Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 27-ngữ văn 6 tập 2 bộ Cánh diều

Bài soạn Kiến thức ngữ văn trang 27 Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 bộ Cánh Diều sẽ cung cấp kiến thức về thơ có yếu tố tự sự, miêu tả và cách sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều ví dụ sinh động giúp các em dễ dàng soạn bài và nắm vững nội dung bài học.

Bạn đang đọc: Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 27-ngữ văn 6 tập 2 bộ Cánh diều

Kiến thức ngữ văn trang 27

I, YÊU CẦU CẦN ĐẠT (Soạn Kiến thức ngữ văn trang 27)

Để soạn bài Kiến thức Ngữ văn 6 tập 2 trang 27 bộ Cánh Diều tốt nhất, em cần đạt được các yêu cầu sau:

– Nhận biết được những đặc điểm hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

– Nhận biết và chỉ ra được tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ.

– Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

– Bước đầu biết trình bày ý kiến về một vấn đề.

– Biết xúc động trước những việc làm và tình cảm cao đẹp; trân trọng những suy nghĩ, hành động dũng cảm; yêu quý bản thân và tự tin vào những giá trị của bản thân.

II, KIẾN THỨC NGỮ VĂN

+ Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là gì?

– Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.

+ Khái niệm Biện pháp tu từ hoán dụ

– Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó

+ Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng gì?

– Biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

+ Các kiểu hoán dụ thường gặp là gì? Cho ví dụ minh họa?

Trả lời:

– Có 4 phép hoán dụ chính trong Tiếng Việt đó là:

1. Phép hoán dụ: “Lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể” Là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.

VD:

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”

Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể người.

= > Bàn tay là tài sản là công cụ nó liên tưởng đến người lao động, nói đến toàn thể người lao động muốn có thành quả thì cần làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình.

2. Phép hoán dụ: “Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng”: Là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa đựng hơn để chỉ vật bị chứa nhỏ hơn.

VD:

“Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.”

  • Huế, Hà Nội, chiến tranh: Là những từ, những vật lớn hơn bao hàm chứa đựng những vật nhỏ hơn.

Chú – cháu là những người sống ở Huế và Hà nội gặp nhau ở Hàng Bè : Hàng Bè là con phố thuộc Hà Nội nó là vật bị chứa đựng còn đổ máu làm chúng ta liên tưởng đến chiến tranh.

3. Phép hoán dụ: “Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật”

VD:

“Những chiến sĩ áo trắng đi đầu trên mặt trận phòng chống dịch Covid”

  • Áo trắng là màu áo của các y tá, bác sĩ. Nó là dấu hiệu để chỉ các cán bộ nhân viên làm trong lĩnh vực y tế.

4. Phép hoán dụ: “Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng” Là kiểu hoán dụ sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.

VD:

“Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người.”

  • Cái cụ thể là 10 năm trồng cây hoán dụ cho cái trừu tượng đó là trăm năm trồng người. Trồng người tức là nuôi dạy, giáo dục con người.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *