những người khác mới tôn trọng. Còn với người chồng, hãy yêu vợ đúng cách, hãy sống có chính kiến, và biết góp ý chân thành để người khác trở nên tốt đẹp hơn.
Phân tích ca dao hài hước chi tiết kết bài
Phân tích ca dao hài hước, chúng ta một lần nữa có thể nắm rõ hơn đặc điểm của nó. Đó là những bài ca mang lại tiếng cười hóm hỉnh, vui tươi nhưng cũng đầy châm biếm mỉa mai và sâu cay. Phía sau những tiếng cười đó là những bài học về cách sống, cách làm người sâu sắc và thâm thúy.
Mặc dù câu từ rất ngắn gọn và súc tích, nhưng ý nghĩa và giá trị nhân văn của mỗi bài ca dao lại vô cùng lớn lao và sâu đậm.