Tài liệu mẫu phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

Quê hương luôn là một trong những chủ đề khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tác cho các thi sĩ. Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh, chúng ta lại bắt gặp một tâm hồn yêu quê da diết với niềm tự hào về vẻ đẹp lao động, vẻ đẹp làng quê yêu dấu.

Bạn đang đọc: Tài liệu mẫu phân tích bài Quê hương của Tế Hanh

Dưới đây là tài liệu phân tích bài Quê hương của Tế Hanh chi tiết và đầy đủ nhất. Các bạn học sinh lớp có thể vận dụng cho bài làm văn của mình thêm hấp dẫn và độc đáo. Các bạn nhớ hãy sáng tạo theo cách của bản thân để bài viết đạt hiệu quả cao và ấn tượng mạnh nhé!

Chi tiết phần mở bài phân tích Quê hương

Tế Hanh là tên thật của nhà thơ, cũng là bút danh ông dùng để sáng tác các tác phẩm. Ông sinh năm 1921 tại Quãng Ngãi và mất năm 2009 tại Hà Nội. Trong gia đoạn phong trào thơ mới, nhà thơ Tế Hanh cũng là một trong những tác giả nổi tiếng và được độc giả yêu mến. Thơ ông chủ yếu nói về tình yêu quê hương đất nước, những bài thơ tiền chiến.  Một số sáng tác tiêu biểu của ông gây ấn tượng trong lòng người đọc như Nhớ con sông quê hương, Quê hương…

Trước khi đi vào phân tích bài Quê hương, các bạn cần giới thiệu khái quát qua về tác phẩm này. Đây là bài thơ được in trong tập Hoa niên (1945) của nhà thơ Tế Hanh. Tác phẩm là bức tranh quê hương đầy sống động và tươi sáng. Đó là tranh vẽ về một miền quê vùng biển vô cùng đáng yêu và đáng nhớ với những xúc cảm chân thành, chân thật của tác giả Tế Hanh.

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Chi tiết phần thân bài phân tích Quê hương

Luận điểm 1: Bức tranh quê hương hiện ra ở hai câu đầu

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả về làng của mình với một thái độ vô cùng hãnh diện và tự hào. Ông không ngần ngại khẳng định “làng tôi” một cách chắc nịch và đây ắp sự sở hữu của riêng bản thân.

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”.

Qua câu thơ, có thể thấy, làng của nhà thơ có nghề truyền thống chào lưới lâu đời. Ngôi làng ấy có vị trí địa lý khá ấn tượng khi nước bao vây xung quanh và cách biển chỉ nửa ngày sông. Một thời giới thiệu trực tiếp, không rườm rà hoa mỹ nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp bình dị mộc mạc của ngôi làng chài. Đồng thời thể hiện rõ nét nõi nhớ quê hương và tình yêu tha thiết cùng niềm tự hào mãnh liệt về làng quê của nhà thơ Tế Hanh.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp quê hương qua nét lao động của người dân

Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh, độc giả không chỉ thấy vẻ đẹp quê hương ông qua những nét vẽ giới thiệu khái quát mà còn ấn tượng qua hình ảnh lao động hăng say của người dân nơi đây.

Đầu tiên là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào những “sớm mai hồng”. Một khoảng thời gian khơi gợi nhiều hy vọng và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Trong một không gian rất đỗi hiền hòa, yên bình là “trời xanh” và “gió nhẹ”. Một môi trường thiên nhiên vô cùng thuận lợi, hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an và nhiều may mắn.

Cùng với đoàn thuyền là hình ảnh người dân nổi lên với sức mạnh khỏe khoắn. Nhà thơ viết chung là “dân trai tráng”, thể hiện người dân ở đây tràn đầy sinh lực với vóc dáng thật cường tráng và mạnh mẽ. Đi với dân trai tráng là hình ảnh chiếc thuyền được so sanh “hăng như con tuấn mã”. Đây là một lối so sánh nhằm nhấn mạn sự dũng mãnh của con thuyền khi cùng người dân cưỡi sóng ra khơi. Đồng thời, làm rõ nét hơn tư thế tráng sĩ cùng nét hồ hởi, hào hứng của người dân làng chai khi ra khơi làm việc.

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

Nhà thơ miêu tả chi tiết cận cảnh cánh buồm và rồi đưa ra lối so sánh, ẩn dụ “cánh buồm như mảnh hồn làng”. Thật là một lối nói vô cùng độc đáo và ấn tượng. Hồn làng vốn khó nắm bắt, khó thấy thế nhưng ông lại so sánh với một hình ảnh cụ thể có thể nhìn thấy, nắm được và vô cùng gần gũi. Nhìn thấy cành buồm là nhớ đền làng chài, và nó trở thành biểu tượng của quê hương ông. Cùng với phép nhân hóa  của cánh buốm khi “rướn thân trắng” và một loạt các động từ mạnh như vượt, thâu góp… Càng nhấn mạnh và tô đậm hơn vẻ dũng mãnh của con thuyền và hơn thế là tư thế chủ động điều khiển được thiên nhiên của con người nói chung và người dân làng chài nói riêng.  Quả thực, qua những câu thơ, người đọc cảm nhận được một bức tranh sinh động về cảnh tượng người dân làng chài đang lao động hăng say và tràn đầy năng lượng sống.

Nếu khi khung cảnh đoàn thuyền đánh cả ra khơi hiện lên trong tâm trí của thi sĩ dũng mãnh, căng tràn  nhựa sống bao nhiêu thì lúc trở về, cảnh đoàn thuyền cũng sống động, đẹp đẽ bấy nhiêu.

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Tác giả miêu tả không khí khi đoàn thuyền trở về bằng những tiếng ồn ào và sự tấp nập huyên náo. Sự phấn khởi, niềm vui hân hoan hớn hở nở rộ trên từng nét mặt sau một ngày đánh cá, một ngày lao động vinh quang và hăng say. Thú vị hơn cả là hình ảnh người dân làng chài lúc này được tác giả Tế Hanh tô ẽ qua màu rám nắng của da, của thân hình với hơi thở nồng vị xa xăm. Đó là những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp đậm chất miền biển, với sự mặn mòi của muối và gió biển. Đây là một nét đặc trưng của người dân vùng biển mà không bất kỳ nơi nào có được. Dường như với nhà thơ Tế Hanh, với những người dân làng chài, con thuyền không chỉ là cần câu cơm mà còn là người bạn đồng hành cùng vượt qua bão giông. Vì thế, lúc đi hay lúc trở về con thuyền cũng đều mang linh hồn như bao con người khác. Lúc này, “con thuyền” được nhà thơ nhân hóa như một con người cũng biết “im bến mỏi trở về nằm”. Có thể nói, con thuyền cũng như con người, biết cảm nhận nổi mệt sau một ngày làm việc hết mình. Là những người sống nhờ vào biển cả nên người dân làng chài rất tôn thờ thiên nhiên và biết ơn mẹ thiên nhiên đã giúp đỡ để họ có những chuyến ra khơi thuận lợi, bình an. Bởi thế nhà thơ mới viết “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang”. Điều này cũng thể hiện nét đẹp trong tâm hồn của người dân làng chài, không bao giờ quên ơn thiên nhiên đã che chở và bao bọc mình. Càng đọc độc giả như càng cảm nhận rõ hơn bức tranh về quê hương của nhà thơ vô cùng sinh động và tươi sáng. Đó là một vùng quê miền biển yên bình với những con người yêu lao động, đang khát khao và hướng tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Luận điểm 3: nỗi nhớ và niềm thương da diết của nhà thơ với quê hương

Phân tích bài Quê hương, ngoài niềm tự hào, vẻ đẹp của làng quê vùng biển của nhà thơ, chúng ta còn cảm nhận được nỗi nhớ và tình cảm tha thiết mà tác giả dành cho làng của mình khi đi xa.

Dù xa cách đã lâu nhưng trong tâm hồn ông vẫn không thể nguôi ngoai “màu nước xanh” hình ảnh “cá bạc” với  “chiếc buồm vôi” hay cả  “con thuyền rẽ sóng”,… Ở nơi xa lúc này, trong tâm thức của tác giả bỗng hiện lên một loạt những hình ảnh đặc trưng của quê nhà. Điều này chứng tỏ, trong lòng ông đang trào dâng một xúc cảm nhớ quê da diết và mãnh liệt. Ông nhớ hết khắc ghi hết tất cả hình ảnh đời thường, giản dị và chan chứa yêu thương của làng quê. Đặc biệt ông thấy nhớ cả cái mùi nồng mặn của muối biển. Đó là thứ mùi của biển cả, mùi tanh nồng của tôm cá, mùi của thân thẻ con người vùng quê miền biển đầy nắng và gió. Kết bài bằng một câu cảm thán hết sức mộc mạc, không hề khoa trương mà rất đỗi chân thành, như tuôn trào ra từ trái tim yêu quê hương tha thiết của tác giả. Đó chỉ có thể là tình yêu son sắt, thủy chung của một người con xa quê luôn gửi gắm về nơi đã sinh ra và bao bọc mình trong những tuổi ấu thơ.

Kết bài

Nói tóm lại, bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh là bức tranh sinh động và căng tràn sức sống về một làng quê miền biển vô cùng yên ả và tươi đẹp. Ở bức trnah ấy, nổi bật lên hình ảnh dũng mãnh, khỏe khoắn của người dân làng chài cùng với cảnh sinh hoạt lao động đầy hăng say của người dân nơi đây. Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh độc giả không thể không nói tới những nét nghệ thuật đặc sắc. Đây là tác phẩm sử dụng thể thơ tám chữ đầy sự phóng khoáng và bộc lộ những xúc cảm rất tự nhiên và dung dị. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng và nhân hóa vô cùng độc đáo để làm nổi bật lên những đường nét trong bức tranh. Ngôn ngữ đậm chất thơ, chất trữ tình càng dễ đi sâu lòng người đọc. Qua bài thơ,độc giả cũng phần nào cảm nhận được tình cảm yêu thương quê hương tha thiết của tác giả khi đi xa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *