Với bài soạn đầy đủ nhất bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 80 sách Ngữ văn lớp 6 bộ Cánh diều sẽ giúp các bạn học sinh trả lời những câu hỏi từ đó dễ dàng soạn bài và nắm vững nội dung bài học.
Bạn đang đọc: Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước trang 80 – Lớp 6 tập 1 CD
Câu hỏi và câu trả lời phần 1: Chuẩn bị
Câu hỏi 1: Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
Trong mục Chuẩn bị ở bài Nguyên Hồng – Nhà văn của những người cùng khổ có những câu hỏi dưới đây. Chúng ta sẽ liệt kê lại và trả lời cho bài Thực hành đọc hiểu: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước nhé.
+ Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý những vấn đề sau:
a) Văn bản viết về vấn đề gì?
- Văn bản thuộc thể loại Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Văn bản viết về nhân vật Thánh Gióng – Một trong bốn vị thần bất tử trong tín ngưỡng của dân tộc ta, là đại diện cho tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ ngàn đời xưa đến nay.
b) Ở văn bản này người viết định thuyết phục điều gì?
- Ở văn bản này, người viết muốn thuyết phục người đọc đồng ý với quan điểm: Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
c) Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?
Để thuyết phục, người viết đã nêu ra các lí lẽ, dẫn chứng:
- Thánh Gióng ra đời rất kì lạ nhưng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu thương đùm bọc của nhân dân ta. (dân làng góp gạo nuôi Gióng lớn).
- Thánh Gióng lớn lên một cách kì lạ và vô cùng nhanh chóng (vươn vai một cái trở thành một tráng sĩ) ra trận để đánh giặc, thể hiện tinh thần căm thù giặc, chủ động bảo vệ đất nước.
- Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng và ngựa bay về trời (dưới chân núi Sóc) là minh chứng cho truyền thống giữ nước của dân tộc ta từ ngàn đời nay.
- Thánh Gióng được phong là Phù Đổng Thiên Vương, người dân lập đền thờ tại quê nhà để tưởng nhớ công ơn là minh chứng rõ nhất cho thấy Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Câu hỏi 2: Đọc trước văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước; tìm hiểu thông tin về tác giả Bùi Mạnh Nhị:
- Tác giả, PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955.
- Quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp của Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; và là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.
- Một số tác phẩm nổi bật của tác giả đã xuất bản:
- Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh) (1980)
- Ca dao Dân ca Nam Bộ (Đồng tác giả), (1985)
- Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu (Chủ biên) (1995)
- Phân tích tác phẩm văn học dân gian (2012)
- Các danh hiệu giải thưởng, huân huy chương mà tác giả đã đạt được: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.
+ Vận dụng những hiểu biết về truyền thuyết Thánh Gióng (Bài 1) để hiểu thêm văn bản nghị luận này.
Câu hỏi và câu trả lời Phần 2: Đọc hiểu
a) Câu hỏi trong quá trình đọc bài:
Câu 1: Ở phần 1, tác giả khẳng định điều gì?
Trả lời:
- Ở phần 1, tác giả khẳng định một điều rằng Thánh Gióng là tác phẩm hay nhất cho chủ để đánh giặc cứu nước chủ đề này là chủ đề lớn, cơ bản và xuyên suốt lịch sử văn học của nước ta.
Câu 2: Việc ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Sự ra đời kì lạ của Gióng là cách nhân dân tưởng tượng ra, để nhân vật của mình trở nên phi thường có sức khỏe hơn người, thể hiện niềm tin của nhân dân ta là nhân vật ra đời kì lạ thì tất nhiên cũng sẽ lập những chiến công kì lạ.
- Ý nghĩa của việc ra đời kì lạ của Gióng là biểu hiện niềm tin, sự yêu mến, sự tôn kính của nhân dân ta với nhân vật và niềm mong ước có được sức mạnh kì lạ hơn người khiến cho giặc ngoại xâm phải khiếp sợ.
Câu 3: Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
- Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây để khẳng định rằng Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước của nhân dân, từ đó khẳng định tinh thần đoàn kết và sức mạnh của dân tộc ta.
Câu 4: Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích nội dung gì?
Trả lời:
- Ở phần 4 tác giả tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.
Câu 5: Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc?
Trả lời:
- Câu văn nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc: Gióng đánh giặc cả bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.
Câu 6: Ở phần 5, tác giả nêu lên các nội dung chính nào?
Trả lời:
Ở phần 5, tác giả nêu lên sự kiện Gióng bay về trời sáu khi đánh tan quân giặc và các dấu vết mà Gióng để lại cho đến ngày nay.
Câu 7: Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”.
Trả lời:
– “Bất tử hóa” có nghĩa là: Trở nên bất tử, còn mãi với thời gian.
– “Gióng hóa” có nghĩa là Trở thành thần, thánh không bao giờ chết đi theo tín ngưỡng dân gian.
Câu 8: Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?
Trả lời:
Thực hành đọc hiểu-Bằng chứng cho thấy Gióng để lại các chứng tích:
– Dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre ngà.
– Dấu chân ngựa trở thành những ao hồ chi chít.
– Nơi bị ngựa sắt phun ra lửa đốt cháy ngôi làng, ngôi làng đó được gọi tên là Làng cháy.
– Nơi gióng cưỡi ngựa bay về trời là chân núi Sóc nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội.
b) Câu hỏi sau khi đọc bài:
Câu 1: Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
– Thực hành đọc hiểu-Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nướcviết về vấn đề Thánh Gióng chính là tượng đài vĩnh cửu tượng trưng cho lòng yêu nước dân tộc.
– Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần 1.
– Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: Là hiện thân cho sức mạnh đoàn kết là minh chứng cho truyền thống yêu nước và giữ nước của dân tộc ta từ ngàn đời xưa, từ đó củng cố lòng yêu nước của mọi người.
Câu 2: Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?
Trả lời:
+ Tác giả chủ yếu nên lên nội dung là:
– 2 Gióng ra đời kì lạ: Nêu ý nghĩa của sự ra đời kì lạ – biểu hiện yêu mến, tôn kính và tin rằng ra đời kì lạ thì ắt hẳn sẽ lập chiến công kì lạ.
– 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ: Tập trung thể hiện việc góp phần nuôi Gióng là tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đoàn kết.
– 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc: Tập trung phân tích hình ảnh Gióng hoành tráng ra trận hùng dũng.
– 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại: Sự bất tử hóa của hình tượng Gióng và các dấu vết mà Gióng để lại là minh chứng cho câu chuyện có thật.
Tác giả không kể lại các sự kiện mà nêu ý nghĩa của các sự kiện đó để chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
Câu 3: Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.
Trả lời:
– Thực hành đọc hiểu-Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nướclà văn bản nghị luận văn học vì văn bản bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm: truyền thuyết Thánh gióng theo suy nghĩ cá nhân của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết thục người nghe theo quan điểm của tác giả và đã làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận thông qua các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục mà tác giả nêu ra trong văn bản:
– Tác giả khẳng định Thánh Giónglà tác phẩm tập trung thể hiện chủ đề đánh giặc yêu nước.
– Các lí lẽ và bằng chứng:
+ Gióng ra đời kì lạ (sự tôn kính, yêu mến của nhân dân)
+ Gióng lớn lên cũng kì lạ (sức mạnh phi thường, sức mạnh toàn dân)
+ Gióng vươn vai ra trận đánh giặc (bảo vệ đất nước)
+ Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại (minh chứng của truyền thống giữ nước của dân tộc)
Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).
Trả lời:
Thực hành đọc hiểu-Trong chuỗi chủ đề chống giặc ngoại xâm, chúng ta không thể không kể đến tác phẩm truyền thuyết Thánh Gióng. Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa.
Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt) Nhân dân ta đã thành công xây dựng một nhân vật độc nhất vô nhị – anh hùng Thánh Gióng người đại diện cho sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Và cũng là minh chứng rõ nhất cho truyền thống giữ nước của dân tộc ta.