Phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ là một trong những dạng đề kiểm tra hay thi học kì, chuyển cấp khá phổ biến. Đây là bài thơ xuất sắc của nhà thơ Hàn Mạc Tử nói về tình yêu đơn phương da diết, thể iện khát khao tình đời, tình người của người nghệ sĩ. Hãy cùng phantich.com phân tích bài thơ này nhé.
Bạn đang đọc: Văn mẫu phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ giúp các em đạt điểm cao
Văn mẫu phân tích khổ 3 Đây thôn vĩ dạ – Hàn Mặc Tử
Mở bài phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ
Phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ – Nhắc đến Hàn Mặc Tử chúng ta nghĩ ngay đến nhà thơ điên, thơ say hay thơ siêu thực với một giọng thơ trữ tình, đằm thắm thể hiện niềm yêu cuộc sống tha thiết hay khát khao tình yêu, tình người đến cháy bỏng. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận xét: “Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Thơ Hàn Mặc Tử nhiều phá cách trước những khuôn mẫu thơ cũ, từ năm 16 tuổi ông đã bắt đầu làm thơ và tạo được tiếng vang cho mình. Một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho độc giả với giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng là Đây thôn Vĩ Dạ. Đặc biệt khổ thơ cuối với những hình ảnh mờ ảo, ngôn ngữ ma mị, giàu hình ảnh mang lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc và thể hiện tài năng của Hàn Mặc Tử cũng như khát vọng về tình yêu, tình người tha thiết.
Thân bài Phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ
Chi tiết khổ 3 bài thơ Đây thôn vĩ dạ
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Đây là khổ thơ mà tác giả chìm đắm trong thế giới hư ảo với ánh trăng ảo mộng cùng với khát khao mãnh liệt với cuộc đời. Tác giả nhấn mạnh hai lần điệp từ “Mơ khách đường xa, khách đường xa” cho thấy khát khao được một lần gặp lại người xưa trước khi lìa cõi đời. Cần nói thêm, bài thơ Đây thôn Vĩ dạ được sáng tác khi nhà thơ đang mắc bệnh hiểm nghèo và sắp rời xa cõi đời. Vì vậy trong lời thơ nghe da diết và có chút ảo mộng, có chút hi vọng, mong mỏi và khắc khoải với giấc mơ gặp được người mình thương.
Trong cõi không gian hư ảo ấy, hình ảnh “em” hiện ra như trong một giấc mộng với tà áo trắng bị ẩn khuất “nhìn không ra”. Có lẽ lúc này đây thị giác của nhà thơ đã không thể phân biệt được đâu là ảo ảnh, đâu là hiện thực, đâu là giấc mơ và đâu là cuộc sống. Trong giấc mơ, nhà thơ như thấy “em” trở về nhưng lại không thể nhìn rõ em, chỉ thấy một bóng dáng mờ ảo, nhìn mãi mà không ra. Câu thơ như bóp nghẹt người đọc, tâm trạng mong mỏi gặp được “em” nhưng cuối cùng gặp được em lại không thể nhận ra ai. Rõ ràng, sự tồn tại của em mãi mãi chỉ có thể trong thế giới tâm tưởng và không thể trở thành hiện thực.
Để rồi “Ở đây sương khói mơ nhân ảnh”. Ở đây chính là không gian hiện thực xứ Huế với khung cảnh sáng sớm mờ sương khói. Nói đến Huế chúng ta liên tưởng ngay đến thành phố mộng mơ với những làn mưa bay ướt đẫm cả ngày. Huế buồn và lòng người càng buồn hơn. Khung cảnh Huế mờ ảo quá cho nên hình bóng người thương cũng mờ ảo, không rõ ràng. Để rồi tác giả lai đặt ra câu hỏi : “Ai biết tình ai có đậm đà”.
Vậy là rõ, câu cuối bài thơ chính là câu chốt cho cả bài thơ. Đây là câu hỏi tu từ chứa đầy sự bất an và hoài nghi tình cảm của người con gái xứ Huế. Liệu em có dành tình cảm cho nhà thơ hay nhà thơ lại đang ảo tưởng, Sự bất an thường xuyên xuất hiện trong tâm trí Hàn Mặc Tử, tác giả lo lắng người thương đã thay lòng vậy nên ngay trong cả giấc mơ Hàn Mặc Tử cũng chỉ nhìn thấy ảo ảnh mà thôi, ngay cả trong giấc mơ cũng rời xa tác giả.
Qua đây càng cho thấy khát vọng tình yêu mãnh liệt của Hàn Mặc Tử. Câu hỏi nhưng cũng là câu trả lời, tình cảm tác giả vẫn còn đây, chỉ sợ người thương đã thay lòng. Màu sắc thơ đượm buồn, có chút hoài nghi, bất an nhưng lại quá tha thiết chân thành khao khát được yêu thương, khao khát sống mãnh liệt.
Kết bài
Có thể thấy, khổ 3 trong Đây Thôn Vĩ Dạ là điểm nhấn đặc trung của thơ Hàn Mặc Tử. Nó thể hiện khát khao tình người, khát khao tình yêu và khát khao sống mãnh liệt. Tác giả dù biết rằng chờ đợi trong vô vọng, lòng người có thể thay đổi nhưng vẫn hi vọng. Hình tượng thơ kì dị, ảo ảnh, mang nhiều đột phá, ấn tượng, thể hiện đúng phong cách Hàn Mặc Tử, có chút da diết, có chút điên và chứa đựng khát khao về tìn người. Khép lại khổ thơ ta vẫn cảm thấy có chút day dứt, nuối tiếc ở đây, có lẽ Hàn Mặc Tử khó gặp được người thương trước khi từ giã cuộc đời, nhưng ông đã kịp gửi gắm tâm tình của mình trong bài thơ, để nói với “em” rằng, ông vẫn dành tình cảm tha thiết, nhớ thương cho em – hình bóng ảo ảnh trong giấc mơ, mà đó có thể là bóng một giai nhân nào đó, có lẽ chỉ trái tim Hàn Mặc Tử mới biết mà thôi.
>> Xem thêm: Phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ cực chuẩn xác